Trực thăng duy nhất thế giới có thể hóa máy bay phản lực
Chiếc V-22 Osprey của Quân đội Mỹ là máy bay vận tải duy nhất trên thế giới hiện nay kết hợp giữa trực thăng và phản lực, đa chức năng và có nhiều tính năng độc đáo.
V-22 Osprey ( Chim ưng biển) là máy bay trực thăng đầu tiên có cánh quạt xoay trục thành phản lực cơ trên thế giới. Theo Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ, đây được xác định là máy bay vận tải đa dụng. Osprey có thể cất và hạ cánh đúng nghĩa một trực thăng, nhưng khi ở trên tàu sân bay, nó có thể xoay cánh quạt 90 độ trong 12 giây thành một phản lực cơ đúng nghĩa.
“Chim ưng biển” hạ cánh trên tàu sân bay.
V-22 có cấu trúc 43% làm từ composite tổng hợp và cánh quạt cũng bằng chất liệu bền bỉ này. Cánh quạt của Osprey có thể gấp gọn trong vòng 90 giây một cách gọn ghẽ để “xếp hàng” trên tàu sân bay.
Nhiệt lượng tỏa ra từ động cơ V-22 có thể gây hại cho boong tàu sân bay. Để giải quyết vấn đề này, Sở chỉ huy Hệ thống bay Hải quân đã nghĩ ra một lớp “ván” chống nhiệt đặt dưới động cơ nhằm tránh làm hỏng bề mặt tàu sân bay.
Lính thủy đánh bộ nhảy dù từ Osprey.
Kể từ khi gia nhập biên chế của Không quân và Hải quân Mỹ, Osprey được trưng dụng trong các nhiệm vụ vận tải và cứu nạn ở Iraq, Afghanistan, Libya và Kuwait. Mới đây nhất trong trận động đất ở Nhật Bản, Osprey cũng có mặt và cứu hộ người dân.
Sự ra đời của “Chim ưng biển” xuất phát từ nhiệm vụ giải cứu con tin bất thành tại Iran diễn ra năm 1980. Không quân Mỹ lúc đó đã yêu cầu một loại máy bay mới, không chỉ cất và hạ cánh thẳng đứng mà còn thực hiện được các nhiệm vụ tấn công, đổ bộ ở tốc độ cao.
Cánh quạt V-22 xếp gọn gàng khi hạ cánh.
Video đang HOT
Tháng 5.1985, tập đoàn Boeing đã được kí hợp đồng 1,7 tỉ USD với Hải quân Mỹ nhằm phát triển loại máy bay vận tải đa năng này. Thời điểm đó, 4 đơn vị tác chiến của quân đội Mỹ đều mong muốn sở hữu V-22.
Chiếc V-22 đầu tiên ra mắt công chúng sau đó 2 năm. Dự án đã bị chỉ trích rất nhiều. Cũng trong năm đó, Quân đội Mỹ tuyên bố rút khỏi dự án và tập trung vào các chương trình quân sự khác.
V-22 tiếp nhiên liệu trên không trung.
Năm 2000 có 2 vụ tai nạn liên quan tới Osprey khiến 19 lính thủy đánh bộ thiệt mạng. Năm 2012, các thay đổi về phần cứng, phần mềm, khả năng cất hạ cánh đã được sửa đổi và cải tiến trên V-22. “Chim ưng biển” kết thúc quá trình đánh giá kĩ thuật vào năm 2005. Trong đợt thử nghiệm cuối cùng này, V-22 được đánh giá khả năng hoạt động tầm xa, trần bay, các chiến dịch từ tàu sân bay và trên sa mạc. Các vấn đề trước đây xuất hiện đã được giải quyết triệt để.
Osprey hiện nay có tốc độ bay 270 knot (khoảng 500km/giờ) ở tốc độ phản lực và khoảng 184km/giờ ở tốc độ trực thăng, trần bay tối đa 4.300m. Chim ưng biển dài 17,5m, rộng 25,8m, trọng lượng trên 27 tấn và tầm hoạt động 1.600km. Osprey có thể chuyên chở 24 binh sĩ và 32.000 lít nhiên liệu.
Lính Mỹ sử dụng súng máy M240 trên “Chim ưng biển”.
Quá trình phát triển V-22 là một “cuộc chiến” thực sự vì chi phí đăt đỏ, phần lớn gây ra bởi yêu cầu cánh quạt cụp-xòe khi ở trên tàu sân bay. Chi phí phát triển dự tính là 2,5 tỉ USD trong năm 1986 đã đội lên 30 tỉ USD trong năm 1988. Cứ mỗi năm nghiên cứu thêm thì số tiền này lại tăng lên không ngớt.
