Trưa nay ăn gì: Tự tay vào bếp đãi cả nhà món lẩu cháo chùm ngây dân dã
Nếu như nhắc đến các món lẩu cháo thì nhiều người thường nghĩ đến lẩu cháo lòng, lẩu cháo gà, lẩu cháo cua đồng hay lẩu cháo cá ám đặc trưng vị Bắc bộ. Thế nhưng, trong ẩm thực vùng miền Việt Nam lại có món lẩu cháo mới lạ, dân dã được nấu từ chùm ngây.
Chùm ngây là loại cây có lá chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt lượng đạm trong chùm ngây phù hợp cho trẻ nhỏ hay người đang theo chế độ ăn kiêng. Trước đây, chùm ngây chỉ là cây lá mọc hoang nhưng do sau này khi mọi người biết được dưỡng chất của chúng thì đã săn tìm và trồng nhiều hơn trước.
Thông thường, trong bữa cơm gia đình thôn quê, chùm ngây hay dùng để nấu canh với tôm hoặc đem trộn gỏi cùng các loại thịt ưa thích. Vậy nhưng, hôm nay Trưa nay ăn gì sẽ gợi ý một món ăn giúp ấm bụng trong những ngày trưa mưa bất chợt, đó là lẩu cháo chùm ngây.
Theo đó, chùm ngây sau khi mua về đem lặt bớt lá hư, giữ lại lá tươi và ngọn nếu thích ăn giòn, rửa qua nước sạch và để ráo. Sau đó, đem trụng sơ chùm ngây qua nước sôi để khử mùi “ngái” đặc trưng của lá, chuẩn bị một tô nước lạnh, nhúng lá để rau giữ độ giòn.
Tiếp đến là chọn loại gạo phù hợp để nấu cháo. Một gợi ý từ đầu bếp chuyên nghiệp cho món lẩu cháo là dùng gạo tẻ và gạo nếp, trộn theo tỷ lệ 1:9 rồi đem nấu lẩu. Nếu như với món cháo thông thường, nước cháo thường đặc, trong khi với lẩu cháo thì nước cháo phải sánh loãng, tốt nhất là còn lợn cợn vài hạt cháo để khi thưởng thức cảm nhận vị ngọt thanh từ hạt gạo nấu.
Ngoài gạo nấu cháo và chùm ngây thì món lẩu này không thể thiếu một số nguyên liệu như nấm rơm, susu, cà rốt, tàu hủ ky, hành boaro… Đây là phiên bản dùng cho những ai đang ăn kiêng hoặc ăn chay, còn nếu ăn mặn như thông thường có thể thêm vào thịt heo băm.
Cuối cùng, thực hiện tuần tự các bước chế biến là đã có món lẩu mới lạ, dân dã. Cụ thể, cà rốt, susu đem cắt hạt lựu và nấu trước để tạo độ ngọt thanh. Gạo thì đem rang, cho nước lọc vào nấu, thêm cà rốt rồi đến su su. Sau khoảng 5 phút, cho tiếp lá chùm ngây vào cùng tàu hủ ky. Riêng phần nấm rơm, cần xào sơ qua để nấm có vị thơm hơn, sau đó, cho nấm vào cùng ít hành boaro rồi đảo đều.
Khác với những món lẩu khác khi có đĩa rau ăn kèm, lẩu cháo chùm ngây là sự đa dạng các loại rau, củ nên mọi người chỉ việc thưởng thức mà không quá bận tâm chọn rau nào nhúng kèm. Bữa trưa hôm nay sẽ khác gợi ý những món lẩu vào mỗi ngày thứ Bảy khi không giới thiệu hàng quán bán món này mà hy vọng bạn đọc sẽ tự tay chọn mua nguyên liệu và nấu cho gia đình, bạn bè sum vầy dịp cuối tuần.
Video đang HOT
Nhân dịp lễ hội, ghé Huế nhớ thưởng thức ẩm thực địa phương đặc sắc
Thành phố Huế những ngày này sôi động hơn khi chào đón du khách khắp mọi miền đến tham dự Tuần lễ Festival Huế 2022. Ngoài tham quan các danh lam thắng cảnh, đây cũng là dịp để mọi người trải nghiệm ẩm thực đặc sắc nơi đây.
Ẩm thực cố đô Huế từ lâu đã trở nên thân quen đối với những thực khách yêu thích văn hóa ẩm thực vùng miền.
