Trực thăng hải quân Mỹ chở 5 người rơi xuống Biển Đỏ
Một trực thăng của hải quân Mỹ chở 5 người trên khoang đã gặp nạn ở Biển Đỏ hôm qua 22/9, một tuyên bố của Bộ chỉ huy trung tâm các lực lượng hải quân Mỹ cho biết.
Một trực thăng MH-60S Knighthawk hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ. (Ảnh minh họa)
3 người trên trực thăng đã được tìm thấy và trong tình trạng ổn định, trong khi lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm 2 người còn lại, theo tuyên bố của hải quân Mỹ.
Chiếc trực thăng MH-60S Knighthawk, thuộc Phi đội tác chiến trực thăng biển số 6, gặp nạn trong khi đang hoạt động cùng tàu khu trục tên lửa USS William P. Lawrence.
Nguyên nhân của vụ tai nạn đang được điều tra, nhưng tuyên bố cho hay “vụ tai nạn không phải do bất kỳ hành động thù địch nào”.
Các máy bay và các tàu nhỏ từ nhóm tàu sân bay tấn công USS Nimitz đang trợ giúp công tác cứu hộ và tìm kiếm.
An Bình
Theo AP
Video đang HOT
Hồng giòn, đào không lông và câu chuyện hữu nghị Việt-Úc
Hồng giòn hay hồng không chát, lớn gấp 4 lần quả hồng ngâm truyền thống, quả đào không lông, chín sớm hay xoài "khủng" từ Úc đã được trồng và có mặt trên thị trường Việt Nam chính là kết quả của mối quan hệ hợp tác hữu nghị Việt-Úc suốt mấy thập kỷ qua.
Đào chín sớm tại xã Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
Mang giống cây trồng Úc sang đất Việt
Phần lớn các hoạt động hợp tác giữa Việt Nam-Úc trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện giữa Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) với các cơ quan liên quan ở Việt Nam. Một trong những kết quả nổi bật của các chương trình hợp tác giữa hai bên là việc nghiên cứu thành công giống hồng nhập nội từ Úc. Bằng phương pháp ghép giống hồng Úc với giống hồng địa phương đã tạo ra một loại hồng mới tại Việt nam có kích thước to gấp bốn lần hồng ngâm truyền thống của Việt Nam, với vị ngọt đậm đà, giòn, màu sắc bắt mắt và có thể thưởng thức ngay khi hái mà không cần phải ngâm qua nước để giảm bớt vị chát.
Mang hồng Úc đến với người tiêu dùng Việt
Chuyên gia Úc thăm dự án hồng tại Mộc Châu, Sơn La
Theo đánh giá của giới chuyên môn, dự án đã giúp cho các hộ nông dân dân tộc thiểu số ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và huyện Đà Bắc, thuộc tỉnh Hoà Bình nâng cao thu nhập đáng kể. Trước đây hồng địa phương chỉ bán được với giá từ 5 trăm đồng đến 2 nghìn đồng/kg, nay với giống hồng giòn này họ đã có thể bán tới 25 nghìn đồng/kg.
Với loại hồng này, nhiều người kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam tăng sản lượng hoa quả chất lượng cao, cung cấp cho thi trường nội địa và giảm nhập khẩu trái phép hoa quả kém an toàn từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện loại hồng này chưa có mặt tại thị trường các thành phố lớn bởi diện tích trồng còn ít và việc giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng cũng như sự liên kết với các tư thương chưa được phát triển. Do vậy các nhà nghiên cứu về kinh doanh nông sản Úc và Việt nam đang triển khai kế hoạch nhằm giúp các nông dân mở rộng sản xuất và liên kết với thị trường để có thể đáp ứng nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng.
Các chuyên gia Úc cũng giúp mang hai giống đào mới có tên DCS1 (từ Pháp) và Tropic Beauty (từ Úc), với vị ngọt thơm, cùi giòn, không có lông sang trồng thử nghiệm ở xã Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Hai loại đào này đã nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng và có giá bán tại địa phương dao động từ 25. 000-30. 000 đồng/kg, gần gấp đôi giá bán của các loại đào khác vốn được trồng lâu nay tại tỉnh. Hai giống đào này thường được thu hoạch vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 hàng năm (sớm hơn khoảng 1 tháng so với vụ đào thông thường).
TS Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, cơ quan đối tác của ACIAR tại Việt Nam, cho biết các chuyên gia Úc cũng đã hỗ trợ Việt Nam trồng giống xoài Úc cho trái lớn, vỏ dày đang phổ biến ở các tỉnh thành miền nam Việt Nam.
