Trụ trì bị ám sát, con gái và nhà chùa đòi thừa kế
Những rắc rối, tranh chấp nổ ra sau khi số tiền 4 triệu NDT (hơn 14 tỷ đồng) của một vị trụ trì bị ám sát cách đây hai năm vừa được phát hiện.
Ngày 26/1/2010, dư luận Trung Quốc xôn xao trước vụ hòa thượng Thích Vĩnh Tu – trụ trì chùa Linh Chiếu, thành phố Ngọc Khê, tỉnh Vân Nam bị sát hại bởi hai người đàn ông xin trú ngụ nhờ tại chùa.
Đến nay, đã hơn hai năm sau khi vụ án mạng xảy ra, khối tài sản lên đến 4,2 triệu NDT của sư cụ Thích Vĩnh Tu mới được phát hiện, trong đó có 4 triệu NDT nằm trong tài khoản tiết kiệm.
Sau đó, Trương Dịch Vân – con gái trụ trì Thích Vĩnh Tu cho rằng, mình có quyền thừa kế những tài sản mà cha để lại.
Tuy nhiên, điều này đã vấp phải sự phản đối từ chùa Linh Chiếu. Trang mạng Sina đưa tin, cô Trương từng nhiều lần tìm đến chùa để thương lượng và yêu cầu được thừa hưởng số tài sản đó, nhưng đều bị từ chối thằng thừng.
Hòa thượng xấu số Thích Vĩnh Tu
Ngày 16/1 vừa qua, Dịch Vân đã làm đơn kiện lên tòa án thành phố Ngọc Khê. Ngày 26/6, phiên tòa xét xử đã chính thức được mở để xác định liệu cô Trương Dịch Vân có hay không quyền thừa kế 4,2 triệu NDT và số tài sản đó ở đâu ra.
Đại diện cho chùa Linh Chiếu cho rằng, hiện nay, Trương Dịch Vân không có bất kì mối quan hệ nào với sư cụ Thích Vĩnh Tu nên cô không có quyền đòi lại số tài sản kia.
Theo những quy định của đạo Phật vốn đã có mặt tại Trung Quốc hơn 2000 năm nay, hòa thượng Thích Vĩnh Tu đã xuất gia được hơn 10 năm, gần như đã cắt đứt mọi quan hệ với gia đình, cách xưng hô của nguyên cáo Trương Dịch Vân và Thích Vĩnh Tu chỉ là “trụ trì”và “thí chủ”, chứ không phải là mối quan hệ cha con.
Video đang HOT
Chùa Linh Chiếu – ngôi chùa đã xảy ra vụ án mạng tháng 1/2010
Xét theo góc độ luật pháp, người xuất gia và gia đình hoàn toàn không còn bất cứ liên quan nào về nghĩa vụ cũng như quyền lợi kinh tế.
Hơn nữa, phía chùa Linh Chiếu còn nói, ngoài việc chi trả cho các chi phí sinh hoạt hàng ngày của Thích Vĩnh Tu suốt chừng ấy năm, nhà chùa còn phải lo cả chi phí tang lễ và hậu sự cho vị cố trụ trì này.
Chính vì thế, nguyên đơn Trương Dịch Vân hoàn toàn không có quyền kiện và đòi hỏi quyền hưởng tải sản.
Tuy nhiên, lập luận đó đã bị phía nguyên đơn bác bỏ hoàn toàn, dựa theo luật pháp Trung Quốc, người xuất gia vẫn có quyền lợi và nghĩa vụ hoàn toàn giống như những công dân bình thường.
Những người theo tôn giáo vẫn là công dân của đất nước, không hề có bất cứ quy định nào về việc người xuất gia được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ khác với một công dân bình thường. Cô Trương lập luận như trên và cho rằng, số tài sản mà hòa thượng Thích Vĩnh Tu để lại sẽ được trao cho cô.
Tại phiên tòa, nguyên cáo Trương Dịch Vân cho rằng tài sản 4,2 triệu NDT đó thuộc về cá nhân hòa thượng Thích Vĩnh Tu bởi cuốn sổ tiết kiệm đó mang tên ông. Tuy nhiên, phía chùa Linh Chiếu lại cho rằng, số tài sản đó thuộc quyền sở hữu của chùa.
