Trụ trì chùa Tảo Sách- em sư Đàm Lan nói về “nhà thờ họ bạc tỷ”
“Nhà thờ họ chúng tôi đang xây dang dở bằng bê tông, chỉ có 3 gian, bên trong chưa có gì thì lấy đâu ra mà có giá trị đến hàng tỷ đồng như dư luận đồn thổi”.
Sư thầy Thích Nguyên Hạnh – trụ trì chùa Tảo Sách (Lạc Long Quân – Tây Hồ – Hà Nội), em trai của ni sư Thích Đàm Lan – trụ trì chùa Bồ Đề (Long Biên – Hà Nội), nơi liên quan nghi án mua bán trẻ em đã phân trần như vậy khi nói về nhà thờ họ đang được xây dang dở tại quê nhà Hải Dương, khiến dư luận chú ý trong mấy ngày qua vì có người cho rằng nó có giá trị hàng chục tỷ đồng.
Ngay sau nghi án mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề được phanh phui, dư luận xôn xao trước việc nhà thờ họ của ni sư Đàm Lan ở quê được xây dựng rất khang trang, rộng rãi.
Có người cho rằng ngôi nhà thờ họ này được xây dựng theo kiến trúc cổ 5 gian với mái cong uốn lượn, hàng cột đá được chạm khắc công phu, toàn bộ cánh cửa bằng gỗ được đục đẽo tỉ mỉ và tinh xảo.
Một trong những điểm điêu khắc được cho là tinh xảo tại khu chính điện của nhà thờ họ tại Hải Dương của gia đình ni sư Đàm Lan.
Đặc biệt, nhà thờ họ này còn có tường bao chạy bao quanh khuôn viên rộng lớn, nổi bật giữa khung cảnh làng quê, 5 bậc thềm bằng đá có điêu khắc họa tiết công phu. Dự tính chi phí cho ngôi nhà thờ họ này lên tới cả tỷ đồng.
Trước thông tin ấy, sư thầy Thích Nguyên Hạnh – trụ trì chùa Tảo Sách, em trai của ni sư Đàm Lan cho rằng, tất cả những thông tin ấy đều nói sai về ngôi nhà thờ họ của gia đình ông.
“Sau mấy chục năm theo nghiệp xuất gia, đến nay anh em trong gia đình tôi mới có điều kiện đóng góp để sửa sang lại nhà thờ họ ở quê cho khang trang hơn. Nhà thờ họ cũng chỉ có 3 gian chứ không hề có 5 gian như họ nói. Vậy mà chưa làm xong đã bị “nhòm ngó”, bị nói sai sự thật về nó. Điều đó làm ảnh hướng rất lớn đến gia đình tôi” – trụ trì chùa Tảo Sách phân trần.
Cũng theo vị này, thì hoàn toàn không có chuyện nhà thờ họ được xây dựng với kinh phí lên tới cả tỷ đồng như dư luận đồn thổi.
“Nhà thờ họ ở quê chúng tôi được xây dựng bằng bê tông chứ không phải bằng gỗ, và mới xây được cái khung, bên trong còn chưa có bất cứ thứ gì, thì lấy đâu ra giá trị tiền tỷ. Kinh phí xây dựng nhà thợ họ này là do anh em, họ hàng cùng đóng góp, chi phí dự kiến chỉ hết khoảng vài trăm triệu thôi” – sư thầy Thích Nguyên Hạnh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Về sự việc ni sư Đàm Lan là chị gái của mình đang bị nghi liên quan tới việc mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề, sư thầy Thích Nguyên Hạnh bày tỏ rằng, ông không hề lo nghĩ nhiều về chuyện này.
“Tôi hoàn toàn tin tưởng sư Đàm Lan cũng như những người theo đạo Phật không bao giờ làm những việc sai trái. Đặc biệt, ngay từ khi chưa xuất gia tu hành, sư Đàm Lan đã luôn có ước nguyện sẽ nuôi dưỡng và chăm sóc cho trẻ bị bỏ rơi, những trẻ em cơ nhỡ, mồ côi nên tôi tin sư Đàm Lan không bao giờ liên quan đến việc mua bán trẻ” – trụ trì chùa Tảo Sách chia sẻ.