"Đa số các cây lâm nghiệp trong dự án trồng 5 triệu ha rừng của Việt Nam như cây bạch đàn và cây keo tai tượng ... là giống cây trồng được nghiên cứu với sự hỗ trợ của các chuyên gia Úc thuộc các dự án hỗ trợ về lĩnh vực lâm nghiệp của ACIAR," TS Bộ cho biết.
Nuôi bò "kiểu Úc"
Nước Úc vốn nổi tiếng với ngành chăn nuôi bò và món thịt bò nướng hấp dẫn bao du khách nước ngoài trong đó không ít là người Việt.
Chuyển đổi từ thả bò bên ngoài sang nhốt bò trong chuồng cùng và dự trữ thức ăn mùa đông tại trại bò ở Bản Hoc, Tà Hộc, Mai Sơn, Sơn La
Thông qua một dự án do ACIAR thực hiện với nguồn tài trợ của chính phủ Úc, các chuyên gia Úc đã mang kinh nghiệm chăn nuôi bò thịt của Úc đến Việt Nam, hỗ trợ người nông dân vùng núi Tây Bắc Việt Nam hiểu và thực hiện quy trình sản xuất thịt bò an toàn và có chất lượng tốt.
Gần đây dự án đã tổ chức các lớp đào tạo ở Sơn La về chế biến và bảo quản các sản phẩm phụ của cây ngô (thân cây ngô), làm bánh dinh dưỡng và ủ chua cỏ voi nhằm giúp bà con nông dân có đủ thức ăn cho bò trong suốt mùa đông dài và khô hạn tại địa phương.
Theo ông Geoff Morris, Trưởng đại diện ACIAR tại Việt Nam, năm tới ACIAR sẽ bắt đầu 2 dự án mới: Dự án bò thịt ở vùng cao Tây Bắc và miền Trung Việt Nam và Dự án về hệ thống nuôi tôm và biến đổi khí hậu ở vùng ven biển miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Cả hai dự án này đều do chính phủ Úc tài trợ dưới dạng ODA.
"Dự án về thịt bò có vốn đầu tư khoảng 1,1 triêu đô la Úc (21,8 tỷ đồng) sẽ được tiến hành ở tỉnh Thái Nguyên, các tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Bình Định nhằm tiếp nối những thành công của dự án thịt bò trước đây đã thực hiện ở và Đắc Lắc," ông Geoff cho biết.
Mục tiêu của dự án là xây dựng một chuỗi cung ứng thịt bò Đắc Lắc - Bình Định - TP HCM nhằm mở ra cơ hội cho thịt bò được tiếp cận thị trường lớn hơn như ở TP HCM và được cung cấp ở các siêu thị, mở rộng đầu ra cho sản phẩm với giá thành cao hơn, nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện nay thịt bò ở Đắc Lắc chỉ được bán tại các chợ địa phương hoặc chợ huyện.
ACIAR sẽ thực hiện dự án canh tác tôm-lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long trị giá 1,4 triệu đô la Úc (27,75 tỷ đồng) trong năm tới nhằm giúp nghiên cứu những thay đổi trong mô hình canh tác nhằm thích ứng tốt hơn với biến đổi khi hậu nhất là tình trạng xâm nhập mặn và dịch bệnh gia tăng, nâng cao năng suất và thu nhập cho người nông dân, ông Geoff cho biết.
Có văn phòng tại Việt Nam cách đây 20 năm, Trung Tâm Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế Úc (ACIAR), với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Úc, đã và đang thực hiện nhiều dự án nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các nhà khoa học Úc, Việt Nam và các nhà khoa học quốc tế để giải quyết những vấn đề nông nghiệp của Việt Nam, nhằm giúp cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân nhỏ đồng thời phát triển các hoạt động nông nghiệp bền vững và nâng cao năng lực cho các nhà khoa học Việt Nam. Cho tới nay ACIAR đã có 115 dự án hoàn thành ở Việt Nam với tổng số vốn khoảng 50 triệu đô la Úc (hơn 991 tỷ đồng) trên nhiều lĩnh vực như lâm nghiệp, đất đai và nguồn nước, lâm nghiệp, gia súc, cây trồng...ACIAR cũng đã có các khóa đào tạo cho hơn 500 nhà khoa học VN. Riêng năm 2013, có 20 dự án với tổng số vốn khoảng 5 triệu đô la Úc (hơn 99 tỷ đồng).
Thảo Nguyên
Theo Dantri
Súng vẫn nổ bên trong khu mua sắm ở Kenya Những tiếng súng dày đặc và các vụ nổ đã được nghe thấy tại trung tâm mua sắm sang trọng ở thủ đô Nairobi của Kenya, nơi các phiến quân được cho là đang bắt giữ các con tin, trong một vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất quốc gia Đông Phi nhiều năm qua. Lực lượng đặc nhiệm bao vây trung...