Trực thăng quân sự Mỹ tại Afghanistan bị phá hủy do sự cố “hạ cánh cứng”
Ngày 25/5, một quan chức Mỹ cho biết các hành khách và phi hành đoàn trên một chiếc trực thăng của nước này đã bị thương khi chiếc máy bay bị phá hủy hoàn toàn do sự cố “hạ cánh cứng” ở Afghanistan.
Đại tá David Butler, người phát ngôn của các lực lượng Mỹ ở Afghanistan cho hay chiếc trực thăng CH-47 Chinook “đã đâm mạnh xuống mặt đất trong lúc đưa các hành khách ra khỏi máy bay” trong một chuyến bay ở tỉnh Helmand.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Sputnik)
Theo ông Butler, chiếc Chinook đã bị phá hủy hoàn toàn khi hạ cánh. “Cả đội ngũ nhân viên người Afghanistan và Mỹ đều bị thương nhưng ở trong tình trạng ổn định và hy vọng sẽ hồi phục”. Ông Butler cũng khẳng định vụ tai nạn trên không liên quan tới hành động tấn công của kẻ địch.
Theo baoquocte/AFP
Thủ lĩnh hàng đầu Taliban bị tiêu diệt tại Afghanistan
Một thủ lĩnh hàng đầu của Taliban đã bị tiêu diệt trong một cuộc không kích của Mỹ tại Afghanistan.
Đây là điều đã được xác nhận bởi cả Taliban, chính phủ Afghanistan và liên quân do Mỹ đứng đầu. Sự kiện này diễn ra trong thời điểm Washington đang xúc tiến các cuộc đàm phán hòa bình với chính phủ nổi dậy của lực lượng này.
Video đang HOT
Đại tá David Butler, người phát ngôn của lực lượng liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu, cho biết Mullah Manan, người đứng đầu Taliban kiểm soát tỉnh Helmand, đã bị giết trong một cuộc không kích từ máy bay không người lái vào 1/12. Trong một thông báo khác, Taliban cũng đã xác nhận điều này.
Cái chết của Manan là tổn thất lớn nhất của Taliban kể từ năm 2016, khi lãnh đạo nhóm lúc đó là Akhtar Mansour bị giết trong một cuộc không kích bằng máy bay không người lái ở phía tây Pakistan. Vào thời điểm đó, cái chết của Mansour đã khiến cho tiến trình đàm phán hòa bình đi vào bế tắc vì Taliban phản ứng dữ dội trước sự mất mát người đứng đầu.
Việc Manan bị giết cho thấy một sự leo thang trong các cuộc không kích của quân đội Mỹ nhằm mục đích đạt lợi thế trên bàn đàm phán với Taliban. Mỹ đang rất muốn kết thúc cuộc chiến kéo dài 17 năm và đã tiêu tốn cả nghìn tỷ dollar.
Binh lính chính phủ Afghanistan tuần tra tại tỉnh Helmand. Ảnh: Wall Street Journal.
Các nỗ lực ngoại giao bắt đầu từ hồi tháng 7 và đang được dẫn dắt bởi Zalmay Khalilzad, một cựu đặc phái viên đặc biệt của Mỹ tại Afghanistan và Iraq. Ông Khalilzad đang có những cuộc đối thoại diễn ra tại Qatar với người đại diện của Taliban.
Trong khi đó tại chiến trường, Taliban cũng đang đẩy mạnh hoạt động để đạt được mục tiêu của riêng họ. Hồi tháng 10, lực lượng này đã tổ chức ám sát thành công Cảnh sát trưởng tỉnh Kandahar, tướng Abdul Raziq. Ông Raziq được coi là nhân vật quyền lực nhất ở phía nam Afghanistan.
Cả hai bên đều sử dụng chiến thuật vừa đánh vừa đàm phán. Tại Qatar, Taliban đã từ chối yêu cầu thực hiện một lệnh ngừng bắn của phía Mỹ. Washington không có bình luận gì về quyết định này.
