Truất quyền “trụ trì” vì không tuân theo chỉ đạo… ?
Với lý do không thực hiện chỉ đạo của Tăng đoàn và liên tục có đơn thư với nội dung bất tuân sự lãnh đạo của Ban Trị sự Phật giáo Phú Yên.
Đại đức Thích Quảng Ngộ, nguyên Trụ trì chùa Thanh Lương (xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên)
Không nghe theo thì truất quyền
Trong thông báo số 148/PGPY/TB do Hòa thượng Thích Tâm Thủy, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Phú Yên ký ngày 12/11/2012 viết rõ: Lý do khai trừ thầy Quảng Ngộ ra khỏi Tăng đoàn Phật giáo Phú Yên, là vì thầy “không thực hiện sự chỉ đạo của BTS về Tổ đình Bảo Tịnh tu học, trái lại liên tục có đơn thư nội dung bất tuân sự lãnh đạo của Ban Trị sự.
Kể từ ngày ra thông báo, Đại đức Thích Quảng Ngộ, thế danh Đặng Văn Thìn, sinh năm 1977, không còn là tu sĩ do Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Phú Yên quản lý. Mọi hoạt động tôn giáo của Đại đức Thích Quảng Ngộ tại chùa Thanh Lương, Ban Trị sự không chịu trách nhiệm”.
Trước quyết định của Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo Phú Yên, Đại đức Thích Quảng Ngộ đã gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan ban ngành và đơn vị truyền thông.
Thông báo khai trừ Đại đức Thích Quảng Ngộ Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Phú Yên
Quyết định không đúng luật pháp, luật đạo
Tiếp cận và tìm hiểu vụ việc, theo như những thông tin của Báo Người Cao Tuổi tìm hiểu thì việc ra quyết định này không đúng luật pháp, luật đạo, làm thiệt hại đến uy tín, quyền lợi hợp pháp của Đại đức Thích Quảng Ngộ và chùa Thanh Lương.
Quyết định dựa trên mấy việc quy tội danh chính của Đại đức Thích Quảng Ngộ như sau: Trụ trì chùa Thanh Lương tự tôn mình lên làm Hòa thượng qua ngòi bút của phóng viên Lê Ngọc Minh, đăng trên Tạp chí Đương thời?
Qua xác minh người dân địa phương và các cấp chính quyền ở đây cho biết chưa bao giờ thấy Đại đức Thích Quảng Ngộ tự xưng danh là Hòa thượng. Các văn bản, giấy mời, thông báo của chùa đều kí tên là Đại đức Thích Quảng Ngộ.
Việc phóng viên viết bài giới thiệu về chùa Thanh Lương trong đó có ghi trụ trì chùa Thanh Lương là Hòa thượng Thích Quảng Ngộ là sự nhầm lẫn của tác giả, không liên quan gì đến cá nhân thầy trụ trì.
Video đang HOT
Trong lĩnh vực xây dựng và quản lí đất đai, từ năm 2006, thầy Quảng Ngộ có vi phạm, nhưng chính quyền đã nhắc nhở và cảnh cáo, xử phạt 200.000 đồng.
Từ năm 2006 đến nay thầy Quảng Ngộ đã khắc phục và theo pháp luật quy định xử phạt hành chính hiện hành thì thầy không tái phạm. Hơn nữa việc vi phạm này là vi phạm về hành chính; không có động cơ trục lợi cá nhân.
Riêng việc Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Phú Yên nêu “với hành động côn đồ, Đại đức Thích Quảng Ngộ đánh Phạm Thị Hàn. Nay đã chết…”. Sau khi tìm hiểu, phóng viên đã chỉ rõ, năm 2007, cháu Phạm Thị Hàn khoảng 20 tuổi, trú tại thôn Mỹ Quang Nam, xã An Chấn, huyện Tuy An, bị bệnh tâm thần bẩm sinh, có đến chùa nhặt củi, các cụ già làm công quả ở chùa không cho nhặt.
Trích dẫn hàng lô bộ luật nhà nước để “hù” thiên hạ, nhưng thực chất là phô ra cho thiên hạ thấy cái sự “mù” của mình về luật pháp nhà nước và về văn bản hành chính giáo hội (Quần Anh)
Cháu không nghe, ngang bướng, xảy ra xô đẩy nhẹ giữa cháu Hàn và hai Phật tử cao tuổi của chùa Thanh Lương, thầy khuyên bảo nhưng cháu không nghe, còn hung hăng xé rách áo thầy. Thầy lấy roi tre đánh cháu hai roi, sự việc chỉ có vậy.
