Trực thăng Mi-35M tới Syria, phiến quân IS lại khóc thét
Dưới đây là những hình ảnh của trực thăng Mi-35M vừa được Nga điều đến Syria.
Sự hiện diện của trực thăng tấn công Mi-35M ở Syria tiếp tục tạo nên “cơn ác mộng” kinh hoàng với phiến quân IS.
Kênh RT mới đây tiết lộ hình ảnh cho thấy sự hiện diện của trực thăng tấn công Mi-35M tại căn cứ Hmeymin, ở Latakia, Syria. Đây là một trong những bổ sung mới nhất cho lực lượng Không quân Nga tại Syria sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 trên khu vực biên giới Syria – Thổ.
Việc triển khai Mi-35M tới Syria dường như là nhằm thử lửa loại vũ khí hàng không mới này khi mà Không quân Nga hiện chỉ có trong trang bị 49 chiếc Mi-35M, trong khi còn 150 Mi-24 cũ.
Trực thăng tấn công Mi-35M là phiên bản hiện đại hóa sâu trên cơ sở mẫu Mi-24V được phát triển bởi nhà máy Mil Moscow và do Rostvertol sản xuất từ năm 2005. Đây được xem là biến thể hiện đại nhất của dòng trực thăng Mi-24/35, có khả năng sử dụng vũ khí có điều khiển và không điều khiển trong mọi điều kiện thời tiết, có thể hoạt động tấn công ở độ cao 10-25m ban ngày và 50m ở ban đêm trên đất liền hoặc trên sông, biển.
So với Mi-24V, Mi-35M được nâng cấp đáng kể về hệ thống điện tử hàng không bao gồm gói hệ thống trinh sát nhìn đêm. Ảnh: Tổ hợp ngắm bắn/đo xa quang điện tử GOES-342 (tròn đỏ) gồm kênh dẫn đường ảnh nhiệt, đo xa laser, TV.
Về hệ thống động lực, Mi-35M trang bị động cơ tuốc bin trục thế hệ mới nhất VK-2500, mỗi chiếc sản sinh công suất 2.200 mã lực/chiếc. Động cơ mới phù hợp với nhiệm vụ hỗ trợ tác chiến ở độ cao lớn.
Video đang HOT
Đặc biệt, hệ thống rotor chính và rotor đuôi sử dụng của trực thăng tấn công Mil Mi-28. Cụ thể, rotor chính làm bằng sợi thủy tinh nhẹ nhưng bền hơn so với hợp kim nhôm, rotor đuôi chữ X giảm tiếng ồn. Hiệu suất bay, độ cao bay, khả năng cơ động được cải thiện tốt hơn Mi-24 nhờ các thay đổi này.
Mi-35M có khả năng bay với tốc độ tối đa 310km/h, trần bay 5.400km, tầm bay trung bình 460km và có thể lên tới 1.000km với nhiên liệu cực đại.
Về khả năng mang vác vũ khí, trực thăng tấn công Mi-35M thiết kế với cánh ngắn hơn Mi-24V nhưng mang được tải trọng tương đương (2,4 tấn) trên 4 giá treo.
Thay vì thiết kế pháo tự động nằm trên thân, tháp pháo trực thăng Mi-35M được chuyển về đầu mũi. Trên đó lắp pháo nòng kép GSh-23V cỡ 23mm với cơ số đạn 450-470 viên. Pháo có thể bắn với tốc độ 3.400-3.600 phát/phút, chống được mục tiêu bọc thép, công sự kiên cố, phù hợp diệt bộ binh địch.
Trong nhiệm vụ chống tăng, trực thăng Mi-35M có thể mang 8 tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka-V hoặc Shturm-V. Đặc biệt, nó còn mang được tên lửa không đối không Igla-V để tự vệ trên không.
Ngoài ra, nó có thể mang được các loại rocket S-8 80mm (tổng cộng 80 quả) hoặc S-13 122mm (20 quả) và gunpod 23mm.
Thiết kế khoang chở quân vẫn tồn tại trên trực thăng tấn công hạng nặng Mi-35M với khả năng chở 8 lính đầy đủ vũ trang hoặc tải thương khi cần.
Việc triển khai Mi-35M tới Syria có thể là nhằm tăng cường chi viện cho Quân đội Syria tác chiến cả ngày lẫn đêm chống phiến quân IS; bảo vệ căn cứ Không quân Nga trong cả ban đêm trước mọi mối đe dọa và sẵn sàng cứu phi công Nga nếu gặp bất trắc, tương tự trường hợp chiếc Su-24M.
Theo kienthuc
Nga sẽ mở Mặt trận thứ 2 khi IS tiến sát nách?
Các chuyên gia quốc tế khẳng định, sự hiện diện của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Afghanistan là nguy cơ đe dọa vô cùng nguy hiểm.
Tình hình phát triển của IS ở Afghanistan
Tại Moscow vừa diễn ra hội nghị quốc tế, với chủ đề trọng tâm về mối đe dọa của tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" IS (theo tiếng Ả Rập là Daesh) đến khu vực Trung Á, với sự tham gia của các chuyên gia từ Nga, Afghanistan và Tajikistan.
Trong bối cảnh những tháng gần đây, cả Afghanistan cũng thành mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo, các thành viên tham gia hội nghị đã bày tỏ sự lo ngại trước kế hoạch của IS về gia tăng hoạt động phá hoại ở các nước Trung Á và dùng Afghanistan như một căn cứ chính.
