Trực thăng quân sự Afghanistan rơi, 25 người thiệt mạng
Quan chức Afghanistan cho biết trực thăng gặp nạn do thời tiết xấu, trong khi Taliban tuyên bố đã bắn rơi phi cơ.
Một trực thăng trong biên chế quân đội Afghanistan. Ảnh: Sputnik.
Một trực thăng quân sự hôm nay gặp nạn ở tỉnh Farah, phía tây Afghanistan, khiến toàn bộ 25 người có mặt trên máy bay thiệt mạng. Trong số nạn nhân tử vong có một chỉ huy quân đội cấp cao tại khu vực miền tây Afghanistan cùng chủ tịch hội đồng tỉnh Farah, Reuters đưa tin.
“Tai nạn xảy ra lúc 9h10 (11h40 giờ Hà Nội), chiếc trực thăng mất kiểm soát và lao xuống đất không lâu sau khi cất cánh. Nó là một trong hai phi cơ đang bay từ vùng núi tỉnh Farah tới tỉnh Herat lân cận”, phát ngôn viên thống đốc tỉnh Farah Naser Mehdi cho biết.
Giới chức Afghanistan cho biết trực thăng rơi do thời tiết xấu, trong khi phiến quân Taliban tuyên bố các tay súng nhóm này đã bắn hạ máy bay.
Tỉnh Farah ở phía tây Afghanistan. Đồ họa: Tasnim News.
Video đang HOT
Vũ Anh
Theo VNE
Nguy cơ đóng cửa hầm Hải Vân, Đèo Cả vì vỡ phương án tài chính, Bộ GTVT nói 'đang xử lý theo quy định'
Mất cân đối tài chính khiến thua lỗ kéo dài đang đẩy hai hầm đường bộ lớn nhất Việt Nam là Hải Vân và Đèo Cả tới nguy cơ đóng cửa do không đủ chi phí vận hành.
Ngày 28/10, trả lời VTC News, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết, liên quan kiến nghị của CTCP Đầu tư Đèo Cả, Bộ Giao thông vận tải đang từng bước xử lý theo quy định.
Tại cuộc họp hồi tháng 6/2018 với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, chủ đầu tư cũng đề nghị trả lại nhà nước việc quản lý, vận hành hầm Hải Vân.
Trước đó, ông Lưu Xuân Thủy, Phó tổng giám đốc CTCP Đầu tư Đèo Cả cho biết, từ khi hầm Đèo Cả thu phí từ 3/9/2017 đến nay, do phải theo quy định hiện hành (Thông tư 35/2016) nên mức phí nhà đầu tư thu thấp hơn rất nhiều so với mức giá trong phương án tài chính đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, làm thâm hụt lớn nguồn thu và gây thiệt hại cho dự án.
Theo tính toán thực tế của chủ đầu tư, từ ngày 1/1 - 1/10/2018, dự án thâm hụt nguồn thu khoảng 65,7 tỷ đồng, bình quân mỗi tháng 7,3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp cũng đã nhiều lần có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) kiến nghị tháo gỡ vướng mắc. Nhưng chưa được giải quyết, khiến dự án không đủ nguồn thu để duy trì công tác vận hành đường dẫn, hầm Cổ Mã, hầm Đèo Cả.
Gần nhất, ngày 15/10, CTCP Đầu tư Đèo Cả tiếp tục có văn bản đề nghị Bộ GTVT thống nhất thực hiện thu phí tại trạm thu phí hầm Đèo Cả theo mức giá đã quy định trong phương án tài chính của hợp đồng BOT đã được ký kết.
Trong văn bản, doanh nghiệp này cũng cho biết nếu đề xuất không giải quyết được, sẽ đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng thực hiện việc tiếp nhận lại hầm Đèo Cả để vận hành khai thác, tránh phải dừng vận hành hầm, gây mất an toàn cho người dân.