Ông cũng cho biết, gia đình ông còn có một “nghiệp” tu hành, khi gia đình có 7 anh em thì có đến 6 người xuất gia theo đạo Phật, hiện đang làm trụ trì tại các ngôi chùa khác nhau, chỉ có duy nhất người anh cả là không theo nghiệp xuất gia.
Nói thêm về việc ngồi chùa Bồ Đề của chị gái mình đang bị vướng vào nghi án mua bán trẻ em, sư thầy Thích Nguyên Hạnh cho hay, ngay từ những năm 1989, chùa Bồ Đề đã tiếp nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, và số lượng ngày một tăng lên. Nhà chùa cũng phải chi một khoản không nhỏ cho việc chăm sóc các hoàn cảnh này.
Vì số lượng người cần giúp đỡ quá đông, nên mới đây trụ trì Đàm Lan có xin với thành phố và quận Long Biên cấp cho mảnh đất 1.500 mét vuông để xây dựng chỗ ở, phân loại trẻ để nuôi dưỡng, nhưng vừa mua xong mảnh đất ấy, chưa kịp xây dựng thì vụ lùm xùm mua bán trẻ em lại xảy ra.
Theo Đời sống Pháp luật
11 cháu bé ở chùa Bồ Đề không bị mua bán, "mất tích"
Trả lời báo chí chiều 12/8, Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long cho biết, bước đầu xác định không có chuyện "mất tích" 11 đứa trẻ ở chùa Bồ Đề. Phần lớn các cháu này đều đã được mẹ đẻ đưa về nuôi.
Công bố thông tin vụ án tính đến thời điểm hiện tại, phía cơ quan điều tra cho biết, qua xác minh bước đầu, chưa có đủ căn cứ để khẳng định sư thầy Đàm Lan - trụ trì chùa Bồ Đề - có liên quan đến vụ án mua bán trẻ em xảy ra tại chùa này.
Trả lời báo chí trong buổi giao ban báo chí Thành ủy chiều nay, ông Phan Đăng Long cho biết, đến thời điểm này, trách nhiệm và sự liên quan của sư thầy Thích Đàm Lan chưa được kết luận do có một số trục trặc về hành chính.
Ông Long cho biết, thông tin chính thức về vụ án sẽ có kết luận sớm nhất vào ngày mai, 13/8. Phía quận Long Biên có thể sẽ tổ chức họp báo vào ngày 14/8 để thông báo kết quả vụ việc.
Ông Long nói thêm, hiện tại Thủ đô Hà Nội cũng như trên cả nước có nhiều trung tâm nuôi dưỡng trẻ em, có nhiều đóng góp cho xã hội. Nếu chỉ vì vụ việc mua bán trẻ em này mà "vơ đũa cả nắm" là không thỏa đáng. Tuy nhiên vụ án này cũng là bài học rất lớn để các cơ sở cũng như cơ quan chức năng siết chặt công tác quản lý.
Không có chuyện 11 trẻ "mất tích bí ẩn"
Về thông tin 11 trẻ em trong chùa Bồ Đề mất tích, theo ông Long, cơ quan CSĐT đã làm sáng tỏ. Theo đó có 10 cháu được gia đình bố mẹ đẻ đón về hoặc đang sống cùng mẹ đẻ, người thân; 1 cháu được nhận làm con nuôi.
"Bước đầu thông tin cho thấy không có chuyện mua bán đối với 11 cháu bé này" - ông Long khẳng định.
Kết quả xác minh 11 trường hợp cháu bé nghi mất tích của CQĐT.
Chiều 12/8, Thượng tá Nguyễn Viết Chức - Phó Trưởng Công an quận Long Biên (Hà Nội) - cho biết, đã xác minh rõ lai lịch, danh tính 11 trường hợp cháu bé nghi mất tích tại chùa Bồ Đề.
Cơ quan điều tra làm rõ, khi các cháu này được nhận vào chùa Bồ Đề, nhà chùa đều đã đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương.
