Trực thăng đưa bệnh nhân sốc mất máu từ đảo Thổ Chu về đất liền
Bệnh nhân nam sốc mất máu nặng hậu phẫu thuật nội soi cắt một phần thận trái được bay cấp cứu trong đêm về đất liền.
Ngày 29/11, Bệnh viện Quân y 175 (TPHCM) cho biết, đơn vị đã phối hợp với kíp trực thăng của Binh đoàn 18 chuyển cấp cứu một bệnh nhân từ đảo Thổ Chu ( tỉnh Kiên Giang) về đất liền.
Cụ thể, sáng cùng ngày, Tổ cấp cứu đường không của Bệnh viện Quân y 175 phối hợp với kíp trực thăng của Binh đoàn 18 chuyển cấp cứu thành công bệnh nhân L.T.L (sinh năm 1973, ngụ tại Kiên Giang) bị sốc mất máu nặng về đất liền để cấp cứu và điều trị.
Theo đó, bệnh nhân L.T.L đã được phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt một phần thận trái trước đó 10 ngày, ra viện tạm ổn định.
Đến 4h sáng ngày 28/11, bệnh nhân bắt đầu đau bụng dữ dội, mệt mỏi. Bệnh nhân được nhập viện tại bệnh xá đảo Thổ Chu trong tình trạng huyết áp tụt thấp.
Ê-kíp của Bệnh viện Quân y 175 và Binh đoàn 18 chuyển cấp cứu bệnh nhân từ đảo Thổ Chu về đất liền điều trị. Ảnh: BVCC.
Qua hội chẩn từ xa (Telemedicine) với Bệnh viện Quân y 175, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc mất máu nặng. Bệnh xá đã tiến hành truyền dịch, sử dụng thuốc vận mạch và cầm máu. Dù được các bác sĩ hỗ trợ cấp cứu nhưng tình trạng của bệnh nhân chuyển nguy kịch và cần chuyển gấp về đất liền để được điều trị chuyên sâu.
Lúc 0h ngày 29/11, máy bay trực thăng EC225 mang số hiệu VN-8622 do Thượng tá Phạm Ngọc Hoài – Phó Giám đốc Công ty Trực thăng miền Nam phối hợp cùng Tổ Cấp cứu đường không của Bệnh viện Quân y 175 do Thượng úy Nguyễn Thế Nhã làm kíp trưởng xuất phát từ Bệnh viện Quân y 175.
Video đang HOT
Khoảng 2h35 phút cùng ngày, tổ cấp cứu đã tiếp cận bệnh nhân tại đảo Thổ Chu. Lúc này, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, da niêm mạc nhợt, toàn trạng sốc mất máu còn nặng, phải thở oxy, bụng chướng nhiều.
Sau khi khám và đánh giá, bệnh nhân ngay lập tức được chuyển lên máy bay, truyền bổ sung máu và huyết tương tươi. Đồng thời, bệnh nhân được theo dõi sát để đảm bảo ổn định sinh hiệu trong suốt chuyến bay.
Bệnh nhân sốc mất máu nặng sau 10 ngày phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt một phần thận trái trước đó 10 ngày. Ảnh: BVCC.
Chuyến bay cấp cứu đã hạ cánh an toàn tại Viện Chấn thương Chỉnh hình – Bệnh viện Quân y 175 vào rạng sáng 29/11.
Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển vào khoa Cấp cứu để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu và hội chẩn toàn viện nhằm đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Hành trình bay cấp cứu này một lần nữa khẳng định tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp chuyên nghiệp giữa lực lượng quân đội và y tế trong nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt tại những khu vực xa xôi, hải đảo.
Gần 15.000 người Việt Nam tiêm vắc xin sốt xuất huyết
Chỉ sau 5 ngày ra mắt, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã tiêm và nhận đặt giữ gần 15.000 liều vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ em và người lớn, kịp thời bảo vệ sức khỏe cho người dân trước chu kỳ đỉnh dịch vào tháng 10 hàng năm.
BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC chia sẻ thông tin trên tại hội thảo chuyên sâu về vắc xin sốt xuất huyết cùng hàng trăm bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế VNVC diễn ra tại TP.HCM tối 26-9.
Theo bác sĩ Chính, với thế mạnh gần 200 trung tâm, hơn 10.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống kho lạnh và hệ thống xe lạnh vận chuyển vắc xin chuyên nghiệp đạt chuẩn GSP, ngoài tiêm tại chỗ, Hệ thống tiêm chủng VNVC có thể tổ chức các đội tiêm lưu động đến các trường học, doanh nghiệp, khu dân cư... với quy trình tiêm chủng an toàn cao nhất để kịp thời bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và người lớn trước chu kỳ đỉnh dịch sốt xuất huyết thường xảy ra vào tháng 10 hằng năm.
Nhiều trẻ em trong độ tuổi học đường đã tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Trung tâm tiêm chủng VNVC.
Chia sẻ về sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết, bác sĩ Chính cho biết, virus Dengue có 4 tuýp huyết thanh khác nhau. Một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời với các tuýp virus khác nhau, thậm chí lần mắc thứ 2 có nguy cơ nặng hơn lần đầu.