Người nhà cháu Hàn có báo cáo việc này cho UBND xã An Chấn. UBND xã mời bên người nhà cháu Hàn và đại diện chùa Thanh Lương đến. Tại buổi làm việc, với tư cách trụ trì chùa Thanh Lương, thầy xin lỗi người nhà cháu Hàn vì những chuyện đã xảy ra.
Đại diện gia đình cháu Hàn đề nghị chùa hỗ trợ số tiền 150.000 đồng để gia đình lo thuốc men trị bệnh tâm thần cho cháu (chứ không phải điều trị vết thương, vì cháu Hàn không có thương tích gì), không phải là tiền phạt. Hai bên thống nhất hòa giải.
UBND xã An Chấn chứng kiến, không lập biên bản, bởi đây là việc rất nhỏ. Sau đó hai năm, cháu Hàn trong một lần hái rau tại gành Ông ngã xuống vực đá chết. Cái chết của cháu Hàn không liên quan đến chùa Thanh Lương.
Chính vì thế việc quy kết này là sai sự thật, gia đình cháu Hàn đã viết giấy xác nhận cho chùa, cháu Hàn mất là do té ngã.
Nhưng chính quyền “thống nhất” đồng tình?
Với những quy tội của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Phú Yên như thế nhưng không hiểu sao Ủy ban nhân dân huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên) lại ra thông báo “thống nhất” đồng tình.
Ngày 20/11/2012, Ủy ban nhân dân huyện Tuy An ra Thông báo số 301/TB-UBND, trong đó ông Lê Hoàng Sang, Chủ tịch UBND huyện Tuy An kết luận rằng “thời gian vừa qua, ông Đặng Văn Thìn, pháp danh Thích Quảng Ngộ, trụ trì chùa Thanh Lương, xã An Chấn đã có nhiều vi phạm pháp luật như: Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật tài nguyên khoáng sản, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, Nghị định 22/CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ; vi phạm Hiến chương GHPGVN…”
Ông Chủ tịch huyện cho rằng “hầu hết các vi phạm đó đều có hệ thống”, đồng thời trưng dẫn các việc vi phạm của thầy Quảng Ngộ như: tự ý tháo dỡ cổng Tam quan và tường rào để xây dựng mương thoát nước, đào ao trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp của nhà chùa mà không xin phép chính quyền, xây dựng điện thờ Quán Âm không có giấy phép, tự ý chuyển nhượng quyền sự dụng đất, tổ chức lễ hội không đúng nội dung chương trình đã đăng ký, được duyệt”.
Thông báo của UBND huyện Tuy An, “thống nhất” trục xuất Đại đức trụ trì chùa Thanh Lương
Ông Bí thư kiêm Chủ tịch huyện cũng nêu ra việc “đạo hữu chùa Thanh Lương phản ánh ông Đặng Văn Thìn có những việc làm không tròn đạo hạnh, có đơn thư tố cáo ông cưỡng hiếp bà Lương Thị Bảy”, 56 tuổi, vào năm 2007… mặc dù đến nay, đã 3 tháng trôi qua, cơ quan điều tra vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng rằng thầy Quảng Ngộ có cưỡng hiếp bà này hay không?.
Bên cạnh đó, ông Chủ tịch huyện còn nêu ra các văn bản liên quan đến thầy Quảng Ngộ của Ban trị sự GHPGVN tỉnh Phú Yên, như Quyết định số 131 – phế chức trụ trì chùa Thanh Lương, thông báo 141 – thuyên chuyển thầy Quảng Ngộ về Tổ đình Bảo Tịnh tu học, thông báo 148 – khai trừ thầy Quảng Ngộ ra khỏi hàng ngũ tăng ni thuộc Ban trị sự GHPGVN tỉnh Phú Yên.
Từ đó, ông Lê Hoàng Sang khẳng định quan điểm của chính quyền địa phương là “thống nhất theo tinh thần nội dung Thông báo số 148/PGPY ngày 12/11/2012 của BTS GHPGVN tỉnh Phú Yên về việc khai trừ đại đức Thích Quảng Ngộ ra khỏi hàng ngũ tăng ni thuộc Ban Trị sự Tỉnh hội PG Phú Yên.”
Đại đức Thích Quảng Ngộ, sinh năm 1977, xuất gia tại chùa Long Khánh với bổn sư là Thượng tọa Thích Nguyên Cầu, Chánh đại diện PG huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên.
Năm 2005, Đại đức được Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Phú Yên bổ nhiệm giữ chức trụ trì chùa Thanh Lương.
Rạng sáng ngày 24/12/ 2004, một pho tượng Quán Thế Âm Bồ-tát bằng gỗ quý có chiều cao 2,2 mét, đứng trên một con rồng, từ biển khơi trôi dạt vào Hòn Dứa, được ngư dân địa phương phát hiện và báo cho chùa Thanh Lương.
