Trực thăng đâm vào khách sạn ở Australia, hàng trăm người phải sơ tán
Nhà chức trách ngày 12/8 cho biết hàng trăm hành khách tại thành phố du lịch Cairns nổi tiếng của Australia đã được sơ tán sau khi một chiếc trực thăng đâm vào phần mái của một khách sạn.
Lửa đỏ rực trên nóc khách sạn Hilton’s Double Tree ở Thành phố Cairns sau khi một chiếc trực thăng đâm vào. Ảnh: dailymail.co.uk
Truyền thông đưa tin các đội cứu hộ đã được điều động vào khoảng 2h00 sáng 12/8 (giờ địa phương) sau vụ tai nạn tại Khách sạn Hilton’s Double Tree ở thành phố Cairns, nơi được coi là cửa ngõ vào Rạn san hô Great Barrier của Australia.
Cảnh sát bang Queensland tuyên bố: “Toàn bộ người dân trong tòa nhà đã được sơ tán để phòng ngừa và không có thương tích nào đối với những người trên mặt đất. Cảnh sát đang có mặt tại hiện trường để điều tra các tình tiết của vụ việc”.
Cảnh sát không nêu rõ tình trạng của phi công hoặc liệu có hành khách nào trên máy bay hay không, nhưng một đoạn video được đăng trên mạng xã hội cho thấy một đám cháy trên mái khách sạn. Theo truyền thông Australia, hai cánh quạt của trực thăng đã rơi ra, trong đó có một cánh quạt rơi xuống hồ bơi của khách sạn trên.
Khai mạc Hội nghị 'Đại dương của chúng ta'
Hội nghị "Đại dương của chúng ta" (Our Ocean Summit) lần thứ 9 đã khai mạc ngày 15/4 tại Hy Lạp, với sự tham gia của các đại biểu đến từ khoảng 120 quốc gia.
San hô bị tẩy trắng quanh đảo Lizard trên Rạn san hô Great Barrier, Australia, ngày 5/4/2024. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phát biểu ngày 16/4, Ngoại trưởng Hy Lạp George Gerapetritis nhấn mạnh: "Cần có những sáng kiến cụ thể về tất cả các vấn đề lớn như biến đổi khí hậu, các khu bảo tồn biển, nghề cá bền vững, nền kinh tế xanh bền vững, an toàn hàng hải và ô nhiễm biển".
Theo ông Gerapetritis, hội nghị năm nay sẽ nêu bật các vấn đề về du lịch bền vững ở các vùng ven biển và hải đảo, vận tải hàng hải xanh, giảm thiểu nhựa và vi nhựa cũng như quá trình chuyển đổi xanh của Địa Trung Hải.
Cùng ngày, một quan chức chính phủ nước chủ nhà cho biết tại hội nghị năm nay, hơn 400 cam kết mới trị giá 10 tỷ USD sẽ được công bố. Hội nghị sẽ kéo dài tới ngày 17/4.
Hội nghị "Đại dương của chúng ta", được phát động vào năm 2014, là sự kiện quốc tế đầu tiên nhằm giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến đại dương. Các nước tham gia đã cam kết chi 122,3 tỷ euro để bảo vệ các đại dương. Hội nghị năm 2023 được tổ chức tại Panama đã chứng kiến những người tham gia cam kết 19 tỷ USD cho các dự án giải quyết vấn đề đánh bắt cá bền vững, ô nhiễm, an ninh hàng hải và bảo vệ, trong đó có 816,5 triệu euro của Liên minh châu Âu (EU) dành cho các dự án liên quan đến đại dương.
Tại Hy Lạp, 21 sáng kiến với ngân sách 780 triệu euro đang được tiến hành như một phần của chiến lược có cấu trúc nhằm bảo vệ đa dạng sinh học biển của Hy Lạp. Tuần trước, chính phủ nước này cũng tuyên bố thành lập hai công viên quốc gia mới, một ở biển Ionian dành cho các loài động vật có vú và rùa biển, và một ở biển Aegean dành cho các loài chim biển.
Yếu tố kích thích tình trạng tẩy trắng san hô toàn cầu Hai cơ quan khoa học đã lên tiếng cảnh báo rằng các rạn san hô trên khắp thế giới đang trải qua hiện tượng tẩy trắng hàng loạt, do khủng hoảng khí hậu khiến nhiệt độ đại dương tăng kỷ lục. Rạn san hô Great Barrier ở ngoài khơi bang Queensland, Australia bị tẩy trắng trên diện rộng, ngày 7/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo...