Trực thăng Mi171 rơi: Tiễn biệt thượng úy Tuấn về đất mẹ
Bên hai đứa con gái thơ dại, vợ Thượng uý Tuấn- chị Lèo Thị Trang, chỉ biết gào khóc gọi tên chồng trong nỗi đau đớn tuyệt vọng, khiến những người có mặt tại lễ truy điệu không cầm được nước mắt.
Sáng nay (22/7), lễ truy điệu chiến sĩ thứ 19 hy sinh trong vụ máy bay rơi ở Hòa Lạc đã được tổ chức theo nghi lễ trọng thể nhất tại nhà tang lễ Viện Quân y 103, Hà Nội.
Thượng úy Nguyễn Văn Tuấn (sinh năm 1981, quê ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang), chiến sĩ đặc công Tiểu đoàn 18 Bộ Tư lệnh Thủ đô, người bị thương nặng trong vụ rơi máy bay quân sự Mi 171 tại Hòa Lạc (Hà Nội), đã hy sinh lúc 10h45 sáng ngày 19/7 do vết thương quá nặng.
Đồng đội có mặt bên linh cữu Thượng úy Nguyễn Văn Tuấn trong lễ truy điệu.
Đại tá Trương Văn Phú, Phó tham mưu trưởng, Bộ tư lệnh Thủ đô làm trưởng ban tang lễ.
Trao đổi với phóng viên, Đái tá Phú cho biết, lễ viếng diễn ra từ 9-11h, lễ truy điệu bắt đầu từ 11h – 11h30 phút. Sau lễ truy điệu, thi thể chiến sỹ sẽ được hoả táng tại Đài hoá thân Hoàn Vũ, Hà Nội. Sáng 23/7, lễ an táng sẽ được tổ chức tại Nghĩa trang liệt sỹ xã Tân Quang (Lục Ngạn, Bắc Giang).
Linh cữu Thượng úy Nguyễn Văn Tuấn.
Ngay từ sáng sớm, hàng trăm đồng đội, bạn bè của chiến sỹ Tuấn đã có mặt tại nhà tang tễ Viện Quân y 103.
Video đang HOT
Có những người dù không phải là máu mủ ruột dà nhưng khi biết tin Thượng uý Tuấn qua đời, vẫn có mặt tại nhà tang lễ sẻ chia nỗi đau, nỗi mất mát với người nhà nạn nhân, cùng thắp nén nhang, dành phút mặc niệm tiễn đưa người chiến sỹ anh dũng, can trường.
Đồng đội đến tiến biệt Thượng úy Nguyễn Văn Tuấn.
Vợ Thượng uý Tuấn, chị Lèo Thị Trang, (SN 1987) chỉ biết gào khóc gọi tên chồng trong nỗi đau đớn tuyệt vọng, khiến những người có mặt tại lễ truy điệu không cầm được nước mắt.
Người thân trong gia đình cho biết, thượng úy Tuấn lập gia đình năm 2011, sinh được 2 con gái. Cả hai cháu đều rất nhỏ, trong đó cháu gái lớn năm may mới được 3 tuổi, cháu thứ 2 mới 5 tháng tuổi.
“Bố mất chưa được 3 năm thì mẹ nó lại mất. Hơn một năm sau lại nghe tin sốc này. Tôi không dám tin cơ sự lại xảy đến như thế. Hai đứa cháu còn nhỏ tuổi quá…”, bà Cù Thị Tình, mẹ nuôi của chiến sỹ Tuấn xót xa.
Hai con gái của Thượng uý Tuấn còn quá nhỏ, song từ đây đã phải sống trong cảnh mồ côi cha.
Ngày 7/7, khi đang tham gia huấn luyện bay trên chiếc máy bay Mi171, thượng úy Tuấn và 20 đồng đội đã gặp nạn.
Sau tai nạn, Thượng uý Nguyễn Văn Tuấn bị bỏng lửa 74%, bỏng sâu 65%. Trong suốt quá trình điều trị, sức khỏe thượng úy Tuấn đã nhiều lần bị đe dọa đến tính mạng và đến sáng 19/7 thì không qua khỏi.
Đúng 11h lễ truy điệu chính thức bắt đầu. Dẫn đầu lễ viếng là Đoàn Đại biểu Bộ Tổng tham mưu.Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh gửi vòng hoa kính viếng.
Nước mắt người thân khóc thương Thượng úy Nguyễn Văn Tuấn.
Lần lượt các đại diện các đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, UBND Thành phố Hà Nội; Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội… vào viếng.
Kết thúc phần lễ truy điệu, đúng 11h30, linh cữu thượng uý Nguyễn Văn Tuấn được đưa lên xe đến Đài hoá thân Hoàn Vũ trong nỗi đau xé lòng của người thân và đồng đội. Theo Đại tá Trương Văn Phú, Trưởng ban tang lễ, thể theo nguyện vọng của gia đình, sau khi hoả táng, linh cữu của thượng uý tuấn sẽ được đưa về quê nhà. Sáng mai, 23/7, lễ an táng sẽ được tiến hành trọng thể tại Nghĩa trang liệt sỹ xã Tân Quang ( Lục Ngạn, Bắc Giang).
