Trực thăng lao xuống biển ở Hàn Quốc, 4 người mất tích
Chiếc máy bay gặp nạn cũng là trực thăng cứu hộ đầu tiên tới khu vực phà Sewol bị đắm hồi tháng 4 năm ngoái.
Truyền thông Hàn Quốc vừa cho biết một máy bay trực thăng của lực lượng bảo vệ bờ biển nước này đã rơi xuống vùng biển gần một hòn đảo phía tây nam thuộc tỉnh Nam South Jeolla tối 13/3.
Chiếc trực thăng B-511 được cho là đang chở theo 4 người gồm hai phi công, một thợ cơ khí và một nhân viên y tế đang tiến hành nhiệm vụ cứu hộ đã gặp tai nạn khi cố hạ cánh trong điều kiện sương mù dày đặc. Chưa có thông tin nào liên quan đến số phận của 4 hành khách trên chiếc trực thăng nói trên.
Chiếc trực thăng được cho là đã bị nạn
Theo giới chức Hàn Quốc, một số trực thăng cứu hộ đã được điều đến hiện trường để tìm kiếm chiếc máy bay gặp nạn. Tuy nhiên, đêm tối và điều kiện thời tiết xấu khiến công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.
Chiếc máy bay gặp nạn cũng là trực thăng cứu hộ đầu tiên tới khu vực phà Sewol bị đắm hồi tháng 4 năm ngoái làm hơn 300 người thiệt mạng.
Video đang HOT
Nguyên nhân sự cố đang được điều tra, tuy nhiên, giới chức Hàn Quốc cho rằng, sương mù dày đặc có thể là nguyên nhân khiến chiếc trực thăng xấu số trên không thể hạ cánh an toàn./.
Theo Vũ Hợp/VOV- Trung tâm Tin
Nhật chỉ trích các hành động khiêu khích của Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã chỉ trích sự mở rộng quân sự và các hành động khiêu khích của Trung Quốc trên biển, gọi đây là những vấn đề gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế. Chánh văn phòng nội các Nhật cũng bày tỏ "lo ngại nghiêm trọng" về hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phát biểu trong chuyến thăm trụ sở NATO tại Brussels ngày 7/5.
Thủ tướng Abe đã đưa ra các bình luận trên trong bài phát biểu trước các đại diện của NATO tại trụ sở liên minh quân sự này ở Brussels, Bỉ hôm 7/5.
"Chính sách ngoại giao và sự mở rộng quân sự của của Trung Quốc đã trở thành các vấn đề lo ngại đối với cộng đồng quốc tế, trong đó có Nhật Bản", ông Abe nói.
Sự tăng cường chi tiêu quân sự của Bắc Kinh "thiếu minh bạch" và các quốc gia Đông Nam Á phải tăng cường chi tiêu quốc phòng của riêng mình để đối phó với Bắc Kinh, ông Abe nói.
"Một lần nữa, Nhật Bản mạnh mẽ kêu gọi kiểm soát nghiêm ngặt việc xuất khẩu vũ khí, các hàng hóa và công nghệ nhạy cảm để đảm bảo rằng những thứ đó không trở thành tác nhân gây mất ổn định trong khu vực", ông Abe nhấn mạnh.
Cũng theo Thủ tướng Nhật, đã có "nhiều nỗ lực nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc" tại Biển Đông và Hoa Đông.
"Là một cường quốc có trách nhiệm trong khu vực, Nhật Bản sẽ tiếp tục kiềm chế. Nhưng cùng lúc đó, Tokyo cũng sẽ giữ vững luật pháp và bảo vệ trật tự trên biển, trong đó có tự do hàng hải và tự do hàng không", ông Abe nói.
Thủ tướng Abe cho hay Nhật "có đủ khả năng và cũng có ý định nhằm đóng một vai trò tích cực hơn trước đây" nhằm đảm bảo hòa bình trong khu vực và trên thế giới thông qua sự hợp tác với cộng đồng quốc tế.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản: Trung Quốc hành động khiêu khích
Trong khi đó, Nhật Bản ngày 8/5 cho biết nước này "rất lo ngại" về hành động của Trung Quốc trong cuộc chạm trán với Việt Nam ở Biển Đông và hối thúc Bắc Kinh kiềm các hành động khiêu khích.
"Chúng tôi có những lo ngại nghiêm trọng khi có thông tin cho biết nhiều tàu Việt Nam đã bị hư hại và một số người Việt Nam bị thương", chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga phát biểu trước báo giới tại Tokyo.
"Chúng tôi rất lo ngại trong bối cảnh các căng thẳng gia tăng khi Trung Quốc đơn phương tiến hành các hoạt động khoan thăm dò trên Biển Đông".
"Chúng tôi xem vụ việc này là một phần trong các hành động khiêu khích hàng hải và đơn phương của Trung Quốc", ông Suga nói.
Cũng theo chánh văn phòng nội các Nhật, Trung Quốc nên giải thích với Việt Nam và cộng đồng quốc tế cơ sở nào mà Bắc Kinh hành động như vậy. Ông Suga nói thêm rằng Nhật rất muốn Trung Quốc kiềm chế các động thái khiêu khích và hành động theo "cách thức tự kiềm chế".
Trước đó vào ngày 2/5, Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc ngang nhiên thông báo đã đưa giàn khoản Hải Dương 981 (HD-981) vào định vị khoan tại tọa độ 15o29'58" vĩ Bắc-111o12'06" kinh Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 2/5 đến 15/8/2014, vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Không chỉ ngang ngược đưa giàn khoan trên vào vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc còn cử khoảng 80 tàu cùng nhiều máy bay hộ tống việc lắp đặt. Các tàu và máy bay của Trung Quốc còn hung hăng tấn công các tàu cảnh sát biển của Việt Nam khi bị ngăn cản hành động hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Theo Dantri
Trung Quốc "nổi cáu" vì bị Mỹ chỉ trích về Biển Đông Hôm qua (7/5), Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng việc nước này xây dựng dàn khoan trên Biển Đông không liên quan gì tới Mỹ. Theo hãng tin Reuters, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cũng tuyên bố Washington không có quyền đưa ra những bình luận vô trách nhiệm về cái mà Trung Quốc gọi...