Đại tá Butler cho biết hoạt động của lực lượng Mỹ và quân đội chính phủ Afghanistan tại tỉnh Helmand là "một phần trong quá trình tìm kiếm giải pháp chính trị" và cũng nói thêm "việc giết chóc này không nhất thiết phải tiếp tục".
"Taliban nên cân nhắc thúc đẩy đàm phán hòa bình thay vì thúc đẩy chiến tranh. Đối thoại là giải pháp duy nhất", ông Butler tuyên bố.
Với tư cách là người lãnh đạo trên thực tế của tỉnh Helmand, Mullah Manan có sự kiểm soát không hề nhỏ với các hoạt động tài chính của Taliban. Tỉnh Helmand là trung tâm của các tuyến vận chuyển ma túy trên toàn Afghanistan, các nguồn thu từ thuốc viện cung cấp phần lớn kinh phí để Taliban hoạt động.
Manan được cho là một kẻ có tư tưởng rất cực đoan và việc thu rất nhiều tiền từ các hoạt động buôn bán ma túy giúp cho Manan có một tiếng nói độc lập quan trọng trong cơ cấu tổ chức của Taliban. Hầu hết số tiền thu được từ buôn bán ma túy do Manan kiểm soát ở tỉnh Helmand đều không thể đến tay cơ quan đầu não của Taliban ở Pakistan.
Theo lời các quan chức Mỹ, vì các hoạt động buôn bán ma túy diễn ra dễ dàng hơn trong thời kỳ chiến tranh, việc kiếm tiền của Manan sẽ bị đe dọa nếu cuộc chiến kết thúc. Người này được các chuyên gia cho rằng sẽ cản trở quá trình tiến tới hòa bình ở Afghanistan. Dưới sự kiểm soát của Manan, tỉnh Helmand trở thành một trụ sở thứ hai của Taliban khi những đứng đầu về mặt quân sự và tài chính thường xuyên xuất hiện ở khu vực này.
Binh lính chính phủ Afghanistan phá hủy cây thuốc phiện trong một chiến dịch vào năm 2014. Ảnh: Reuters.
Mặc dù vậy, việc Manan bị giết sẽ khiến quyền lực của người đứng đầu Taliban là Haibatullah Akhundzada được củng cố vì Manan là một cấp dưới thường có mâu thuẫn với ông trùm. Tình báo Mỹ và phương Tây tin rằng Akhundzada đang ẩn náu ở Pakistan nhưng chính quyền Islamabad bác bỏ thông tin này.
Chính Akhundzada là người đã chấp nhận việc đàm phán hòa bình và các quan chức Mỹ cho rằng việc Manan bị tiêu diệt sẽ là tin tốt cho quá trình đàm phán. Ông Khalilzad từng cho biết ông hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận với Taliban vào tháng tư. Trong khi đó các quan chức ngoại giao kỳ vọng ông Khalilzad trở lại Qatar để đàm phán thêm một lần nữa trong cuối năm nay.
Một quan chức trong lực lượng tình báo Afghanistan cho biết vụ không kích được thực hiện bằng máy bay không người lái, nhắm vào một chiếc xe chở hai người, một trong số đó được xác định là Manan.
Một đoạn băng được cung cấp bởi lực lượng Taliban cho thấy khói bay ra mù mịt và chiếc xe chỉ còn lại trơ khung. Taliban nhanh chóng xác nhận Manan đã thiệt mạng.
Quốc Thăng
Theo Zing
Tướng Mỹ nhận định chưa hội đủ điều kiện để rút quân khỏi Afghanistan Ngày 7/3, Bộ Chỉ huy các lực lượng Mỹ ở Trung Đông cho biết vẫn chưa nhận được chỉ thị rút quân khỏi Afghanistan sau khi Tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch ngừng can thiệp vào cuộc chiến tại quốc gia Tây Nam Á này. Binh sĩ Mỹ tại một căn cứ quân sự ở Lashkar Gah, tỉnh Helmand, Afghanistan ngày...