Trực thăng Apache của Mỹ lao đầu xuống biển ở Hy Lạp
Trong cuộc tập trận giữa Mỹ và Hy Lạp, một chiếc trực thăng tấn công Apache đã không may mất lái và lao thẳng đầu xuống biển. Tuy nhiên, cả 2 phi công đã thoát nạn.
Hãng tin AP trích lời chính phủ Hy Lạp cho biết, chiếc máy bay rơi do lỗi động cơ. Vụ việc diễn ra trong khuôn khổ cuộc tập trận SARISA-2016. Đây là cuộc trận quy mô lớn giữa Mỹ và quân đội Hy Lạp sẽ kéo dài tới ngày 23-9 tại thành phố Thessaloniki của Hy Lạp.
Vụ rơi máy bay diễn ra ngay gần bờ biển tuy nhiên không có ai thiệt mạng.
Hy Lạp có 28 trực thăng tấn công Apache trước vụ tai nạn
Boeng AH-64 Apache là mẫu máy bay trực thăng tấn công 2 động cơ, 4 cánh quạt với tổ lái 2 người. Trực thăng Apache được quân đội Mỹ biên chế hoạt động từ năm 1986, có tốc độ bay tối đa 276 km/giờ, với tầm bay 476 km. Trước khi xảy ra tai nạn trên, Hy Lạp có 28 chiếc Apache.
Theo Đặng Vũ/ RT
An ninh thủ đô
Điểm danh 5 vũ khí đáng sợ nhất của lục quân Mỹ
Lục quân Mỹ không hề thiếu các loại vũ khí sát thương nguy hiểm. Nhiều loại trong số này đã từng chứng minh được bản thân ở các cuộc chiến trên thế giới và được quân đội nhiều nước ưa chuộng. Tạp chí Scout Warrior vừa liệt kê ra 5 loại vũ khí mà họ cho là nguy hiểm nhất của lục quân Mỹ.
Trực thăng AH-64 Apache
Video đang HOT
Trực thăng Apache được cho là máy bay tốt nhất của lực lượng bộ binh. Rất nhiều cuộc chiến tranh trên thế giới đã chứng minh rằng, hỏa lực đường không chính là yếu tố quyết định tới phần thắng trong xung đột.
Trực thăng tấn công Apache
AH-64 Apache được Mỹ phát triển để thay thế cho Huey Cobra. Apache có thể hoạt động ở mọi địa hình trong ngày lẫn đêm và mọi điều kiện thời tiết. Trực thăng này được sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên là vào năm 1989 trong chiến tranh Panama. AH-64A Apache và AH-64D Apache đã đóng vai trò quan trọng trong một số cuộc chiến tranh ở Trung Đông, gồm Chiến tranh Vùng Vịnh năm 191, Chiến dịch Tự do bền vững ở Afghanistan và cuộc chiến tranh Iraq năm 2003. Các máy bay trực thăng Apache đã chứng tỏ là các thợ săn xe tăng tuyệt vời và cũng phá hủy hàng trăm các loại xe bọc thép.
Những loại vũ khí đáng chú ý của Apache có thể được kể đến như Pháo M230 30 mm với cơ số đạn lên đến 1.200 viên, tên lửa Hellfire, AIM-92 Stinger, AIM-9 Sidewinder, AGM-122 Sidearm và rocket Hydra 70.
Xe tăng M-1 Abrams
Được sản xuất bởi hãng General Dynamics, M-1 Abams là một trong những loại xe tăng chiến đấu được trang bị vũ khí mạnh nhất trên thế giới. Mặc dù được đưa vào sử dụng từ năm 1980, phải đến chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, xe tăng M1 Abrams mới có cơ hội để chứng minh khả năng chiến đấu trên chiến trường của mình.
Xe tăng M-1 Abrams
Tháp pháo của M1 Abrams bao gồm pháo nòng trơn M256 cỡ nòng 120mm và 3 súng máy bao gồm Browning M250 12,7mm cho trưởng xe, M240 7,62mm đồng trục với pháo chính cho pháo thủ 1 và M240 7,62mm cho pháo thủ 2.