Nơi đây có hàng trăm món ăn từ bình dị đến cao cấp nhưng chủ yếu được chia thành ba nhóm: ẩm thực dân gian - ẩm thực chay - ẩm thực cung đình. Sau đây là một số món ăn đặc trưng ở Huế mà người dân địa phương luôn lấy làm câu cửa miệng để giới thiệu đến du khách khi ghé thăm.
Cơm hến
Dân dã nhưng no bụng, cơm hến là món ăn truyền thống của người dân xứ Huế mà du khách đến chơi không thể nào bỏ lỡ. Nhiều người còn nói vui rằng, đến Huế mà chưa thưởng thức cơm Hến thì xem như chưa thật sự đến với đất cố đô.
Theo đó, món ăn thường gồm cơm, thịt hến, rau, đậu phộng... có mức giá bình dân, chỉ từ 15.000 đồng/phần. Nếu có điều kiện, du khách nên đến cồn Hến để thưởng thức cơm hến, hoặc bún hến, hến xào xúc bánh tráng.
Bánh canh Nam Phổ
Bánh canh Nam Phổ. Ảnh: An Phú
Bánh canh thì nơi đâu cũng có nhưng tại làng Nam Phổ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế có món bánh canh đặc sắc, là điểm nhấn trong văn hóa ẩm thực đất cố cô. Với màu đỏ đặc trưng từ hạt điều, nước dùng sánh kẹo với thức ăn kèm là thịt cua và tôm, bánh canh Nam Phổ đã gây nên sự lưu luyến cho du khách phương xa.
Đặc biệt, các quán ăn tại Huế đều dọn bánh canh kèm tô nước mắm ớt đặc trưng, như sợi dây kết nối hoàn hảo cho sự hòa quyện các hương vị thực phẩm nấu cùng.
Bún bò Huế
Đây là món ăn được xem như quốc hồn quốc túy trong ẩm thực Huế. Ở TPHCM hay các tỉnh, thành lớn, thực khách vẫn có thể bắt gặp nhiều quán ăn bán bún bò Huế, vậy nhưng, ngồi giữa lòng cố đô, nhâm nhi tô bún bò chuẩn vị thì quả thật là trải nghiệm thi vị.
Khác với bún bò nấu trong miền Nam, sợi bún ở Huế có dạng nhỏ, trắng và mềm; nước dùng thì ngọt thanh, thơm mùi mắm ruốc đặc trưng. Ngày nay, bún bò Huế còn được người bán cho thêm giò heo, chả cua, thịt heo... để mang đến sự mới lạ hơn.
Bánh khoái
Bánh khoái cá kình. Ảnh: Hòa Vang
Đại diện cho sự tinh tế, chỉn chu từ nguyên liệu cho đến cách chế biến, bánh khoái thường được ưa chuộng những khi tiết trời trở lạnh. Còn với thực khách, có người cho rằng nó giống món bánh xèo ở miền Nam. Thực sự bánh khoái ghi điểm bởi ở công thức pha trộn bột gia truyền, kết hợp với cách đổ bánh tài nghệ mới tạo nên từng mẻ bánh giòn thơm, như tan trong khoang miệng.
Đặc biệt, nước chấm dùng cùng bánh khoái được pha chế rất kỳ công với một số nguyên liệu như gan heo, mè rang, đậu phộng giã nhuyễn cùng nước tương đậu nành của Huế, chấm cùng bánh và thưởng thức qua thì khó thể nào quên.
Bánh ram ít
Đúng như tên gọi, bánh ram ít là sự kết hợp giữa hai món ăn là bánh ram và bánh ít. Theo đó, bánh ít là phần bánh tròn màu trắng ở trên, trong khi bánh ram là phần bánh chiên ở dưới. Nhìn thoáng qua, nhiều người cho rằng bánh khá giống bánh ít trần, nhưng thực tế, bánh có hương vị và cách chế biến kỳ công hơn.
Từng dùng qua món bánh này, người viết không khỏi thích thú khi sau hương vị thơm, dẻo của bánh ít là đến phần giòn rụm của bánh ram, cộng thêm vị thanh ngọt của thịt tôm. Thế nên, trong hành trình khám phá du lịch Huế, bánh ram ít là một gợi ý mà mọi người không nên bỏ qua.
Cá trắm sông Son, sản vật miền di sản Bắc Trung bộ Được hợp thành từ hai dòng sông Chày và sông Troóc, sông Son (Quảng Bình) không chỉ sở hữu vẻ đẹp thơ mộng mà nơi đây còn có nhiều sản vật nổi tiếng, nổi bật trong đó là cá trắm. Đầu bếp Phạm Tuấn Hải, người lan tỏa sản vật cá trắm sông Son đến mọi miền đất nước và quốc tế. Ảnh:...