Con gái của sư cụ trụ trì và chùa Linh Chiếu đang tranh chấp số tài sản mà vị hòa thượng này để lại
Lí lẽ mà họ đưa ra là bởi chùa Linh Chiếu không phải là một tổ chức mang tính sinh lợi, những nguồn thu kinh tế của chùa đến từ những khoản quyên góp của xã hội hoặc sự bố thí tự nguyện của các tín đồ theo đạo. Những tăng nhân trong chùa không thể tự tạo thu nhập riêng cho mình.
Vậy số tiền 4,2 triệu NDT mà hòa thượng Thích Vĩnh tu đã để lại từ đâu ra? Bà Đồ – vợ trước đây của Thích Vĩnh Tu cho biết, sau khi chồng quyết theo nơi của Phật, bà chỉ chuyên tâm chăm sóc con gái và trở thành trụ cột của gia đình, hầu như không quan tâm đến cuộc sống của chồng. Do đó, bà không thể giải thích được nguồn gốc của khối tài sản mà ông để lại.
Hòa thượng Thích Vĩnh Tu sinh năm 1947, đến năm 1979 sau khi li hôn, ông quyết định đi tu tại một ngôi chùa ở Côn Minh, khi ấy con gái ông mới hơn 2 tuổi.
Đến năm 1990, Thích Vĩnh Tu chuyển đến chùa Linh Chiếu, năm 2005, ông trở thành trụ trì của ngôi chùa này.
Tấn bi kịch xảy ra vào đêm 26/1/2010, có người đàn ông tên là Ngô Hùng và Cù Vĩnh Thọ đã đến xin ở nhờ nhà chùa một đêm. Khoảng 2h sáng, nhân lúc trụ trì Thích Vĩnh Tu ngủ say, hai tên này dùng dây thừng siết cổ trụ trì rồi cướp đi 5.000 NDT, một chiếc điện thoại di động và một số tài sản có giá trị khác.
Hai tên sát nhân đã bị bắt sau đó không lâu và nhận án tử hình trong phiên tòa diễn ra ngày 10/9/2010.
Theo VTC
Cô gái "nghìn tỷ" đã "ẵm" tiền ra nước ngoài?
Luật sư của T.H.H.L cho biết, trong khoảng thời gian gần đây, bà không gặp trực tiếp cô L nhưng vẫn thường liên hệ qua điện thoại. Bà không biết hiện giờ thân chủ của mình ở đâu.
Thời gian gần đây, dư luận cả nước đang xôn xao về việc bà T.K.P (66 tuổi, ngụ ở đường Tô Hiệu, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TP. HCM) đột tử để lại khối tài sản hơn nghìn tỉ đồng. Số tiền "kếch xù" ấy gây nên tranh chấp giữa người con nuôi là T.H.H.L và gia tộc của bà P.
Được biết, ngày 12/6/2012, cô L đã làm thủ tục đi nước ngoài. Bà Nguyễn Bảo Trâm, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của cô L cho biết, trong khoảng thời gian gần đây, bà không gặp trực tiếp cô L nhưng vẫn thường liên hệ qua điện thoại. Và bà không hề hỏi cô đang ở đâu. Do đó, việc cô L đang ở Việt Nam hay nước ngoài bà không biết.
H ộ chiếu của cô L.
Trước đó, trong một lá thư cô L nhờ báo chí gửi đến các cô cậu của mình, cô viết cháu đã thanh lý hợp đồng với ngân hàng và cam kết chịu trách nhiệm toàn bộ thay cho Sacombank nếu có bất kỳ tổn thất, thiệt hại hay chi phí bồi thường nào. Như vậy, cô L khẳng định, khối tài sản kí gửi trong ngân hàng Sacombank đã được mình thanh lý hợp đồng. Bên cạnh đó, cô còn viết: "Hiện tại cháu chỉ mong muốn gia đình mình hợp tác để tìm hướng giải quyết hợp tình, hợp lý cho những bất đồng quan điểm về thừa kế di sản đã tồn tại hơn một năm vừa qua".
