Trục chiến lược Nhật – Ấn bao vây Trung Quốc đã hình thành?
Cuộc diễn tập hải quân song phương lần đầu tiên được tiến hành vào ngày thứ 5 (19-12), tại vùng biển Ấn Độ đã cho thấy dấu hiệu hình thành một trục chiến lược mới Nhật – Ấn.
Cuộc diễn tập được tổ chức tại vịnh Bengal trong thời gian 4 ngày, với mục đích nhằm nâng cao khả năng hoàn thành hành động an ninh trên biển chung giữa hai nước trong tương lai. Khoa mục diễn tập bao gồm tác chiến chống cướp biển, diễn tập pháo binh, cất hạ trực thăng trên boong tàu và tác chiến chống ngầm.
Được biết, tàu hộ vệ tàng hình F-48 “INS Satpura”, tàu khu trục tên lửa D-55 “INS Ranvijay” do Ấn Độ chế tạo sẽ tham gia diễn tập. Còn phía Nhật sẽ điều tàu khu trục tên lửa DD-109 JS Ariake và DD-156 JS Setogiri tới Ấn Độ tham gia diễn tập.
Giai đoạn diễn tập trên biển bao gồm diễn tập đổ bộ tần suất cao lên tàu trong tình huống tác chiến chống cướp biển, diễn tập cứu hộ cứu nạn, ngoài ra còn tổ chức diễn tập chống hạm, chống ngầm và tác chiến phòng không.
Mặc dù truyền thông Ấn Độ cho rằng cuộc diễn tập này là tiêu chí hình thành trục chiến lược mới, nhưng trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên hai nước tổ chức diễn tập chung. Năm 2011, trong thời gian Bộ trưởng quốc phòng Ấn, AK Antony thăm Nhật đã đạt được thỏa thuận rằng, hai nước sẽ tổ chức diễn tập hải quân song phương theo định kỳ.
Cuộc diễn tập hải quân song phương lần thứ nhất diễn ra vào tháng 1 năm 2012 tại khu vực biển gần Nhật Bản, còn lần diễn này được coi như là một sự “đáp lễ”. Còn sớm hơn một chút là vào năm 2007, lực lượng tự vệ Nhật đã từng tham gia diễn tập trên biển đa quốc gia “Marabel-07″ do Ấn chủ trì.
Trục chiến lược Nhật-Ấn đang hình thành? (Ảnh minh họa)
Ngoài tiến hành diễn tập trên biển, mấy năm gần đây giao lưu hợp tác quân sự Nhật – Ấn ngày một thường xuyên hơn.
Theo báo “Tin tức nước Nga” () cho biết, quân đội Ấn Độ đang đề xuất mua radar khí tượng tầm cao và hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống quang điện trên hạm của Nhật. Quân đội Ấn cho rằng, Nhật Bản có thể sẽ đồng ý bán cho mình hệ thống radar này, một khi mua thành công, Ấn Độ sẽ bố trí hệ thống này tại khu vực Ladakh thuộc Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
Hệ thống rada này không chỉ dùng vào việc nghiên cứu khoa học, nó còn là hệ thống rada cảnh giới tầm cao, tầm xa, quân đội Ấn sẽ sử dụng hệ thống này để không chỉ giám sát tình báo nước láng giềng Trung Quốc, Pakistan và Afghanistan gần khu vực Himalaya, mà còn có thể tăng cường khả năng giám sát tên lửa các quốc gia xung quanh Ấn Độ, đặc biệt là Trung Quốc và Pakistan.
Video đang HOT
Ngoài ra, theo “Thời báo Ấn Độ” (The Times of India) từng cho biết, cùng với việc quan hệ hợp tác quân sự Nhật – Ấn liên tục phát triển, trong tương lai, toàn bộ cảng biển của Ấn Độ sẽ mở rộng đối với tàu thuyền của Nhật, qua đó sẽ thực hiện chiến lược chia sẻ nguồn tài nguyên địa chính trị và quân sự giữa hai nước Nhật – Ấn, mở ra một trục chiến lược mới như bài báo đã nhận định.
