Trực thăng đáp xuống biển ở Na Uy, toàn bộ nạn nhân được ứng cứu
Trung tâm điều phối cứu hộ chung của Na Uy (JRCC) thông báo chiếc trực thăng chở theo 6 người đã buộc phải đáp xuống biển ở khu vực ngoài khơi vùng duyên hải phía Tây của quốc gia Bắc Âu trong ngày 28/2.
Sau đó, toàn bộ 6 người trên máy đều được đưa lên khỏi mặt biển.
Hãng tin NTB dẫn thông tin riêng rẽ từ cảnh sát Na Uy xác nhận về vụ tai nạn. Trong khi đó, JRCC hiện chưa nắm rõ thông tin về tình trạng sức khỏe của 6 người trên chiếc trực thăng.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn nhật báo Stavanger Aftenblad, Giám đốc Heidi Wulff Heimark của Bristow Norway khẳng định chiếc trực thăng gặp nạn thuộc quyền sở hữu của công ty này. Bristow Norway chuyên chở đội ngũ nhân viên đến và rời các giàn khoan khai thác dầu mỏ và khí đốt ở Biển Bắc.
Dữ liệu không lưu cho thấy một số trực thăng cứu hộ đã quần thảo xung quanh khu vực lân cận một hòn đảo nằm ở phía Tây Bergen – thành phố lớn thứ hai ở Na Uy và là đầu mối nhộn nhịp của ngành công nghiệp khai thác dầu khí ngoài khơi tại quốc gia Bắc Âu.
Năm 2026, một chiếc trực thăng Airbus Super Puma trên đường trở về đất liền từ Biển Bắc đã rơi xuống khu vực tương tự, khiến toàn bộ 13 nạn nhân trên máy bay thiệt mạng.
Nga lên tiếng về việc Na Uy đón tàu sân bay lớn nhất thế giới của Mỹ
Moskva cho rằng Oslo tổ chức cuộc phô trương lực lượng "phi lý" với tàu chiến lớn nhất thế giới của Mỹ.
Máy bay trực thăng Bell 412 của Na Uy bay trên tàu sân bay lớn nhất thế giới của Mỹ. Ảnh: forsvaret.no
Mạng tin châu Âu Euractiv.com ngày 25/5 dẫn thông báo của Đại sứ quán Nga tại Oslo cho biết, việc Na Uy tiếp đón tàu sân bay lớn nhất thế giới, tàu sân bay Mỹ USS Gerald R. Ford, trong vùng biển của nước này, là một hành động "phô trương sức mạnh phi lý và có hại".
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford dài 333 m, nặng khoảng 100.000 tấn. Ngoài thủy thủ đoàn 4.500 người, con tàu còn mang theo 90 máy bay và trực thăng. Oslo có thể là cảng đầu tiên mà con tàu khổng lồ này sẽ ghé thăm vì nó sẽ tiến hành một số cuộc tập trận với quân đội Na Uy.
"Chuyến thăm và sự hiện diện của nhóm tàu sân bay Mỹ mang đến cho Lực lượng Vũ trang Na Uy cơ hội duy nhất để tăng cường hơn nữa sự hợp tác chặt chẽ hơn với đồng minh quan trọng nhất của chúng tôi, Mỹ. Một số cuộc tập trận đã được lên kế hoạch với Lục quân, Hải quân, Không quân và các lực lượng đặc biệt của Bộ Quốc phòng Na Uy", quân đội Na Uy cho biết trong một thông cáo báo chí ngày 23/5.
"Quốc phòng của Na Uy dựa trên an ninh tập thể của NATO và mối quan hệ với các đồng minh thân cận, bên cạnh khả năng phòng thủ quốc gia. Hợp tác quốc phòng chặt chẽ với Mỹ đã đóng vai trò quan trọng đối với Na Uy trong hơn 70 năm. Chuyến thăm của tàu sân bay trên là một tín hiệu quan trọng cho mối quan hệ song phương ngày càng chặt chẽ và tăng cường độ tin cậy của khả năng phòng thủ và răn đe tập thể", thông cáo nêu rõ.
Dự đoán phần nào phản ứng của Nga và thể hiện quan điểm kiên quyết ủng hộ NATO, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stre nói: "Nga sẽ có những phản ứng có thể đoán trước được về vấn đề này, nhưng chúng tôi hoan nghênh các đồng minh tập trận ở vùng biển Na Uy".
Thủ tướng Stre nói thêm rằng Na Uy đang tiếp tục đi theo con đường tương tự như họ đã làm trong năm qua, lưu ý rằng chuyến thăm cho thấy sự hiện diện của NATO trên vùng biển của nước này.
Điện Kremlin nhanh chóng chỉ trích động thái này khi Đại sứ quán Nga ở Oslo gọi đây là "sự phô trương sức mạnh phi lý".
"Không có vấn đề nào ở phía Bắc cần đến giải pháp quân sự. Cũng không có vấn đề nào cần sự can thiệp từ bên ngoài. Xét rằng Oslo đã thừa nhận Nga không gây ra mối đe dọa quân sự trực tiếp nào đối với Na Uy, thì kiểu phô trương lực lượng này có vẻ vừa phi lý vừa có hại", Đại sứ quán Nga nhấn mạnh.
Làn sóng biểu tình chống điện gió phi pháp ở Na Uy Hôm thứ Năm ngày 2/3, Cảnh sát Na Uy đã bắt giữ 12 nhà hoạt động đang phong tỏa lối vào Bộ Tài chính Na Uy, ở Oslo như một phần của chiến dịch do Greta Thunberg hậu thuẫn nhằm phá dỡ những tuabin gió mà họ cho là phi pháp, theo AFP. Vì phản đối việc tiếp tục vận hành các tuabin...