Sốt xuất huyết gây ra các biến chứng nguy hiểm như tụt huyết áp, suy tim, suy thận, sốc mất máu, suy đa tạng, xuất huyết não, hôn mê... Bệnh có nguy cơ trở nặng vào giai đoạn hết sốt từ ngày thứ 3 đến thứ 5 khiến người bệnh dễ chủ quan. Các đối tượng có nguy cơ trở nặng cao hơn khi mắc sốt xuất huyết là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mạn tính, béo phì... Với phụ nữ mang thai, sốt xuất huyết có thể gây suy thai, sinh non, thai chết lưu.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế - PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao vai trò của vắc xin trong việc phòng chống dịch sốt xuất huyết tại hội thảo.
Có mặt tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, sốt xuất huyết không chỉ gây gánh nặng và áp lực cho bệnh nhân, gia đình mà còn cho hệ thống và nhân lực ngành y tế. Do đó, việc đưa vào sử dụng vắc xin sốt xuất huyết là bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống bệnh nguy hiểm này.
" Từ nửa thế kỷ trước, việc tìm ra vắc xin sốt xuất huyết là vấn đề cấp thiết, Việt Nam đã phê duyệt vắc xin sốt xuất huyết cùng 39 nước trên thế giới, tiến thêm một bước quan trọng cho công tác phòng chống dịch bệnh. Việc sử dụng vắc xin cùng các biện pháp phòng chống khác sẽ giảm số ca mắc bệnh, nhập viện và gặp biến chứng nặng do bệnh trong tương lai không xa. Đó là bằng chứng thuyết phục nhất về tính an toàn, hiệu quả và tính nhân văn cao cả của vắc xin nói chung và vắc xin sốt xuất huyết nói riêng", bà Tiến kỳ vọng.
Đồng tình ý kiến trên, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM cho biết, từ 1959 đến nay sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, trong khi bệnh lưu hành ngày càng phức tạp, lan rộng và diễn ra quanh năm không còn theo mùa. Các biện pháp kiểm soát muỗi truyền bệnh gặp nhiều khó khăn do vấn đề đô thị hóa, giao thương, đi lại. Hằng năm, nước ta có hàng trăm nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết với hàng chục đến hàng trăm ca tử vong.
Theo bác sĩ Khanh, bệnh sốt xuất huyết khó kiểm soát nguồn lây bởi người mắc sốt xuất huyết có thể không biểu hiện hoặc có triệu chứng không rõ ràng. Nghiên cứu cho thấy, 80% người không có triệu chứng vẫn có khả năng lây nhiễm sốt xuất huyết. Bệnh nặng khó dự đoán trước và có thể phát triển mà không có dấu hiệu cảnh báo.
Ghi nhận mới nhất tại Bệnh viện Nhi đồng 1 cho thấy tháng 8-2024, bệnh viện có 130 ca mắc sốt xuất huyết nhập viện và 8 trường hợp gặp biến chứng sốc sốt xuất huyết, phải điều trị tích cực.
" Sốt xuất huyết hiện không có phương pháp điều trị đặc hiệu, trọng tâm là phát hiện sớm và điều trị các biến chứng", bác sĩ Khanh nhấn mạnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi bên cạnh truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh, kiểm soát vector lây truyền bệnh, giám sát chặt chẽ bệnh, người dân cần tiêm vắc xin để phòng bệnh hiệu quả.
Ngay từ khi thành lập, VNVC đã đầu tư lớn xây dựng hệ thống kho lạnh, dây chuyền lạnh đạt chuẩn GSP tiêu chuẩn quốc tế, có thể bảo quản đồng thời 400 triệu liều vắc xin.
Vắc xin sốt xuất huyết Qdenga do hãng dược phẩm Takeda, Nhật Bản sản xuất tại Đức, phòng đầy đủ 4 tuýp huyết thanh virus gây bệnh gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Đây là vắc xin sốt xuất huyết đầu tiên được phê duyệt tại Việt Nam, phác đồ tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên đến người lớn.
Vắc xin được chứng minh có hiệu lực bảo vệ cao, hiệu lực chống nhiễm với cả 4 tuýp huyết thanh sốt xuất huyết lên đến 80,2% tại thời điểm 12 tháng sau tiêm liều thứ hai. Vắc xin cũng có hiệu lực cao trong việc chống nhập viện do sốt xuất huyết, với tỷ lệ giảm lên đến 90,4%.
Nam sinh đang khỏe mạnh bất ngờ nguy kịch, chảy máu ồ ạt trong ổ bụng Bệnh nhân 16 tuổi ở Hà Nội tiền sử chưa phát hiện bệnh lý gì trước đây, không đi khám thường xuyên, đến khi bất ngờ nguy kịch phải nhập viện thì được phát hiện có khối u gan đang chảy máu... Bệnh nhân được thăm khám lại sau ca phẫu thuật Các bác sĩ Khoa Ngoại tiêu hóa - Bệnh viện Đa...