Trục lợi từ lộ ý định quy hoạch
“Thực tế đang có câu chuyện, có người biết ý định quy hoạch để bắt đầu lo mua đất đai sau đó bán lại cho người khác để hưởng lợi” – đại biểu Quốc hội Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận) nêu thực tế này khi Quốc hội thảo luận Dự án Luật Quy hoạch – dự luật dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp này.
Quy hoạch không gian biển cần chú trọng quốc phòng – an ninh
Theo đại biểu, Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Hội – Phó Tư lệnh Quân khu 4, trong giải trình, định hướng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định không gian biển là không gian mở, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhất là an ninh, quốc phòng. Điều 24 Dự thảo luật có 3 khoản thì nội hàm của 3 khoản về lĩnh vực quốc phòng an ninh chưa cụ thể, mới chỉ mới đề cập rất chung chung. “Lĩnh vực cần bảo vệ đặc biệt cho quốc phòng, an ninh theo tôi như thế chưa thỏa đáng” – Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Hội nói.
Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) phát biểu ý kiến về dự án Luật quy hoạch. Ảnh: Văn Bình
Liên hệ từ 8 điều cấm, tôi không biết nếu vi phạm xảy ra thì chúng ta áp dụng hình thức hành chính hay hình sự, trong khi hậu quả của việc làm sai trái quy hoạch là hậu quả lâu dài, có khi 5 – 10 – 20 năm mới phát hiện ra, làm sao phát hiện ngay để chúng ta ngăn chặn”. Đại biểu Nguyễn Văn Thể
(Sóc Trăng)
Sau khi dẫn chiếu nhiệm vụ, quyền hạn các bộ, cơ quan ngang bộ về quy hoạch, Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Hội cho rằng: “Tôi chưa thấy cơ quan nào chịu trách nhiệm quy hoạch không gian biển. Tại phụ lục 1, danh mục quy hoạch các ngành quốc gia có 38 quy hoạch, nhưng lĩnh vực quy hoạch không gian biển có nội dung liên quan đến quốc phòng – an ninh chưa được đề cập đến, chỉ mới quy hoạch hệ thống cảng biển quốc gia do Bộ GTVT lập và 2 quy hoạch do Bộ Quốc phòng lập là quy hoạch đất quốc phòng cùng quy hoạch các công trình quốc phòng, kho tàng”.
Từ phân tích trên, Thiếu tướng Hội khẳng định quy hoạch không gian biển, trong đó có nội dung phục vụ cho lĩnh vực an ninh – quốc phòng còn bỏ ngỏ và cảnh báo: “Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, chúng ta đã trải qua nhiều cuộc chiến chống ngoại xâm lớn, và tất cả đều có tình huống tấn công từ biển”.
Theo Thiếu tướng Hội, thời bình, nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ bờ biển ở các khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh phải được chuẩn bị căn cơ và chu đáo mà công tác quy hoạch không gian biển phải là nhiệm vụ trọng tâm. Ông đề nghị, dự thảo luật nên có 1 điều hoặc 1 khoản trong quy hoạch không gian biển có nội dung kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế- xã hội với quốc phòng – an ninh và có một khoản về cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì quy hoạch không gian biển.
Video đang HOT
Quy hoạch phải tránh thu hồi đất tràn lan
Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) nêu vấn đề, để ngăn ngừa tình trạng lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm có thể xảy ra, đề nghị nghiên cứu xem xét bổ sung mục tiêu của hoạt động quy hoạch đó là hoạt động quy hoạch phải vì sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Đánh giá về vấn đề liên quan đến xử lý vi phạm trong quy hoạch, đại biểu Nguyễn Văn Thể (Sóc Trăng) nói: “Khi có vi phạm, một là chúng ta xử lý hành chính, hai là xử lý hình sự, gây thất thoát thì phải bồi thường. Tuy nhiên liên hệ từ 8 điều cấm, tôi không biết nếu vi phạm xảy ra thì chúng ta áp dụng hình thức hành chính hay hình sự, trong khi hậu quả của việc làm sai quy hoạch là hậu quả lâu dài, sau 5-10-20 năm mới phát hiện ra, làm sao phát hiện ngay để chúng ta ngăn chặn”.
Cũng đề cập đến hành vi cấm, đại biểu Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận) cho rằng, cần bổ sung một nội dung mà thực tế lâu nay đã có, đó là để lộ lọt ý định quy hoạch, trước khi cấp thẩm quyền phê duyệt và trước khi hình thành dự thảo quy hoạch.
“Thực tế đang có việc người ta biết ý đồ quy hoạch nào đấy để lo mua đất đai, xác định một loạt các hưởng lợi từ việc biết trước quy hoạch đó. Cho nên theo tôi nên bổ sung nội dung này vào hành vi cấm” – ĐB Việt nói.