Như vậy, đến nay đã có 19 cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong vụ tai nạn máy bay này. Hai chiến sĩ bị thương nặng còn lại trong vụ tai nạn là Đinh Văn Dương (sinh năm 1983, quê ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) và Nguyễn Hoàng Anh (sinh năm 1981, quê ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình). Theo các bác sĩ của Viện Bỏng quốc gia, tình trạng hai chiến sĩ này vẫn còn khá nặng, vừa qua giai đoạn sốc, vẫn thở máy, chưa có biểu hiện tốt lên hay xấu đi. Trước đó, ngày 11/7, lễ truy điệu tập thể dành cho 18 chiến sĩ hy sinh đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội trong niềm tiếc thương vô hạn của gia đình, đồng đội và nhân dân.
Theo Đỗ Việt (Đời sống & Pháp luật)
Chuyên cơ chở thi hài Đại tướng đặc biệt thế nào?
Trong lịch sử hàng không dân dụng Việt Nam, ngày 13/10 tới đây, lần đầu tiên, có 1 chuyến chuyên cơ thực hiện nhiệm vụ đặc biệt. Chuyến bay này có tổ bay ra sao, vì sao lại chọn loại máy bay ATR 72 mà không phải Boeing hay Airbus, công tác chuẩn bị của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (VNA) thế nào?
Chiều 9/10, Chủ tịch HĐTV VNA Phạm Viết Thanh cho biết, chuyến bay này được thực hiện theo tiêu chuẩn của chuyên cơ đặc biệt dành cho nguyên thủ quốc gia. Ngoài máy bay chính, còn có một chiếc khác dự phòng túc trực trên sân bay.
"Ngay chiều tối cùng ngày, một chiếc ATR 72 (68 chỗ ngồi) được đưa vào xưởng để tháo 4 hàng ghế đầu, hoàn chỉnh nội thất để ngày 10/10 Bộ Quốc phòng và VNA tập dượt những nghi thức cần thiết", ông Thanh nói.
Tổ bay của chuyến chuyên cơ sẽ có 2 phi công (được duyệt theo chế độ chuyên cơ, tức kiểm tra lý lịch và tay lái tiêu biểu...) và đội ngũ nam tiếp viên được lựa chọn, tăng cường theo tiêu chuẩn cao. Dự kiến, những phi công lái máy bay ATR 72 sẽ là người từng trải qua quân đội.
Máy bay ATR 72 của VNA. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Vì sao lại chọn máy bay ATR 72 mà không phải loại khác?. "Sau khi được lãnh đạo Bộ GTVT giao nhiệm vụ, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn 3 phương án: Dùng máy bay Boeing 777, Airbus 321 và ATR 72. Tuy nhiên, sau khi bàn bạc kỹ, Ban tổ chức tang lễ chọn ATR 72.
Bởi nếu dùng Boeing hoặc Airbus sẽ phải cần xe nâng linh cữu lên cao. Trong khi với ATR 72, cửa máy bay rộng, chiều cao vừa tầm, thuận lợi cho việc di chuyển linh cữu từ xe đại pháo vào khoang hành khách. Như vậy vừa trang trọng, lại phù hợp để tiêu binh thực hiện những nghi lễ cần thiết", ông Thanh nói.
Theo ông Thanh, VNA sẽ cử một phó tổng giám đốc vào Quảng Bình trước để làm công tác chuẩn bị. Còn đầu sân bay Nội Bài, bộ phận phụ trách mặt đất của VNA sẽ phối hợp với Cục Hàng không và thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng GTVT chuẩn bị chu đáo nhất có thể trong công tác phục vụ.
Được biết, khi nhận nhiệm vụ, phía VNA đã triển khai ngay diễn tập và đưa ra các phương án để cấp trên lựa chọn từ sáng 8/10. "VNA tiền thân là một đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, do đó khi được giao trọng trách, các cán bộ-công nhân viên của tổng công ty lấy làm vinh dự được góp phần thực hiện sứ mệnh cao cả đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp về quê an nghỉ", ông Thanh cho biết.
Theo Đình Thắng (Tiền Phong)
Bầm dập vì tố cáo tiêu cực Trải qua nhiều thị phi, "lên bờ xuống ruộng", thậm chí nguy hiểm tính mạng khi đứng ra tố cáo tiêu cực nhưng họ vẫn khẳng định sẽ kiên quyết đấu tranh cho đến lúc tìm được lẽ phải. Vụ tố cáo tiêu cực xảy ra đã 7 năm nhưng trong buổi trò chuyện với chúng tôi mới đây, "Người đương thời" Đỗ...