Trục lợi từ dịch vụ tiêm chủng
Trước tình trạng vắc-xin dịch vụ ngày càng khan hiếm không ít cá nhân, tổ chức đã tìm cách trục lợi từ nhu cầu có thực của người dân.
Đặt tiền trước để mua vắc-xin dịch vụ
Nắm bắt được nhu cầu của các ông bố, bà mẹ tìm mọi cách để có thể mua vắc-xin dịch vụ tiêm phòng cho con, Công ty cổ phần Vật tư tiêu hao y tế Sài Gòn (trụ sở tại số 461 đường Cộng Hòa, phường 15, quận Tân Bình, TP.HCM) đã tổ chức nhận tiền đặt cọc của những người có nhu cầu mua vắc-xin dịch vụ. Dù mức giá công ty đưa ra là 2 triệu đồng/liều vắc-xin dịch vụ 5 trong 1 Pentaxim (hãng Sanofi, Pháp) và ai muốn mua phải đặt cọc trước 500 nghìn đồng/liều,1 tháng sau mới có thuốc, nhưng khá đông phụ huynh tìm đến đăng ký, đặt cọc tiền. Do vắc-xin Pentaxim phải tiêm 3 mũi, nên có người còn đặt tiền để mua luôn 3 liều. Trước vụ việc nêu trên, Bộ Y tế đã chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM tiến hành các biện pháp thanh, kiểm tra hoạt động của công ty này. Hiện, công ty đã dừng việc thu tiền đặt cọc của người dân.
Tiêm phòng vắc- xin
“Tâm lý lo ngại vắc-xin miễn phí chất lượng không tốt bằng vắc-xin dịch vụ là chưa có cơ sở. Vắc-xin quinvaxem của chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí là vì Nhà nước chi trả hết mọi khoản phí để bảo vệ sức khỏe toàn dân. Đây là vắc-xin do Liên minh toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng viện trợ, đã được Tổ chức Y tế thế giới WHO kiểm định về chất lượng”
PGS. TS. Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM.
Video đang HOT
Không chỉ chấp nhận đặt tiền trước, nhiều phụ huynh còn sẵn sàng mua vắc-xin dịch vụ với giá “cắt cổ” (lên tới 3 triệu đồng/mũi) để tiêm phòng cho con. Giữa năm 2015, mặc dù Hà Nội thông báo hết vắc-xin 6 trong 1, 5 trong 1 nhập khẩu từ Pháp, Bỉ nhưng một số y tá tại các trạm y tế, trung tâm y tế của Hà Nội đã “tiêm chui” vắc-xin dịch vụ cho trẻ với giá cao. Trong tháng 7, y tá H công tác tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội bị phát hiện “tiêm chui” vắc-xin dịch vụ 6 trong 1 không rõ nguồn gốc cho trẻ.
Chị Thu Hương (quận 1. TP.HCM) chia sẻ: “Là cha mẹ, ai chả tìm mọi cách đảm bảo an toàn cho con. Tình trạng trẻ bị tử vong do tiêm phòng vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng vẫn xảy ra khiến tôi không dám cho con đi tiêm phòng. Tôi cũng đang nhờ các mối quen biết tìm mua vắc-xin dịch vụ để tiêm phòng cho con, dù phải đặt tiền trước hay mua với giá cao”. Còn chị Hà Phương (Hoàng Mai, Hà Nội) nêu quan điểm, dù có bỏ ra 3 triệu hay hơn nữa để mua sự yên tâm thì không chỉ tôi mà nhiều ông bố bà mẹ sẵn sàng bỏ tiền. Vắc-xin của Pháp, Bỉ đang khan hiếm nguồn cung, Bộ Y tế nên tìm vắc-xin thay thế ở các nước có nền y tế tiên tiến, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Tỉ lệ tai biến vắc-xin là như nhau
Trước tình hình khan hiếm vắc-xin dịch vụ 5 trong 1, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã nhiều lần làm việc với đại diện các nhà sản xuất và đã thống nhất sẽ có 200.000 liều vắc-xin phối hợp 5 trong 1 (vắc-xin Pentaxim do Công ty Sanofi Pasteur S.A, Pháp sản xuất) được cung cấp cho thị trường Việt Nam trong thời gian tới. Hiện, Viện Kiểm định Quốc gia vắc-xin và sinh phẩm y tế đã kiểm định xong lô vắc-xin thứ nhất gồm 160.000 liều vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim. Số vắc-xin này sẽ được các công ty nhập khẩu phân phối ngay đến các trung tâm y tế dự phòng và các cơ sở tiêm chủng vào cuối tháng 12. 40.000 liều vắc-xin còn lại sẽ tiếp tục được phân phối sau khi có kết quả kiểm định đạt yêu cầu, dự kiến sẽ được cung cấp trong tháng 2/2016.
Nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng sự khan hiếm vắc-xin dịch vụ để gom hàng, tăng giá, ngày 23/12/2015, Cục Quản lý dược ban hành Công văn khẩn số 23517/QLD-KD gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý vắc-xin tiêm chủng dịch vụ, khi vắc-xin này được đưa ra lưu hành, yêu cầu các cơ sở tiêm chủng tuân thủ đúng quy định về giá vắc-xin và công bố danh sách các cơ sở được cung cấp vắc-xin.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhận xét, tiêm vắc-xin 5 trong 1 quinvaxem, trẻ thường có phản ứng nhẹ như quấy khóc, sốt… khiến các bậc phụ huynh lo lắng; còn tiêm vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 dịch vụ gây phản ứng phụ nhẹ hơn khiến cha mẹ có vẻ yên tâm hơn. Tuy nhiên, các loại vắc-xin đều có sự kiểm tra nghiêm ngặt trước khi được lưu hành ra thị trường và thế giới cũng đã chứng minh rằng, xác suất gây ra phản ứng nặng, thậm chí tử vong của các loại vắc-xin là như nhau. Hiện, tỉ lệ trẻ tiêm vắc-xin dịch vụ chỉ chiếm 0,8% (khoảng 100.000 trẻ), trong khi hằng năm có 1,5 triệu trẻ tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Vì thế, nếu so sánh thì rất khập khiễng. Chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng vấn đề, chứ không nên đổ lỗi cho vắc-xin./.
Minh Thư
Theo_VOV
2016, Việt Nam có 49.000 liều vắc xin 6 trong 1
Ngày 12/11, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, trong năm 2016 sẽ có khoảng 49.000 liều vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa được cung ứng cho thị trường Việt Nam.
Đây la loai văc xin đang dung trong tiêm chung dich vu tai Viêt Nam.
Con số này tăng khoảng 11.000 liều so với 2015 nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêm vắc xin dịch vụ ngày càng tăng của người dân.
Số lượng vắc xin 6 trong 1 Infanrix cung ứng cho Việt Nam vẫn hết sức hạn chế.
Theo đại diện tập đoàn phân phối vắc xin GSK tại Việt Nam, do nhu cầu vắc xin chứa thành phần ho gà vô bào tiếp tục tăng nên đến hết 2016, công ty vẫn chưa có khả năng đáp ứng được nhu cầu vắc xin 6 trong 1 trên toàn cầu dù đã nỗ lực cải thiện hiệu quả sản xuất.
Ngoài ra do một số quốc gia đã chuyển từ vắc xin có thành phần ho gà toàn tế bào sang ho gà vô bào trong các chương trình tiêm chủng quốc gia nên loại vắc xin này tiếp tục khan hiếm.
Được biết, trong năm 2015, trong số 38.000 liều Infanrix Hexa được cung ứng, có 34.000 liều được cung cấp cho các cơ sở tiêm dịch vụ, 4.000 liều còn lại được cung cấp cho Viện Paster TP.HCM để tiếp tục triển khai nghiên cứu lâm sàng.
Khoảng 2 năm trở lại đây, các vắc xin dịch vụ 5 trong 1, 6 trong 1 về Việt Nam luôn trong tình trạng khan hiếm, chỉ tiêm trong vài ngày đã hết. Ngành y tế khuyến cáo cha mẹ đưa con đi tiêm vắc xin 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng để phòng ngừa kịp thời ngừa bệnh cho trẻ, tránh chờ đợi khiên dich bênh co nguy cơ bung phat.
Infanrix Hexa là vắc xin ngừa 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em gồm: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bại liệt và viêm màng não do Hib; trong đó vắc xin ho gà là dạng vô bào.
T.Hạnh
Theo_VietNamNet
Hỗn loạn ở điểm tiêm vắc xin: Cục Y tế dự phòng lên tiếng Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đã lý giải nguyên nhân vì sao xảy ra tình trạng "cháy" vắc xin Pentaxim, dẫn đến cảnh hỗn loạn kinh hoàng tại Phòng tiêm chủng và dịch vụ Polyvac (182 Lương Thế Vinh, Hà Nội) tối ngày 24.12. "Cơn sốt" vắc-xin dịch vụ đã lên đến đỉnh điểm khi tối ngày 24.12, gần 600 người...