Đề cập đến vấn đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, đại biểu Hà Thị Minh Tâm (Hà Nam) cho hay: Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, để phát triển các khu công nghiệp dịch vụ phần lớn đều lấy từ đất nông nghiệp, mà những vị trí đó đều thuận lợi cho canh tác. “Tôi đề nghị trong nội dung quy hoạch, sử dụng đất quốc gia phải quy định rõ, cụ thể vị trí đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, tránh tình trạng thu hồi tràn lan và sử dụng đất kém hiệu quả như hiện nay” – đại biểu Minh Tâm nói.
Theo Danviet
Sẽ sửa 28 luật khác ngay trong luật Quy hoạch?
Phiên thảo luận về dự luật Quy hoạch tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách chiều 5/4 "găng" với nhiều câu hỏi về tính khả thi. Theo báo cáo, có 32 luật liên quan luật này phải sửa và phương án đề xuất là sửa ngay 28 luật trong luật này, 4 luật khác phức tạp hơn thì... nghiên cứu tiếp.
Báo cáo mới nhất về những vấn đề lớn về luật Quy hoạch của Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, do còn nhiều ý kiến khác nhau về dự án luật này, sau phiên họp cuối tháng trước của UB Thường vụ Quốc hội, cơ quan chủ trì thẩm tra đã tổ chức lam viêc riêng vơi 8 Bô con co y kiên khac vơi dư thao luât, chu tri đôi thoai liên bô giưa Cơ quan soan thao vơi cac Bô hưu quan; tổ chức các cuộc hội thảo tai 3 miên lấy ý kiến các đoàn Đại biểu Quốc hội và các chuyên gia, gưi xin y kiên cac Đoan đai biêu Quôc hôi về các nội dung.
UB Kinh tế cũng tham gia 2 phiên họp của Chính phủ (do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì) và phiên họp Thường trực Chính phủ về phương án giai trinh, tiêp thu, chinh ly dư an luật này.
Ngoài ra, Thương trưc UB Kinh tê lam viêc trưc tiêp vơi Bô trương Bô Tai nguyên va Môi trương vê quy hoach sư dung biên quôc gia theo mô hinh tich hơp không gian biên, lam viêc vơi Bô trương Bô Xây dưng vê môt sô vân đê cân lam ro vê quy hoach xây dưng trong dư thao luât.
Theo đó, về vấn đề hệ thống quy hoạch trong luật, nội dung "quy hoạch không gian biển quốc gia", cơ quan thẩm tra bảo lưu quan điểm ủng hộ quy định như trong dự thảo luật. UB Kinh tế cho rằng, không gian biển là không gian mở, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhất là an ninh quốc phòng chứ không chỉ khuôn trong khái niệm "quy hoạch sử dụng biển" như luật Biển hiện hành đang thể hiện.
Đối với vấn đề quy hoạch xây dựng, ông Thanh cho biết, dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng, hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia vẫn được Bộ quản lý chuyên ngành lập và tích hợp vào nội dung của quy hoạch tổng thể quốc gia (tại điểm h khoản 2, Điều 22). Các quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, quy hoạch khu chức năng đặc thù cấp quốc gia được lập và tích hợp vào nội dung quy hoạch vùng (tại điểm d va đ khoản 2 Điều 26); các quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch khu chức năng đặc thù cấp tỉnh bao gôm định hướng phát triển đô thị tỉnh lỵ và các thành phố, thị xã thuộc tỉnh; các thị trấn; định hướng phát triển hệ thống khu kinh tế, khu công nghệ cao và khu công nghiệp... được lập và tích hợp vào nội dung quy hoạch tỉnh (tại khoản 2 Điều 27).
Về các quy định chuyển tiếp và xử lý các quy định hiện hành về quy hoạch, UB Kinh tế nhắc lại việc có 32 luật cần sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan để phù hợp với luật này. Tuy nhiên, có 28 luật thuộc nhóm có thể sửa ngay tại luật này. Viêc sưa đôi cac quy đinh liên quan đên quy hoach thuôc nhom 3 liên quan đên 4 Luât, tương đôi phưc tap hơn va cân nghiên cưu ky cang, thưc hiên theo lô trinh.
Sửa vài chục luật, tích hợp hàng trăm quy hoạch hiện hành
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đặng Huy Đông tại phiên thảo luận.
Tham gia ý kiến trong phần thảo luận, Uỷ viên trường trực UB Pháp luật Nguyễn Trường Giang nhận định, luật quy hoạch lần này sẽ tạo ra bước đột phá trong công tác lập, thẩm định, quy hoạch nói chung.
Nhưng một vấn đề khiến đại biểu chưa yên tâm là việc chuyển tiếp, tích hợp các quy hoạch ngành vào hệ thống quy hoạch của luật này là một việc rất phức tạp. Theo đó, dù luật sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2019 nhưng đến 2021, quy hoạch tích hợp mới thực hiện, vận hành.
