Trực cấp cứu 24/24 giờ dịp nghỉ lễ
Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các Sở Y tế tỉnh, thành cần tổ chức công tác y tế đảm bảo trong kỳ nghỉ lễ kéo 30/4 – 1/5 kéo dài 4 ngày sắp tới.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn đề nghị các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, ngành thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bảo đảm trực đầy đủ theo 04 cấp: trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hành chính – hậu cần và trực bảo vệ – tự vệ.
Công tác cấp cứu, khám chữa bệnh được đảm bảo trong kỳ nghỉ lễ sắp tới. Ảnh minh họa: H.Hải
Thường trực cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng và khẩn trương ứng phó trong trường hợp cấp cứu tai nạn hàng loạt, tai nạn giao thông nghiêm trọng nếu có tại địa phương;
Bảo đảm công tác thường trực cấp cứu kịp thời đối với các trường hợp ngộ độc thực phẩm, đuối nước, tai nạn thương tích tại các địa điểm tập trung đông khách du lịch;
Lập kế hoạch công tác chuyên môn, tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh cho nhân dân, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không từ chối hoặc xử trí chậm trễ các trường hợp cấp cứu. Nếu trái tuyến, trái chuyên khoa cũng phải xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đến cơ sở y tế khác.
Video đang HOT
Các đơn vị cũng cần trực Đường dây nóng 24/24h để sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp, chi viện, ứng cứu trong trường hợp cần thiết như: các diễn biến bất thường về cấp cứu, tai nạn hàng loạt, tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Tại Hà Nội, các hoạt động đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ lễ cũng được triển khai.
Bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, cơ quan này đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc Sở Y tế tổ chức khám chữa bệnh, duy trì thường trực cấp cứu 24/24 giờ ; chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền, phương tiện cấp cứu để dự phòng, sẵn sàng thu dung và cấp cứu người bệnh.
Các đội cấp cứu cơ động tổ chức trực tại đơn vị luôn sẵn sàng cơ động, ứng cứu khi có lệnh.
Đặc biệt, trong vấn đề an ninh bệnh viện, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện phải xây dựng kế hoạch phối hợp với công an, lực lượng có liên quan trên địa bàn đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và cháy nổ tại đơn vị, tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện quy chế chuyên môn.
Trung tâm Y tế dự phòng và các đơn vị tổ chức thường trực chống dịch, chủ động sẵn sàng hóa chất, phương tiện phục vụ công tác phòng dịch, kịp thời xử lý ổ bệnh phát sinh.
Chi Cục An toàn thực phẩm và các đơn vị tăng cường công tác thanh kiểm tra, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau ngày nghỉ Lễ tại các điểm vui chơi, lễ hội.
Tú Anh
Theo Dân trí
Gần 97% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá ( Bộ Y Tế ) cho rằng con số 96,8% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc sẽ khiến nhiều người đang hút thuốc lá phải giật mình.
Tại Việt Nam, gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá rất đáng báo động. Tổ chức y tế thế giới cho rằng, mỗi năm nước ta có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến sử dụng thuốc lá. Số trường hợp tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao.
Bệnh tật và tử vong sớm do sử dụng thuốc lá chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam. Các bệnh có nguyên nhân trực tiếp do sử dụng thuốc lá như: đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nam và nữ. Nghiên cứu của BV K cũng cho thấy, 96,8% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá.
Trong khi đó tại Việt Nam có 33 triệu người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc. Đây là vấn đề đáng lo ngại bởi hút thuốc lá thụ động gây tác hại cho sức khỏe không kém người đang hút thuốc.
Trong khói thuốc lá chứa hơn 7000 hóa chất trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân quan trọng gây ra hơn 25 căn bệnh như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch... (xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, nhồi máu cơ tim...) và các bệnh về hô hấp. Trên thế giới, sử dụng thuốc lá gây ra 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Với những người hít khói thuốc thụ động cũng có nguy cơ mắc các bệnh giống như người hút thuốc như ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, các bệnh về tim mạch. Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành ở những người hút thuốc thụ động cao hơn 25 - 30% so với những người không hít phải khói thuốc.
Người hút thuốc lá thụ động cũng dễ mắc bệnh thiếu máu cục bộ tim, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, hen suyễn và ung thư phổi là nguyên nhân phổ biến nhất của người chết liên quan đến khói thuốc lá. Tiếp xúc với khói thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi hợp đồng bằng 30% (ung thư phổi tế bào nhỏ bằng 300%) và bệnh tim mạch vành 25%.
Để tiếp tục tuyên truyền phòng chống tác hại thuốc lá, từ tháng 4/2018, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Quỹ PCTH thuốc lá) - Bộ Y Tế triển khai chiến dịch phát sóng thông điệp truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá. Chiến dịch sử dụng thông điệp với hình ảnh mô tả các bệnh liên quan tới sử dụng thuốc lá, các thông tin về các địa điểm cấm hút thuốc theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
PGS Khuê kỳ vọng qua chiến dịch này sẽ có nhiều người hơn nữa được biết các thông tin về tác hại của hút thuốc và hút thuốc thụ động để từ đó có những thay đổi hành vi phù hợp như không hút thuốc gần mọi người, không hút thuốc tại những nơi có quy định cấm, cai thuốc lá vì sức khoẻ của chính mình và những người thân của mình.
Bà Sandra Mullin, Phó Chủ tịch Ban Chính sách, Vận động và Truyền thông của Tổ chức Vital Strategies đánh giá Việt Nam đã đạt những kết quả tốt trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá thời gian qua cũng như việc tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông trong năm 2018. Việc sử dụng những thông điệp bằng hình ảnh mô tả về các bệnh liên quan tới sử dụng thuốc lá sẽ làm tăng thêm hiệu quả tác động tới việc thay đổi hành vi của người hút cũng như những người không hút thuốc dám lên tiếng nhắc nhở người hút thuốc hút đúng nơi quy định".
Chiến dịch phát sóng bắt đầu từ tháng 4/2018 và kết thúc vào tháng 8/2018 với 4 thông điệp về không hút thuốc lá nơi làm việc; không hút thuốc lá trong nhà hàng; không hút thuốc lá trên các phương tiện giao thông công cộng; các thông điệp về khuyến khích cai nghiện thuốc lá và ý nghĩa của việc tăng thuế thuốc lá.
Tú Anh
Theo Dân trí
Vụ bệnh nhi bị bỏ mặc: Sở Y tế lý giải nguyên nhân Sở Y tế TPHCM vừa có báo cáo gửi Cục Quản lý Khám, chữa bệnh về "sự cố xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn". Qua báo cáo, Sở Y tế cũng lý giải những nguyên nhân gây bức xúc cho gia đình người bệnh. Liên quan đến vụ việc "Bệnh viện bỏ mặc bệnh nhi vì gia đình...