Bên cạnh đó, theo chủ đầu tư, nằm trong dự án Đèo Cả, hầm Hải Vân cũng đang trước nguy cơ phải dừng hoạt động vì mất cân đối tài chính nghiêm trọng.
Theo chủ đầu tư, hầm Hải Vân gồm 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 thực hiện sửa chữa, nâng cấp hầm Hải Vân số 1, tuyến đường dẫn và đường qua đèo Hải Vân, giai đoạn 2 thực hiện mở rộng hầm Hải Vân số 2 và xây dựng tuyến đường dẫn mới.
Ông Lưu Xuân Thủy cho biết, giai đoạn 1 đã hoàn thành hơn 1 năm với giá trị trên 1.200 tỷ đồng. Nhà đầu tư cũng đã ứng hơn 315 tỷ đồng cho công tác quản lý, vận hành hầm Hải Vân 1 từ năm 2016 đến nay. Giai đoạn 2 đã đào được 60% chiều dài hầm, đảm bảo tiến độ được phê duyệt.
Theo phương án tài chính được Bộ phê duyệt, trạm thu phí Nam Hải Vân sẽ được thu phí từ ngày 1/1/2017 để có nguồn kinh phí để thực hiện công tác quản lý vận hành và hoàn vốn cho hạng mục sửa chữa nâng cấp hầm Hải Vân 1 và tuyến QL1 qua đèo Hải Vân.
Tuy nhiên, do việc vướng mắc với trạm thu phí Phước Tượng - Phú Gia (trạm Bắc Hải Vân) đặt tại cửa Bắc hầm Hải Vân, cách vị trí trạm Nam Hải Vân khoảng 12km, dẫn tới không thể thu phí tại trạm Nam Hải Vân.
Cùng đó, với việc Bộ GTVT phê duyệt phương án sử dụng chung trạm Bắc Hải Vân để thu phí hoàn vốn cho cả hai dự án khiến doanh thu được chia sẻ cho Công ty CPĐT Đèo Cả chưa đủ để thực quản lý vận hành hầm Hải Vân 1 và trả nợ theo hợp đồng tín dụng với ngân hàng tài trợ vốn.
Do mất cân đối phương án tài chính nên đơn vị khai thác vận hành hầm Hải Vân đang chậm thanh toán hơn 2 tỉ đồng tiền điện.
Chủ đầu tư cho biết, mới đây, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng đã phát văn bản đòi tiền và khẳng định nếu chậm trễ thanh toán ngành điện lực sẽ buộc phải ngừng cung cấp điện.
Vẫn theo chủ đầu tư, trường hợp để xảy ra việc cắt điện, công nhân vận hành nghỉ làm, các thiết bị an toàn trong hầm dừng hoạt động... dẫn tới gián đoạn và không đảm bảo an toàn cho việc lưu thông qua hầm Hải Vân 1 từ thời điểm sau ngày 5/11, Bộ GTVT hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Theo phương án tài chính dự án được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định 3107 ngày 5/10/2016 và phụ lục hợp đồng BOT, mức phí áp dụng tại trạm thu phí Đèo Cả từ 1/1/2018 đến 31/12/2020 ở mức từ 60.000 đồng/vé/lượt cho xe nhóm 1 đến mức 288.000 đồng/vé/lượt cho xe nhóm 5.
Mức phí hiện nay tại trạm thu phí này là từ 52.000 đồng/vé/lượt cho xe nhóm 1 đến 200.000 đồng/vé/lượt cho xe nhóm 5.
HOÀNG HƯNG
Theo VTC
Taliban bắn rơi máy bay vận tải quân sự Mỹ tại Afghanistan? Giới chức quốc phòng Mỹ cho biết một máy bay quân sự của nước này đã rơi ở Afghanistan khiến ít nhất 11 người chết. Tổ chức Hồi giáo cực đoan Taliban đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ việc. Máy bay C-130 Hercules của Mỹ (Ảnh: Reuters) RT dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết ít nhất 11...