Dư luận đang đặt dấu hỏi, nguyên nhân sâu xa của việc trục xuất trụ trì này có phải là vị bức tượng Phật bà này chăng?
Nhận được tin, Ban Hộ tự liền thông báo cho chính quyền sở tại biết, đồng thời tổ chức phật tử cung nghinh ngài về phụng thờ tại chùa Thanh Lương.
Từ đó đến nay, rất nhiều phái đoàn, trong đó có cả chư tôn giáo phẩm trong Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN, các nhà khảo cổ, tăng ni, phật tử trong, ngoài nước đã đến chùa Thanh Lương chiêm bái pho tượng này.
Sau khi pho tượng này thu hút nhiều khách hành hương, ngày 21/12/2007, Hòa thượng Thích Nguyên Đức, Phó Ban thường trực Tỉnh hội Phật giáo Phú Yên ký công văn số 095, xin phép chính quyền cho di dời tượng Phật bà ra khu du lịch Sao Việt tại Gành Ông, xã An Chấn.
Đổi lại “nhà đầu tư (Công ty New City và Công ty TNHH Sao Việt – PV) và Tỉnh hội nhất trí dành một phần kinh phí để hoàn tất chùa Tổ (chùa Bảo Tịnh – PV) tại trụ sở tỉnh Hội và trùng tu chùa Thanh Lương”.
Vụ “ép phe” giữa “nhà đầu tư và tỉnh hội” này đã vấp phải sự phản kháng dữ dội của phật tử chùa Thanh Lương. Thậm chí, ngày 25/02/2008, một nhóm Phật tử Việt kiều Mỹ, gốc Phú Yên cũng đã gửi kiến nghị phản đối quyết liệt đến HT. Thích Nguyên Đức.
Được biết, ngày 01/08/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên có công văn số 2218/UBND-VX, chấp thuận việc Đại đức Thích Quảng Ngộ xây dựng chánh điện chùa Thanh Lương.
Ngày lễ khởi công xây dựng chính điện đang được xúc tiến thì ngày 28/08/2012, BTS PGPY ra công văn đề nghị thầy Quảng Ngộ giữ nguyên hiện trạng chùa Thanh Lương “vì nội bộ chùa đang có sự bất ổn.”
Theo Dantri
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng chùa
Tưởng phật tử gọi mở cửa để dâng hương, sư thầy Thích Đàm Quyết, trụ trì chùa Mạc Thượng (xã Chính Lý, Lý Nhân, Hà Nam) ra mở cửa thì phát hiện bé gái sinh non bị bỏ rơi.
Sư thầy Quyết cho biết tối 21/11, khi chuẩn bị làm lễ phật thì một số điện thoại lạ gọi vào máy của sư thầy. "Người phụ nữ lạ nói &'Phiền thầy mở cửa cho con vào chùa có chút việc'. Tưởng phật tử vào dâng hương nên tôi vội mở cửa thì thấy bé gái mới sinh ngọ ngậy trong chiếc giỏ, bên trong có 10 chiếc tã và không một lời nhắn nhủ", sư thầy kể lại.
Toàn thân bé gái tím tái, người còn dính nước ối. Do sinh non, bé chỉ nặng gần 2 kg. Các y tá địa phương đã đến khám sức khỏe và tắm rửa cho bé, hiện sức khỏe của bé rất yếu.
Bé gái hiện còn rất yếu. Ảnh: Văn Định.
Sau khi điện cho số máy lạ nhưng không liên lạc được, sư thầy Thích Đàm Quyết đã báo cáo chính quyền địa phương và làm thủ tục nhận nuôi bé.
Chùa Mạc Thượng hiện nuôi dưỡng 5 bé, lớn nhất năm nay mới hơn 3 tuổi, nhỏ nhất mới gần 8 tháng. "Các cháu đã có duyên với cửa chùa thì chúng tôi sẽ nuôi dưỡng các cháu ăn học đến khi trưởng thành. Nếu sau này cha mẹ muốn nhận lại con thì chúng tôi sẽ trao lại bé", sư thầy Quyết nói.
Theo VNE
Nhà sư "khóa môi" Đàm Vĩnh Hưng đã hoàn tục Sáng 16/11, nhà sư Thích Pháp Định đã xin sư phụ là Sư Thích Bửu Chánh - trụ trì và chư tăng Thiền viện Phước Sơn (Đồng Nai) được hoàn tục. Sau lễ nghi nhà Phật, chư tăng Thiền viện Phước Sơn đã chấp thuận Sư Pháp Định thực hiện các nghi lễ để trở về đời Trong lá đơn xin hoàn tục...