Trực thăng Mi-14: “sát thủ săn ngầm” ít biết của Liên Xô
Dù có khả năng vượt trội hơn cả Ka-27/28, tuy nhiên trực thăng săn ngầm Mi-14 lại ít nổi tiếng hơn so với các mẫu thiết kế khác của Liên Xô.
Trực thăng săn ngầm Mi-14 là một trong những mẫu trực thăng hải quânđược Liên Xô phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1975 và chỉ được sản xuất với số lượng hơn 230 chiếc. Mi-14 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào tháng 9/1969 và được tích hợp sẵn các thiết bị chống ngầm tiên tiến nhất của Liên Xô lúc đó. Có điều đặc biệt là Mi-14 lại được phát triển dựa trên dòng trực thăng vận tải đa năng huyền thoại Mi-8, với thiết kế phần thân máy bay có hình dáng tương tự như một chiếc thuyền để có thể lướt đi trên mặt nước. Do đó, Mi-14 có thể dễ dàng hạ cánh trên mặt nước để triển khai các thiết bị hay vũ khí chống ngầm khi cần thiết, bên cạnh đó nó cũng thể được sử dụng để triển khai các đơn vị tác chiến đặc biệt dưới nước. Với thiết kế dành cho mục đích chống ngầm, một chiếc Mi-14 có thể hoạt động liên tục hơn 5 giờ đồng hồ với phạm vi hoạt động lên tới 1.100km. Mặc dù được đánh giá về mặt kỹ chiến thuật khá tốt nhưng đến năm 1992 sau khi Liên Xô sụp đổ trước sức ép từ các nước Phương Tây Nga đã buộc phải loại bỏ Mi-14 vì đơn giản nó là một trong những mối đe dọa nguy hiểm đối với bất cứ loại tàu ngầm nào của Mỹ hay Châu Âu. Hiện tại cũng có một số nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho rằng, Bộ quốc phòng Nga đang xem xét khả năng tái đưa vào hoạt động trở lại những chiếc trực thăng săn ngầm Mi-14. Tuy nhiên để có thể khôi phục dây chuyền sản xuất của Mi-14 xem ra là rất khó vì hầu hết các tài liệu thiết kế cũng như nguồn nhân lực cho dự án này đều đã không còn. Cho dù hiện tại một số quốc gia trên thế giới vẫn còn đang biên chế Mi-14 sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Mi-14 có trọng lượng cất cánh tối đa 14 tấn và được trang bị hai động cơ Klimov TV3 có công suất 1.454 kW cho mỗi chiếc, nó có thể bay với vận tốc tối đa 230km/h với tầm hoạt động hơn 1.100km. Mi-14 còn có thể mang theo nhiều loại ngư lôi và bom chống ngầm khác nhau do Liên Xô phát triển. Vai trò nhiều nhất hiện tại của Mi-14 là trong hoạt động cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn trên biển. Trong ảnh là một chiếc Mi-14 đã được nâng cấp của Ba Lan dành cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển. Trong ảnh là biến thể trực thăng săn ngầm Mi-14 của Hải quân Ba Lan. Một chiếc Mi-14 của Ba Lan tham gia hoạt động diễn tập cứu nạn trên biển.
Trực thăng săn ngầm Mi-14 là một trong những mẫu trực thăng hải quânđược Liên Xô phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1975 và chỉ được sản xuất với số lượng hơn 230 chiếc.
Mi-14 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào tháng 9/1969 và được tích hợp sẵn các thiết bị chống ngầm tiên tiến nhất của Liên Xô lúc đó. Có điều đặc biệt là Mi-14 lại được phát triển dựa trên dòng trực thăng vận tải đa năng huyền thoại Mi-8, với thiết kế phần thân máy bay có hình dáng tương tự như một chiếc thuyền để có thể lướt đi trên mặt nước.
Do đó, Mi-14 có thể dễ dàng hạ cánh trên mặt nước để triển khai các thiết bị hay vũ khí chống ngầm khi cần thiết, bên cạnh đó nó cũng thể được sử dụng để triển khai các đơn vị tác chiến đặc biệt dưới nước.
Với thiết kế dành cho mục đích chống ngầm, một chiếc Mi-14 có thể hoạt động liên tục hơn 5 giờ đồng hồ với phạm vi hoạt động lên tới 1.100km. Mặc dù được đánh giá về mặt kỹ chiến thuật khá tốt nhưng đến năm 1992 sau khi Liên Xô sụp đổ trước sức ép từ các nước Phương Tây Nga đã buộc phải loại bỏ Mi-14 vì đơn giản nó là một trong những mối đe dọa nguy hiểm đối với bất cứ loại tàu ngầm nào của Mỹ hay Châu Âu.