Tháng 10.2007, tạp chí danh tiếng Time chỉ trích V-22 không an toàn, đắt đỏ và vô dụng. Hải quân Mỹ đã phản bác lại thông tin này và cho rằng số liệu Time đưa ra là lỗi thời, không chính xác và đặt kì vọng quá nhiều vào một máy bay đang nghiên cứu chế tạo.
Cận cảnh cánh quạt làm bằng chất liệu composite của V-22 Osprey.
Năm 2005, Lầu Năm Góc đã thông qua quyết định sản xuất hàng loạt V-22 với tổng số 458 chiếc, trong đó 360 chiếc cho Lục quân, 50 chiếc cho Không quân và 48 chiếc cho Hải quân với chi phí 110 triệu USD một chiếc. Tới năm 2008, con số này giảm xuống 67 triệu USD. Mỗi giờ bay, Osprey đốt của quân đội Mỹ 10.000 USD (khoảng 220 triệu đồng).
Với chức năng vận tải là chính nên Osprey không được chú trọng hỏa lực. Hiện nay, “Chim ưng biển” gắn súng máy M240 cỡ đạn 12,7mm. Dự kiến pháo Gatling sẽ được gắn ở mũi V-22 trong tương lai gần. V-22 được gắn Hệ thống Vũ khí Phòng vệ Tạm thời (IDWS) được điều khiển nhờ màn hình màu và hình ảnh hồng ngoại trong máy bay. Hệ thống IDWS được triển khai trên phân nửa máy bay Osprey điều động tới Afghanistan năm 2009 tuy nhiên bị hạn chế dùng vì cân nặng quá lớn (khoảng 360kg).
Truy tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt ở Miền Trung – Đọc Tin Việt Nam mới nhất miễn phí Online. Cập nhật tin tức thế giới hôm nay. Tin tức 24h trong ngày Nóng Nhất cập nhật liên tục .
Theo Danviet
Chân dung trực thăng chiến đấu thế hệ mới của quân đội Mỹ
Quân đội Mỹ đang ráo riết tìm phương án thay thế phi đội trực thăng hiện tại bằng một loại máy bay hoàn toàn mới mẻ về thiết kế, có khả năng vận hành vượt trội, cũng như làm việc ở nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.
Mỹ đã mở ra "Chương trình trình diễn công nghệ trực thăng đa năng tương lai (JMR-TD)" nhằm khuyến khích các nhà thầu quân sự phát triển và thử nghiệm các nguyên mẫu trực thăng thế hệ mới. Đây sẽ là nền tàng cho dự án "Trực thăng tương lai (FVL)" của quân đội Mỹ, nhằm có được phi đội trực thăng thế hệ mới vào năm 2030.
Yêu cầu của quân đội Mỹ
Giới chức Mỹ cho biết, các trực thăng thế hệ mới sẽ tích hợp nhiều cảm biến hiện đại, các loại vũ khí và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến.
Trực thăng UH-60 Black Hawk đang được quân đội Mỹ sử dụng
Một trong những công nghệ chắc chắn sẽ xuất hiện trên mẫu trực thăng mới đó là công nghệ "bay bằng dây" (fly by wire). Đây một thuật ngữ chuyên ngành được dùng phổ biến để chỉ phương pháp điều khiển bay thông qua tín hiệu điện. Các mệnh lệnh được đưa từ cơ cấu điều khiển (cần lái, bàn đạp...) tới các cơ cấu thừa hành (cánh lái, cửa gió...) không phải qua các đường truyền cổ điển (cơ khí, thủy lực...) mà qua dây dẫn dưới dạng tín hiệu điện.
Đây là công nghệ cần thiết để chiếc máy bay có thể vận hành tự động tốt hơn trong trường hợp phi công bị thương hoặc thiếu nhân sự vận hành. Công nghệ tự động còn được phát triển để giảm áp lực xử lí thông tin của phi hành đoàn. Quân đội Mỹ yêu cầu các nhà sản xuất phải tạo ra công nghệ giúp máy bay phân tích và theo dõi được các mối đe dọa, từ đó chủ động tìm ra đâu là điều nguy hiểm nhất. Trình tự xử lí tự động các mối đe dọa sẽ phải giống với cách xử lí của phi công nhất có thể.