Theo ANTD
10 khu trục hạm bự nhất thế giới (1): Mỹ là số 1
Không phải Nga, mà Mỹ mới là quốc gia nắm vị trí số 1 trong top 10 tàu khu trục lớn nhất thế giới hiện nay.
1. Khu trục hạm DDG 1000 lớp Zumwalt (Mỹ)
Khu trục hạm đa năng DDG 1000 lớp Zumwalt mới nhất của Hải quân Mỹ là tàu khu trục lớn nhất thế giới từng được đóng với lượng choán nước đầy tải lên tới 15.646 tấn. Nó đã bắt đầu được đóng từ năm 2009, hạ thủy tháng 10/2013 và chiếc đầu tiên sẽ gia nhập Hải quân Mỹ vào năm sau.
Mỗi tàu khu trục lớp Zumwalt có chiều dài 186m và rộng 24,5m với thủy thủ đoàn 158 người. Thiết kế đột phá giúp tăng tính năng "tàng hình" và giúp cho chiếc tàu có thể đảm đương nhiều chức năng phòng không, chống ngầm, tiêu diệt tàu mặt nước khi di chuyển với tốc độ 30 hải lý/giờ.
DDG-1000 với thiết kế cực "dị" nhưng cũng cực kì lợi hại.
Về vũ khí, mỗi con tàu lớp Zumwalt có 80 ống phóng thẳng đứng (VLS) bắn các tên lửa chống ngầm, chống hạm hay tên lửa hành trình, phòng không. Ngoài ra, trên tàu còn có 2 hải pháo 155mm và hai pháo phòng không tầm cực gần 30mm. Tất cả những công nghệ tiên tiến nhất đều được sử dụng trên Zumwalt, kể cả hệ thống kiểm soát thiệt hại cũng được tích hợp. Ngoài ra trên tàu còn có sân đáp trực thăng lớn và nhà chứa máy bay.
2. Khu trục hạm lớp Atago (Nhật)
Với tổng choán nước đầy tải là 10.000 tấn và thủy thủ đoàn 300 người khiến chiếc tàu chiến của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) trở thành một trong những khu trục hạm lớn nhất thế giới. Tàu lớp Atago là sự nâng cấp của lớp tàu Kongo và có chiều dài 165m.
Tàu khu trục Aegis DDG-177 lớp Atago.
Chiếc đầu tiên của lớp tàu này, khu trục hạm Atago (DDG-177) được bàn giao năm 2007 còn chiếc thứ hai mang tên Ashigara (DDG-178) gia nhập biên chế Nhật năm 2008.
Hệ thống vũ khí trên tàu lớp Atago tạo thành hệ thống tác chiến Aegis, ống phóng thẳng đứng Mk 41, hai pháo 20mm, hải pháo Mark 45 Mod 4 cỡ nòng 127mm, tên lửa đối hạm và bệ phóng ngư lôi hạng nhẹ Type 68. Tàu lớp Atago còn có bãi đáp trực thăng và nhà chứa 1 máy bay mang theo, tốc độ tối đa của khu trục hạm Atago là 30 hải lý/giờ.
3. Khu trục hạm lớp Hoàng đế Sejong (Hàn Quốc)
Tàu lớp Hoàng đế Sejong, còn được biết đến với tên DDH-III là khu trục hiện đại và lớn nhất của hải quân Hàn Quốc, được trang bị hệ thống tác chiến Aegis, mỗi chiếc có tổng choán nước 10.000 tấn và thủy thủ đoàn 300 người.