Video đang HOT
Hiện tại cũng có một số nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho rằng, Bộ quốc phòng Nga đang xem xét khả năng tái đưa vào hoạt động trở lại những chiếc trực thăng săn ngầm Mi-14.
Tuy nhiên để có thể khôi phục dây chuyền sản xuất của Mi-14 xem ra là rất khó vì hầu hết các tài liệu thiết kế cũng như nguồn nhân lực cho dự án này đều đã không còn. Cho dù hiện tại một số quốc gia trên thế giới vẫn còn đang biên chế Mi-14 sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Mi-14 có trọng lượng cất cánh tối đa 14 tấn và được trang bị hai động cơ Klimov TV3 có công suất 1.454 kW cho mỗi chiếc, nó có thể bay với vận tốc tối đa 230km/h với tầm hoạt động hơn 1.100km. Mi-14 còn có thể mang theo nhiều loại ngư lôi và bom chống ngầm khác nhau do Liên Xô phát triển.
Vai trò nhiều nhất hiện tại của Mi-14 là trong hoạt động cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn trên biển. Trong ảnh là một chiếc Mi-14 đã được nâng cấp của Ba Lan dành cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Trong ảnh là biến thể trực thăng săn ngầm Mi-14 của Hải quân Ba Lan.
Một chiếc Mi-14 của Ba Lan tham gia hoạt động diễn tập cứu nạn trên biển.
Theo_Kiến Thức
"Hung thần chiếm đảo" của Mỹ bất ngờ gặp nạn
Một chiếc Osprey được ví là "hung thần chiếm đảo" của Thuỷ quân lục chiến Mỹ hôm qua (17/5) đã bốc cháy sau khi bị rơi trong một "cú hạ cánh khó khăn" ở Hawaii. Vụ tai nạn này khiến một lính thuỷ đánh bộ thiệt mạng và 21 người khác phải nhập viện. Người ta có thể nhìn thấy cột khói đen xì bốc lên bầu trời từ hiện trường vụ việc và lực lượng cứu hộ nhanh chóng tiếp cận khu vực ở căn cứ không quân Bellows, Oahu.
Hình ảnh của một chiếc máy bay MV-22 Osprey được ví là "hung thần chiếm đảo" hay còn gọi là "chim ưng biển" của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ
Những nạn nhân bị thương, có người bị nặng, có người bị nhẹ, phát ngôn viên khu vực Thái Bình Dương của Lực lượng Thuỷ quân Lục chiến Mỹ Đại tá Alex Lim cho biết.
Chiếc máy bay MV-22 Osprey đã gặp rủi ro trong một cú hạ cánh đầy khó khăn lúc khoảng 11h40 trưa qua theo giờ địa phương, Đơn vị Viễn chinh Thủy quân Lục chiến số 15 cho biết trong một tuyên bố.
Nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra, ông Lim cho biết thêm.
Khi chiếc MV-22 Osprey gặp nạn, đang có 22 người đi trên máy bay, trong đó có 21 lính thuỷ đánh bộ và một nhân viên quân y, một phát ngôn viên khác - Đại tá Brian Block cho hay.
Đơn vị Viễn chinh Thủy quân Lục chiến số 15 đóng tại Trại Pendleton ở California và ở Hawaii trong khoảng một tuần để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện. Chiếc Osprey đang được sử dụng cho công tác đào tạo ở căn cứ Bellows vào thời điểm xảy ra tai nạn.
Cô Kimberly Hynd cho biết, cô đang thực hiện một chuyến đi bộ đường dài ở cung đường nổi tiếng Lanikai Pillbox Trail thì nhìn thấy 3 chiếc máy bay Osprey đang diễn tập. Cô Hynd sau đó phát hiện khói và lửa bốc ra từ một chiếc máy bay. Nhân chứng lúc đó ở cách khu vực khoảng 4-5km và không nghe thấy âm thanh gì lớn từ vụ việc này.
"Nó giống như họ đang thực hiện một cuộc diễn tập gì đó và vì thế tôi đã chụp ảnh bởi thường thì bạn chẳng thể nhìn thấy những chiếc máy bay đó gần như vậy", cô Hynd cho biết.