Mỹ đang tiến tới trang bị cho máy bay một hệ thống phòng thủ tích hợp nhiều biện pháp khác nhau từ vũ khí năng lượng trực tiếp cho tới các hệ thống phóng tên lửa đánh chặn. Quân đội Mỹ mong chờ máy bay mới sẽ chống lại được từ đạn súng tiểu liên cho tới, tên lửa vác vai có thiết bị dẫn đường.
Giới chức Mỹ cho biết, hệ thống phòng thủ tích hợp trên trực thăng thế hệ mới có thể được miêu tả giống với Hệ thống Phòng thủ hồng ngoại (CIRCM) mà quân đội Mỹ đang sử dụng cho các máy bay trực thăng hiện hành, tuy nhiên, nó sẽ mang thiết kế mới để phù hợp với những công nghệ tương lai.
Về hệ thống vũ khí, các trực thăng thế hệ mới sẽ tích hợp nhiều loại vũ khí và cảm biến nhằm tự động tìm ra và tấn công mục tiêu ngay cả khi đang bay ở tốc độ cao hoặc hoạt động ở điều kiện không thuận lợi. Mỹ muốn trực thăng mới phải tấn công được nhiều mục tiêu cùng lúc và kiểm soát tốt hiệu quả hoạt động của các loại vũ khí trong môi trường làm việc khắc nghiệt như bị ảnh hưởng bởi gió mạnh và nhiệt độ cao.
Những mẫu máy bay tiềm năng
Theo báo cáo của IHS Jane's vào năm 2013, các ứng viên tham gia phát triển trực thăng thế hệ mới gồm AVX Aircraft, Bell Helicopter, Karem Aircraft và liên minh Sikorsky - Boeing. Tuy nhiên, đến nay, đây dường như chỉ còn là cuộc đua của 2 hãng sản xuất lớn nhất là Bell với mẫu V-280 Valor và liên minh Boeing - Sirkosky với chiếc SB>1 Defiant.
Trực thăng V-280 Valor
Trực thăng tương lai Bell V-280 Valor có cấu trúc động cơ cánh xoay với nhiều khác biệt so với trực thăng "Chim ưng biển" V-22 Osprey. V-280 có thiết kế đuôi hình chữ V, cánh rộng bằng vật liệu carbon và thân bằng vật liệu tổng hợp. Thân máy bay có 2 cánh cửa rộng 1,8 m hai bên tạo thuận lợi cho việc chở quân hoặc bốc dỡ hàng hóa.
Bell cho biết V-280 Valor có tốc độ hành trình 520 km/h, phạm vi tác chiến từ 930 đến 1.500 km và tầm hoạt động là 3.900 km. Hiện có hai biến thể V-280 Valor đã được Bell công bố là biến thể vận tải và tấn công. V-280 vận tải có khả năng chở tới 11 binh sĩ với phi hành đoàn 4 người. Trong khi đó, mẫu V-280 tấn công có khả năng sử dụng các loại vũ khí tấn công chính xác.
SB>1 Defiant sẽ có 2 cánh quạt đồng trục và một động cơ cánh quạt khác ở phía sau
Khác với mẫu V-280 Valor của Bell, mẫu SB>1 Defiant của liên minh Sirkosky và Boeing được phát triển chậm hơn và chưa có nhiều thông tin. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã dựa trên thiết kế cơ bản từ công nghệ trực thăng X2 của Sikorsky và khái niệm trực thăng cánh quạt đồng trục của Boeing. SB>1 Defiant sử dụng một rotor cánh quạt đồng trục, ngoài ra, ở phía đuôi được trang bị thêm một động cơ cánh quạt đẩy phụ. Máy bay được tích hợp hệ thống điều khiển bay fly-by-wire tiên tiến, đạt tốc độ hành trình hiệu quả lên tới 425 km/h.
Trực thăng Bell V-280 Valor sẽ sẵn sàng cho chiến đấu vào năm 2024, sớm hơn nhiều so với mẫu SB>1 Defiant của Sirkosky và Boeing.
Theo Danviet
Trực thăng chở khách từ giàn khoan dầu rơi, 13 người chết Một trực thăng chở khách từ một giàn khoan dầu của Na Uy đã bị rơi ở Biển Bắc ngoài khơi phía tây thành phố Bergen của Na Uy ngày 29-4. Hãng tin Reuters cho biết tất cả 13 người trên máy bay dường như đã thiệt mạng. Lúc đó, chiếc trực thăng chở hai thành viên phi hành đoàn và 11 hành...