Khu trục hạm lớp DDH-III nằm trong chiến lược biển xanh của Hàn Quốc khi phát triển một thế hệ tàu tân tiến mới. Ba tàu khu trục lớp DDH-III đã được đóng bởi tập đoàn công nghiệp nặng Huyndai và Daewoo để bàn giao cho Quân đội Hàn Quốc từ năm 2008 đến 2012.
DDH-III Hoàng đế Sejong của Hàn Quốc.
Vũ khí của niềm tự hào Hải quân Hàn Quốc là hải pháo Mk 45 Mod 4 127mm, pháo phòng không tầm cực gần (CIWS) Goalkeeper, tên lửa phòng không/chống tàu, rocket chống ngầm và ngư lôi. Khu trục hạm này còn mang theo 2 máy bay trực thăng để trong nhà chứa và hệ thống động lực kết hợp khí và tuốc-bin khí giúp đạt tốc độ 30 hải lý/giờ.
4/ Khu trục hạm lớp Kee-Lung (Đài Loan)
Lớp Kee-Lung (lúc đầu gọi là lớp Kidd), gồm 4 chiếc tàu trong biên chế Hải quân Đài Loan là loại khu trục hạm lớn thứ 4 trên thế giới, đồng thời cũng là tàu chiến lớn nhất nước này. Những chiếc tàu này được chuyển giao cho Quân đội Đài Loan từ năm 2005 đến 2006.
Tàu lớp Kee-lung có lượng choán nước tiêu chuẩn 6.950 tấn và khi đầy tải là 9.574 tấn. Mỗi tàu có đội thủy thủ đoàn lên đến 363 ngườii, trang bị các hệ thống thông tin và tác chiến rất hiện đại để đảm nhiệm chức năng kì hạm chỉ huy hạm đội.
"Nắm đấm" trên biển Kee-lung của Hải quân Đài Loan.
Vũ khí của khu trục lớp Kee-lung gồm: 2 hải pháo 127mm, 2 pháo bắn nhanh Phalanx, 2 bệ phóng ngư lôi hạng nhẹ, tên lửa Harpoon và tên lửa phòng không tầm xa SM-2. Tàu có có sân đáp ở đuôi tàu đáp ứng cho 2 trực thăng S-70 Black Hawk và tốc độ tối đa của khu trục hạm loại này lên tới 33 hải lý/giờ.
5/ Khu trục hạm lớp Arleigh-Burke (Mỹ)
Arleigh-Bruke là loại tàu khu trục chủ lực của Hải quân Mỹ, là loại tàu khu trục lớn thứ 5 thế giới và nó cũng là loại tàu đầu tiên sử dụng hệ thống tác chiến Aegis. Các tàu lớp này bắt đầu gia nhập biên chế Hải quân Mỹ từ năm 1991.
Hiện nay, Hải quân Mỹ có trong biên chế 62 tàu khu trục lớp Arleigh-Burke với 3 phiên bản là Flight I (DDG 51-71), Flight II (DDG 72-78) và Flight IIA (DDG 79 về sau). Thiết kế của Flight III đã được lên kế hoạch cho năm 2016. Ở phiên bản Flight IIA có tổng choán nước là 9.648 tấn.
Khu trục hạm lớp Arleigh-Burke.
Hiện các tàu Arleight-Bruke mới nhất trang bị tên lửa phòng không tầm xa loại SM-2/3, tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống ngầm ASROC, tên lửa phòng không tầm trung-gần Sea Sparrow, ngư lôi Mk 46 và pháo hạm Mk 45 127mm. Bốn động cơ tuốc-bin khí LM2500-30 giúp tàu đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.
Theo Kiến thức
Mỹ chi 81 tỷ USD sắm 100 máy bay ném bom thế hệ mới Không quân Mỹ có kế hoạch mua 100 máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới, tổng chi phí ước tính lên tới 81 tỷ USD, cao hơn 47% so với tổng dự toán ban đầu là USD 55 tỷ USD. Trước đây, không quân Mỹ cũng đã lên kế hoạch mua 132 máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2,...