Danh sách chi tiết 11 cháu bé được Cơ quan Công an làm rõ như sau:
1. Cù Duy Anh, sinh năm 2008, mẹ đẻ là Dương Thị Đ., sinh năm 1985, hiện đang làm lao động ở Malaysia, để lại Duy Anh cho mẹ đẻ của chị Đ. là bà La Thị L., sinh năm 1966 nuôi. Địa chỉ: Xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên, Bắc Giang. Hiện cháu đã đổi tên thành Dương Đ.M., đã đăng ký HKTT và ở cùng bà ngoại ở địa chỉ trên.
2. Kiều Vi Anh, sinh năm 2009, tên khai sinh là Lương V.A., hiện đang sống tại chùa Bồ Đề cùng mẹ đẻ là Lương Thị K., sinh năm 1988, HKTT tại Đầm Hồng, Ngọc Hội, Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
3. Cù Huy Anh, sinh năm 2012, sống tại chùa Bồ Đề cùng mẹ đẻ là Nguyễn Thị L., sinh năm 1989, HKTT tại Đông Hải, Nghi Thu, Cửa Lò, Nghệ An.
4. Cù Tuấn Anh, sinh năm 2008, hiện đang sống cùng mẹ đẻ là Vũ Thị H. tại chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
5. Tuấn Anh, tên khai sinh là Vũ M.T., sinh năm 2006, con chị Vũ Thị H., sinh năm 1990, HKTT tại xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, Hưng Yên. Hiện cháu và mẹ đang sống tại địa chỉ trên.
6. Triều Anh, sinh năm 2007, con chị Nguyễn Thị D., sinh năm 1990, HKTT tại Mẫu Đông, Văn Yên, Yên Bái. Ngày 29/3/2012, chị D. xin đưa cháu Triều Anh về nhà. Hiện cháu đang sống cùng mẹ đẻ tại địa chỉ trên.
7. Cù Hoàng Anh, sinh năm 2011, mẹ tên H. (không rõ địa chỉ), bị đẻ rơi ở quán Internet. Khi sinh con H. mới 16 tuổi. Hội Trái tim nhân ái đã đưa hai mẹ con vào chùa. Hiện H. đã bỏ đi, cháu Hoàng Anh vẫn sống tại chùa Bồ Đề.
8. Nguyễn Hoàng Anh, sinh năm 2010, con chị Nguyễn Thị H., sinh năm 1986, HKTT và ở tại xã Cát Quế, Hoài Đức, Hà Nội. Chị H. đang làm việc tại Trường mầm non xã Cát Quế. Tháng 3/2011, chị H. đưa cháu Hoàng Anh về nuôi. Hiện cháu đang sinh sống cùng mẹ đẻ tại địa chỉ trên.
9. Cù Duy Anh, sinh năm 2007, con chị Nguyễn Thị P., sinh năm 1981, HKTT tại xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An, hiện ở tại xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Hiện chị P. đang làm công nhân tại Mỹ Hào, Hưng Yên.
10. Cù Bảo Anh, sinh năm 2008, tên khai sinh Khuất V.H., con chị Mai Thị H., sinh năm 1979, HKTT tại xã Phù Ninh, Phù Ninh, Phú Thọ. Cháu Anh đang làm con nuôi của chị Lê Hồng N., sinh năm 1984, HKTT tại phường Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội.
11. Tùng Anh, tên khai sinh là Lâm Thuận T., sinh năm 2007, con chị Phan Thị T., sinh năm 1984, HKTT tại Xuân Châu, Xuân Trường, Nam Định. Chị T. đưa cháu về từ tháng 12/2007. Hiện, cháu đang sống cùng mẹ đẻ ở địa chỉ trên.
Quốc Đô - Quang Phong
Theo Dantri
Họp báo về vụ Cát Tường và mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề Tại buổi Giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 5/8, Trung tá Nguyễn Cao Khải, Phó Đội trưởng Đội phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em (Phòng CSHS - CATP Hà Nội) đã báo cáo chi tiết về vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề. Trước đó, như Dân trí đã đưa tin,...