Tuy nhiên, theo diễn biến khác, luật sư đại diện quyền và lợi ích cho gia đình ông Ph (em trai bà P) khẳng định, số tiền trong 23 cuốn sổ tiết kiệm của bà P để lại vẫn còn nguyên trong tài khoản ngân hàng. Ngay khi nhận được thông tin cô L đến ngân hàng làm thủ tục khai nhận thừa kế và rút số tiền trong 23 cuốn sổ tiết kiệm thì luật sư cùng ông Ph đã kịp thời khiếu kiện và ngăn chặn. Vì vậy cô L vẫn chưa thể rút được tiền. Tuy nhiên, số tài sản được gửi trong tủ sắt ở ngân hàng Sacombank không chỉ có 23 cuốn sổ tiết kiệm này mà còn rất nhiều tài sản khác như vàng, kim cương, đô la
Vị luật đại diện cho gia đình ông Ph cho biết, gia đình thân chủ mình không muốn tranh chấp số tài sản bà P để lại mà chỉ đòi lại số tài sản mình đã hùn hạp, đầu tư kinh doanh cùng bà P. Hiện nay, anh em ông Ph ở bên Đức đã nhận được thông tin về vụ việc và lên kế hoạch trong vòng hai tuần tới sẽ trở về Việt Nam để giải quyết. Phía anh em ông Ph có nhiều giấy tờ chứng nhận mình đã gửi tiền cho bà P., tuy nhiên, những giấy tờ này hiện nay đang được gửi đến bộ công an để giám định. Khi đã có kết quả, anh em ông Ph. sẽ gửi đơn khởi kiện để đòi lại toàn bộ số tài sản mình đã đóng góp.
Bên cạnh đó, vị luật sư này còn cho biết, tổng số tài sản bà P. chết để lại chỉ là 500 tỉ chứ không phải 1000 tỉ đồng. Tuy nhiên, khi đem số tài sản hỏi luật sư Nguyễn Bảo Trâm thì bà cho biết đến nay mình vẫn không khẳng định tổng giá trị là bao nhiêu. Từ trước đến nay mình không hề đề cập đến tổng giá trị là 1000 tỉ hay 500 tỉ đồng. Số tiền này có thể là do phía gia đình ông Ph nói hoặc các phóng viên tự ước lượng.
Bên cạnh đó, luật sư Trâm chỉ cho biết, cô L đã làm thủ tục khai nhận thừa kế đối với các khoản tiền gửi do mẹ nuôi để lại tại ngân hàng chứ không đề cập đến việc L đã sử dụng hay chưa.
Nhật ký điện thoại của người đàn bà nghìn tỷ đã bị xoá? Truớc đó ông Ph tiết lộ nhiều chi tiết động trời về cái chết của bà P. Theo người đàn ông này, thực tế bà P đã chết trước đó và được ai đó thay quần áo trước và kiểm tra các số điện thoại trong danh bạ, lịch sử cuộc gọi. Thậm chí, nhật ký cuộc gọi và tin nhắn đều bị xoá hết. Ngoài ra, ông P. còn cho biết rất nhiều tình tiết lạ ngay sau khi bà P mất như nhiều người lạ xuất hiện ngay trong đám tang bà P. Sau này được biết, L đã thuê vệ sĩ bảo vệ cô này ngay khi từ nước ngoài về Việt Nam mới 1 ngày. Ông Ph bức xúc, theo gia đình và phong tục tập quán là bà P chết phải được chôn cất, chứ không hỏa táng. Tuy nhiên, cô L (con nuôi bà P) không biết vì lý do gì kiên quyết yêu cầu hỏa táng. Bị phản ứng kịch liệt, sau này cô L mới chịu để gia đình đưa xác bà P đi an táng, chôn cất theo phong tục. Thêm một tình tiết bất ngờ, đến nay ông P. mới cho biết, đó là ngay sau khi bà P mất, đã có ai đó lấy máy tính xách tay của bà để xóa toàn bộ dữ liệu. Hơn nữa, trước khi chết, vào tối 9/3/2011, thấy bà P dùng máy tính xách tay chát với L đang du học tại Đức. Nhưng trong khi làm đám tang bà P bạn thân của Nhi đã sử dụng máy tính này, rồi xóa hết dữ liệu. Sáng 21/3/2011, L lại mời mở két sắt, nhưng két bị khóa, thống nhất hai bên là mời thợ khóa đến mở. Trong quá trình mở khóa không được, bất ngờ L đọc mã số bí mật cho thợ khóa mở ra(!?).
Theo NDT
VỤ TRANH CHẤP KHỐI TÀI SẢN 1.000 TỈ ĐỒNG: Người con nuôi đã nhận hơn 20 sổ tiết kiệm Theo ng P., trc thiim bàt ngt qua mua tour du l trong tnh trạng khỏnh Chiều 4-6, nguồn tin riêng của Báo Ngi Lao Đng cho biết cô H.L (con nuôi của bà T.K.P, ngụ quận Tân Phú - TPHCM)ã chính thức thanh lý hpồng thuê két sắt tại Ngân hàng Sài Gòn Thơng Tín (Sacombank) v thi gian gửiã hết hạn....