Ông Giang khuyến cáo cần cân nhắc thận trọng với một số quy hoạch quan trọng, nhất là các quy hoạch xây dựng.
"Việc tích hợp một số nội dung của quy định về quy hoạch xây dựng được tích hợp vào hệ thống có nhiều điểm không hợp lý. Cần lưu ý quy hoạch xây dựng là quy hoạch vật chất cụ thể, có tính đặc thù cao, liên quan đến không gian sống của người dân mà nếu "sai" một bước, ta có thể thấy tác động gây ra rất lớn, như những vấn nạn đối với các đô thị lớn đã thể hiện thời gian qua" - Uỷ viên thường trực UB Pháp luật nói.
Vấn đề sửa luôn 28 luật liên quan ngay tại luật Quy hoạch này, đại biểu Nguyễn Trường Giang băn khoăn, nếu vậy, dự luật trước khi trình Quốc hội thông qua phải nêu được cụ thể là luật này sẽ bãi bỏ điều khoản cụ thể nào của các văn bản pháp luật hiện hành. Việc này liệu có thể hoàn thành khi kế hoạch trình Quốc hội thông qua là ngay kỳ họp tới (tháng 5, tháng 6 năm nay).
Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) cũng dẫn một loạt con số như 15 quy hoạch vùng liên tỉnh (vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, vùng đô thị lớn và vùng đặc thù) đã được Thủ tướng phê duyệt, 100% các tỉnh, thành đã hoàn thành quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, 19/19 khu kinh tế ven biển cũng đã xong quy hoạch... Số lượng các quy hoạch đã hoàn thành để triển khai quy hoạch tích hợp, tổng thể quốc gia sẽ là một khối lượng công việc khổng lồ khó có thể hoàn thành mà nếu không cẩn thận, sẽ lại có nhiều trùng lắp.
Góp ý với tư cách một chuyên gia, PGS.TS Đặng Hùng Võ phân tích, hệ thống quy hoạch hiện tại của đất nước đang bị chia cắt vì tư duy quản lý đang chuyển từ cơ chế bao cấp sang thị trường, mỗi bộ ngành làm một quy hoạch riêng của mình mà nếu chồng các bản quy hoạch lên nhau, phần "chồng" nhau khá nhiều và phần "chống" nhau cũng tương đối.
Vậy nên, làm luật Quy hoạch lần này, theo ông Võ là một cơ hội để thay đổi, khắc phục vấn đề đó, để những bản vẽ ra cho tương lai hiệu quả cao hơn, giúp đất nước phát triển tốt hơn. Ý tưởng đưa ra, theo đó, là rất tốt, làm quy hoạch tích hợp để ra được bản quy hoạch tổng thể chung nhất, gạt bỏ những chồng lấn, mâu thuẫn nhau.
Tuy vậy, luật đang đứng trước thách thức, về tính khả thi, làm sao để khi tích hợp mà có một bản quy hoạch mà khi đặt chồng các quy hoạch ngành lên sẽ cho ra một sản phẩm chung khớp nối thống nhất như trên một bản đồ và bản đồ đó phải là phương án tốt nhất, hiệu quả nhất.
Chia sẻ tâm đắc với quan điểm này, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT (cơ quan chủ trì soạn thảo luật) nhấn mạnh, điểm nổi bật nhất trong luật là có bản quy hoạch tổng thể ở cấp quốc gia, vùng, tỉnh được thực hiện theo phương pháp tích hợp và chỉ có cách làm như vậy mới chống được chồng chéo. Trong việc lập quy hoạch chung, tích hợp, không có Bộ, ngành, cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối mà tất cả phải cùng ngồi lại để thảo luận và lựa chọn phương án mang lại nhiều lợi ích nhất để thực hiện.
Chốt lại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển ghi nhận hướng chỉnh lý trong bản dự thảo mới nhất là giữa nguyên 4 loại quy hoạch xây dựng hiện hành vào hệ thống quy hoạch. Còn về tính khả thi của dự luật, ông Hiển cho biết, UB Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến về việc này trong phiên họp thứ 4 tới đây. Thường vụ cũng sẽ là cơ quan quyết định có trình dự luật này ra Quốc hội xem xét, thông qua trong kỳ họp giữa năm nay không, trên cơ sở đánh giá dự luật có đảm bảo chất lượng như yêu cầu hay không.
P.Thảo
Theo Dantri
Thủ tướng phân định chuyện các Bộ trưởng "nói ngược" Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chưa hài lòng khi Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà "nói ngược" quan điểm trong phương án trình dự luật Quy hoạch của Chính phủ. Mâu thuẫn về việc xây dựng dự luật này cũng đã nhiều lần được đặt ra. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên tiếng chỉ đạo "chỉnh" lại...