Sau khi phát động cuộc chiến Iraq năm 2003, Mỹ đã phát hiện ra điểm yếu của M-1 Abrams là chiến đấu trong môi trường đô thị nên đã trang bị gói nâng cấp mới có tên TUSK với việc bổ sung lớp giáp phản ứng nổ ERA 2 bên sườn xe, tăng giáp phía sau xe, thiết bị ngắm bắn từ xa cho súng máy 12,7 mm của trưởng xe, tấm chắn đạn cho súng máy 7,62mm của pháo thủ 2 và điện thoại liên lạc giữa tăng và bộ binh.
Lựu pháo tự hành M-109A6 Paladin
Chương trình M109A6 Paladin được bắt đầu năm 1979 nhằm hiện đại hóa thế hệ pháo tự hành tầm xa M109. Đây là phiên bản cải tiến thứ 4 của dòng pháo tự hành M109 Paladin chủ yếu nhằm cải thiện khả năng sống sót, tính hiệu quả trong chiến đấu, việc dễ dàng trong bảo dưỡng và sự đáng tin cậy trên chiến trường.
Lựu pháo tự hành M109A6 Paladin
M109A6 Paladin được bọc thép toàn thân và trang bị pháo chính 155mm, mang theo 37 viên đạn không dẫn đường và 2 viên đạn pháo thông minh. Loại pháo tự hành này có thể đạt tốc độ 61km/h và tầm hoạt động tối đa 300km. Pháo 155mm trên M109A6 có tốc độ bắn khoảng 4 viên/phút với tầm xa 18km với đạn thường và 30km với đạn tăng tầm. Đạn dẫn đường chính xác của M109A6 Paladin có tên M928 Excalibur và được dẫn hướng bằng tín hiệu GPS.
Tên lửa chống tăng TOW
BGM-71 TOW là một tên lửa chống tăng có điều khiển bắt đầu phục vụ quân đội Mỹ từ năm 1970 nhưng vẫn còn rất được ưa chuộng ở thời điểm hiện nay.
Tên lửa có chiều dài 1,17 mét, đường kính 152 mm, trọng lượng phóng 21,5 kg. Với tầm bắn khoảng 4.200 mét, nó có thể phóng từ giá 3 chân hoặc các xe thiết giáp
Tên lửa TOW có thể bắn từ giá 3 chân hoặc lắp trên xe bọc thép
BGM-71 TOW là loại tên lửa chống tăng thế hệ 2 được dẫn đường bằng dây dẫn. Người bắn xác định mục tiêu và khóa bằng hệ thống kính ngắm quang học. Sau khi tên lửa rời bệ phóng, một cảm biến quang học liên tục theo dõi đường bay của tên lửa, người điều khiển sẽ điều chỉnh quỹ đạo bay thông qua hai dây dẫn.
Trong chiến tranh tại Syria, đã có nhiều lần phe đối lập dùng tên lửa TOW mà Mỹ cung cấp phá tan tành xe tăng T-72 của quân đội chính phủ.
Súng máy M-2
Được thiết kế từ những năm 1920, súng máy M2 Browning 12,7 mm vẫn là một trong những khẩu súng máy hạng nặng tốt nhất thế giới, được lính bộ binh mang vác hoắc gắn trên xe chiến đấu hoặc máy bay. Súng máy M2 12,7mm của Mỹ có tốc độ bắn chừng 450-600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 1.830m và tầm bắn tối đa lên tới 6.800m.
Súng máy M2
Dù được thiết kế từ rất lâu nhưng M2 vẫn đảm bảo được yếu tố tin cậy. Độ bền lẫn sức mạnh khiến M2 là một trong những loại vũ khí phổ biến nhất ở tiền tuyến, và lẽ dĩ nhiên nó vẫn còn rất được ưa chuộng trong quân đội của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khối NATO.
Theo Danviet
Mỹ lần đầu dùng trực thăng Apache không kích IS Mỹ hôm qua sử dụng trực thăng Apache tấn công Nhà nước Hồi giáo ở Iraq lần đầu tiên để giúp quân đội chính phủ nước này áp sát Mosul. Trực thăng Apache của Mỹ. Ảnh: Reuters. Hai trực thăng Apache bay cùng nhau và một chiếc phóng tên lửa Hellfire nhằm vào một phương tiện bọc thép chứa chất nổ của Nhà...