Hiện nay, vị thế của tổ chức khủng bố này ở Afghanistan chưa phải là quá mạnh nhưng cần xem xét mối đe dọa này một cách nghiêm túc, bởi chứng đã có những động thái bành trướng thế lực một cách rõ ràng. Sự hiện diện của IS ở đây sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều so với ở Syria và Iraq hay Lybia.
Trả lời phỏng vấn của đài "Sputnik", ông Sidiqollah Tauhidin - thành viên Ban cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Afghanistan đã kể về tình hình của chiến binh Daesh ở Afghanistan với mối quan tâm sâu sắc và đặc biệt lo ngại.
IS ở Afghanistan đang "xuống núi" sau giờ huấn luyện
Ông Tauhidin cho rằng, những đối tượng đang chiến đấu trong hàng ngũ của IS ở Afghanistan là những tên khủng bố giầu kinh nghiệm. Đa số bọn chúng là những kẻ đào tẩu của Taliban, chưa hề để mất đi những "kỹ năng khủng bố cơ bản" như phá hoại, cướp bóc và giết người.
Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Afghanistan đánh lại tất cả các phe nhóm khác chứ không chỉ riêng chống chính quyền trung ương ở Kabul. Ở miền đông đất nước đang có giao tranh giữa quân Taliban và IS.
Hiện Taliban có vẻ đang chiếm ưu thế nhưng IS cũng đang ráo riết xây dựng các căn cứ huấn luyện ở khắp Afghanistan và đang chuyển thêm vũ khí nặng đến. Trong thời gian tới, Taliban có thể sẽ mất đi ưu thế về tay IS hoặc 2 tổ chức này sẽ hòa giải, "chia sẻ" lãnh địa ở đất nước này.
Còn ở miền Bắc đất nước có nhóm "Hizb ut-Tahrir" hoạt động ráo riết và đã thông tin về liên kết của chúng với Daesh. Theo dữ liệu của lực lượng an ninh Afghanistan, "Hizb ut-Tahrir" hiện đang đóng thêm vai trò là "ban tuyển dụng nhân sự" của Nhà nước Hồi giáo.
Các tay súng IS ở Afghanistan huấn luyện sử dụng súng ngắn
Tham vọng cực đoan của nhóm này chính là nhằm vào vùng Trung Á và mở rộng đến giáp lãnh thổ của Nga. Tuy nhiên, rất may mắn là giữa những nhóm cực đoan này cũng có rạn nứt và mâu thuẫn, thậm chí đến mức đụng độ. Do đó, chúng không phát huy được hết sức mạnh khủng bố của mình.
Mục tiêu cuối cùng của IS (Daesh) ở Afghanistan là tạo lập "Tiểu vương quốc Hồi giáo" mà lãnh thổ bao gồm các tỉnh miền Bắc Afghanistan và các quận huyện của những nước láng giềng. Tham vọng của chúng là vươn tay đến vùng biên giới với Turkmenistan, Uzbekistan và Tajikistan.
Nga có thể tham gia vào một cuộc chiến mới chống IS
Chuyên gia Tauhidin cho biết, hiện đầu sỏ lãnh đạo các đơn vị IS ở Afghanistan được gọi là "Thống đốc Tiểu vương quốc Khorasan" là trùm khủng bố Hafiz Saeed. Khorasan là địa danh lịch sử của lãnh thổ Afghanistan ngày nay cộng thêm các khu vực liền kề ở phía tây Iran và bắc Trung Á.
Các tay súng IS ở Afghanistan huấn luyện chiến thuật tác chiến
Nếu những tên côn đồ cắt đầu người không gớm tay từ IS (Daesh) chiếm được vùng lãnh thổ này, Afghanistan sẽ biến thành tuyến đường giao thông để vận chuyển buôn lậu vũ khí, khoáng sản và người từ Trung Đông đến Trung Á. Từ đây chúng sẽ tiến lên phía bắc để xâm nhập sát lãnh thổ Nga.
Hiện thời, Bộ Nội vụ Afghanistan chưa có đủ bằng chứng về việc các thủ lĩnh IS cầm đầu là Abubakr al-Baghdadi cố gắng chinh phạt Trung Á bằng mọi giá. Tuy nhiên, những đối tượng ủng hộ al-Baghdadi ở nước này ngày càng hay bàn luận về điều đó.
Hiện giờ, không thể coi đó là lời khoác lác vô căn cứ, bởi tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo đã xâm nhập và mở nhiều căn cứ ở Afghanistan, bộc lộ tham vọng to lớn và mưu đồ ghê gớm của IS là xây dựng một vương quốc Hồi giáo rộng lớn vắt ngang châu Á, châu Âu và châu Phi.
Bàn về khả năng hỗ trợ của Nga dành cho Afghanistan trong cuộc đấu tranh chống khủng bố, ông Sidiqollah Tauhidin đánh giá rất cao khả năng của Nga trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu và đặc biệt ấn tượng với những gì lực lượng vũ trang Nga đã làm ở Syria.
Theo_Báo Đất Việt
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích Iraq "không trung thực" Ngoài tuyên bố không rút quân khỏi các trại huấn luyện tại Iraq, Tổng thống Tayyip Erdogan cũng chỉ trích hành động của Iraq cầu viện Hội đồng Bảo an LHQ về sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là "không trung thực". Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan chỉ trích Iraq "thiếu trung thực" "Họ có thể đưa vấn...