Trực thăng chiến đấu Mi-24 xuất hiện ở Yerevan vào ban đêm
Avia-pro ngày 14-12 đưa tin: Một chiếc trực thăng chiến đấu Mi-24 mới đây đã được phát hiện nhìn thấy đặt trên xe tải di chuyển trên đường phố thủ đô Yerevan của Armenia. Trên thân máy bay trực thăng không có bất kỳ dấu hiệu nhận dạng nào.
Trực thăng chiến đấu Mi-24 xuất hiện ở Yerevan vào tối ngày 12-12-2020
Theo nguồn tin, hình ảnh về chiếc trực thăng chiến đấu Mi-24 được thực hiện vào đêm muộn 12-12, tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ điểm xuất phát cũng như điểm đến. Do không có dấu hiệu nhận dạng ở đuôi máy bay nên chiếc trực thăng này được cho là vẫn chưa được biên chế trong không quân Armenia cho đến nay.
Trước đó, một số máy bay vận tải Il-76 của Nga đã được nhìn thấy đáp xuống lãnh thổ Armenia. Khoang hàng của chúng đủ sức chứa một chiếc trực thăng đang trong tình trạng tháo dỡ một phần.
Video đang HOT
Hiện vẫn chưa có bình luận chính thức nào từ chính quyền Armenia, tuy nhiên, trong những ngày qua, cuộc đối đầu giữa Yerevan và Baku đã trở nên rất nghiêm trọng, đặc biệt là sau khi Armenia cáo buộc Azecbaijan phát động cuộc tấn công mới, giành quyền kiểm soát thêm hai khu định cư thuộc vùng Hadrut, đó là các làng Khin Tager và Khtsaberd.
Quan chức Armenia: Máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ SU-25
Quan chức của Yerevan cho biết, một tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ chiến đấu cơ Su-25 của Không quân Armenia, khiến phi công thiệt mạng.
Theo thông tin từ quan chức của Yerevan (Armenia), vụ việc xảy ra 3 ngày sau khi xung đột quân sự giữa Armenia và nước láng giềng Azerbaijan nổ ra.
Một tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ chiến đấu cơ Su-25 của Không quân Armenia. (Ảnh: TASS)
Các quan chức ở Yerevan cho biết vụ việc diễn ra trên không phận Armenia.
Azerbaijan và Armenia là 2 quốc gia cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã xung đột trong nhiều năm tại Nagorno-Karabakh. Đây là khu vực có đa số dân là người Armenia nhưng nằm dưới sự kiểm soát của Azerbaijan.
Vào đầu thập niên 1990, lực lượng ly khai người Armenia, với sự hậu thuẫn của chính quyền Armenia đã kiểm soát được vùng này.
Chiến sự chấm dứt với lệnh ngừng bắn vào năm 1994, nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề của vùng lãnh thổ này. Cả 2 bên tiếp tục cáo buộc lẫn nhau về các cuộc tấn công ở xung quanh Nagorno-Karabakh.
Các cuộc đụng độ mới đây thúc đẩy làn sóng ngoại giao nhằm giảm căng thẳng kéo dài nhiều thập kỷ ở khu vực này,
Hôm 27/9, Tổng thống Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan có cuộc điện đàm, trong đó 2 bên kêu gọi tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình để chấm dứt những xung đột giữa Armenia và Azerbaijan.
Trước đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng hối thúc Azerbaijan và Armenia kiềm chế tối đa sau các cuộc xung đột.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng kêu gọi ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh, thúc giục các bên quay trở lại bàn đàm phán do Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu giám sát.
Trong khi đó, Tổng thống Trump cho biết Washington đang xem xét một số bước đi để ngăn chặn căng thẳng bùng phát tại khu vực tranh chấp này.
"Chúng tôi có nhiều mối quan hệ ở khu vực đó. Chúng tôi sẽ xem xét liệu chúng tôi có thể ngăn chặn nó hay không", ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng hôm 27/9.
Ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden cũng khẳng định các hành động thù địch có thể leo thang thành một cuộc xung đột rộng hơn. Ông kêu gọi chính quyền Trump thúc đẩy bố trí thêm các quan sát viên dọc khu vực này và ngăn chặn việc Nga "cung cấp vũ khí cho cả hai bên".
Mẫu trực thăng không người lái Trung Quốc có thể đưa ra Biển Đông Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm AR-500B, có thể triển khai trực thăng không người lái này tới Biển Đông và Hoa Đông để giám sát hàng hải. Trực thăng không người lái AR-500B cuối tháng 11 đã thực hiện cuộc thử nghiệm đầu tiên tại một cơ sở ở tỉnh Giang Tây, Viện Nghiên cứu và Phát triển Trực thăng Trung Quốc...