Một nhân chứng khác có tên là Donald Gahit cho hay, ông đã nhìn thấy khói bốc lên từ Bellows khi ông nhìn ra ngoài nhà sau khi nghe thấy tiếng còi báo động hú lên.
"Đầu tiên, tôi nghĩ đó là những đám mây nhưng nó di chuyển rất nhanh và trở nên đậm hơn", ông Gahit kể lại.
Osprey là loại máy bay máy bay vận tải cánh quạt nghiêng do Boeing Co. và Bell - một đơn vị của tập đoàn Textron Inc., Mỹ chế tạo. Chiếc máy bay này đạt tốc độ tối đa lên tới 530km/giờ gần gấp đôi tốc độ của cũng những chiếc trực thăng vận tải khác hiện nay. Osprey có thể cất cánh thẳng đứng giống như một chiếc trực thăng nhưng lại bay giống như một chiếc máy bay tiêu chuẩn.
Tầm hoạt động của Osprey đạt mức 3.900km, gấp 5 lần tầm hoạt động của những chiếc trực thăng CH-46 Sea Knight mà Mỹ đã xóa sổ ra khỏi lực lượng để nhường chỗ cho các phi đội Osprey thiện chiến, tối tân. Trực thăng Osprey được xem là phương tiện tốt nhất để có thể nhanh chóng triển khai quân đến những điểm nóng tiềm năng.
Máy bay Osprey có thể chở 32 binh lính với khối lượng hàng hóa tối ưu lên tới hơn 9 tấn, gấp 4 lần so với những chiếc trực thăng đang được quân đội Mỹ thay thế. Osprey cũng có thể hoạt động từ tàu sân bay và có thể tiếp nhiên liệu trên không.
Những chiếc Osprey có thể được trang bị hệ thống radar, laser và một hệ thống phòng không.
Với những đặc điểm trên, Osprey được ví là "hung thần chiếm đảo". Loại máy bay này đã được triển khai đến hai chiến trường Iraq và Afghanistan. Một số máy bay Osprey cũng đã được điều động đến trợ giúp cho các nỗ lực cứu trợ cho Nepal trong trận động đất vừa qua.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang thúc đẩy kế hoạch mua một loạt chiếc máy bay MV-22 Osprey. Cùng với chiến đấu cơ F-35 thiện chiến, máy bay không người lái Global Hawk hiện đại và hệ thống radar X-band tinh vi, sự có mặt của những chiếc máy bay vận tải tối tân Osprey sẽ tạo thành một dàn vũ khí "khủng" trên biển, khiến Trung Quốc phải "toát mồ hôi" vì lo ngại.
MV-22 Osprey được xem là vô cùng quan trọng để Nhật Bản chuyển từ chiến lược đối phó với mối đe dọa trên mặt đất từ Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh sang chiến lược phòng thủ linh hoạt hơn dựa vào khả năng triển khai quân nhanh chóng nhằm đối phó với mối đe dọa đối với lãnh thổ Nhật Bản ở dãy đảo phía tây nam nước này
Trong những năm gần đây, Tokyo nhìn nhận mối đe dọa đối với họ là từ Trung Quốc sau khi hai nước này rơi vào một cuộc đối đầu gay gắt và quyết liệt kéo dài vì tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Osprey là một trong một loạt vũ khí mà Nhật Bản đang hướng tới nhằm chuẩn bị khả năng sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa tiềm năng từ Trung Quốc.
Mỹ dự kiến triển khai máy bay vận tải CV-22 Osprey tại Căn cứ Không quân Yokota ở Tokyo từ năm 2017. Nguồn tin chính phủ Mỹ hôm 11/5 cho biết, 3 chiếc Osprey của Không quân Mỹ sẽ được triển khai vào năm 2017 và dự kiến sẽ tăng lên 10 chiếc trong tương lai.
(tổng hợp)Vân Linh
Theo_VnMedia
Lạnh người vì hiện tượng siêu nhiên ở ngôi làng bí ẩn nhất nước Ý Một chiếc gương trang điểm trong phòng tắm bị cháy đến ba lần trong vòng 35 giờ, toàn bộ cà tím trồng trong làng bỗng nhiên có màu bảy sắc cầu vồng... Trong 10 năm qua, cư dân sống tại ngôi làng Sicily thuộc Caronia, Italia đã hết sức lo lắng, hoảng sợ khi phải đối mặt với hàng trăm vụ hỏa hoạn...