Trụ sở TNG Holdings Vietnam truyền thông điệp vì tương lai trẻ em thế giới
Cùng với nhiều địa điểm nổi tiếng trên thế giới, tòa nhà TNR Tower – trụ sở Tập đoàn TNG Holdings Vietnam thắp đèn màu xanh trong hai đêm 19 và 20/11 nhằm hưởng ứng Ngày Trẻ em thế giới 20/11.
Hòa vào các hoạt động phủ xanh cùng UNICEF nhằm đề cao quyền trẻ em, tại Việt Nam, Tòa nhà TNR Tower – trụ sở Tập đoàn TNG Holdings Việt Nam đã cùng tham gia sáng kiến thắp sáng màu xanh này.
Ngày Trẻ em Thế giới là ngày hành động toàn cầu của UNICEF vì trẻ em, đánh dấu Công ước về quyền trẻ em được thông qua. Năm nay Ngày Trẻ em Thế giới trùng với thời điểm khai mạc World Cup 2022, do đó, tại Việt Nam, UNICEF kêu gọi tất cả các bên liên quan Đồng Đội, Đồng Lòng để mang tuổi thơ trở lại với mọi trẻ em.
Thắp sáng màu xanh trong Ngày Trẻ em thế giới là một sáng kiến toàn cầu. Thông điệp Ngày Trẻ em thế giới năm nay được UNICEF đưa ra là “One team for every child”.
Những năm qua, các địa danh nổi tiếng của thế giới đã mang thông điệp của niềm hy vọng cho trẻ em bằng cách phủ xanh vào Ngày Trẻ em thế giới bao gồm Nhà hát Opera Sydney ở Úc, Acropolis ở Hy Lạp, Kim tự tháp Giza ở Ai Cập, Trung tâm Thể thao dưới nước quốc gia Trung Quốc, Khu du lịch khảo cổ Petra ở Jordan, Dinh Tổng thống Rashtrapati Bhavan ở Ấn Độ, Tượng đài Phục hưng châu Phi ở Senegal, Tòa nhà Empire State ở New York, Mỹ.
Trong chuyến thăm Việt Nam đầu tháng 11 vừa qua, bà Catherine Russell, Giám đốc điều hành UNICEF đánh giá: “Trong vài thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trong việc đảm bảo trẻ em trên toàn quốc được khỏe mạnh, an toàn, được giáo dục và được tạo điều kiện thuận lợi để phát huy hết tiềm năng của mình”.
Video đang HOT
Nhiều năm qua, Tập đoàn TNG Holdings Vietnam luôn đồng hành cùng các chương trình của UNICEF.
Tập đoàn TNG Holdings Vietnam luôn đồng hành cùng các chương trình của UNICEF cũng như có nhiều hoạt động thiết thực chăm sóc trẻ em thông qua các chiến dịch: xây thư viện xanh cho em tại Trường PTDT bán trú tiểu học Sủng Cháng – Thôn Sủng Sáng, Yên Minh, Hà Giang; tặng xe đạp cho trẻ em Ninh Thuận, Bình Phước; tu sửa trường mầm non xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn; gây quỹ “Chắp cánh ước mơ” cho các em học sinh trường THCS Bắc Kạn, Phường Sông Cầu, Tỉnh Bắc Kạn…
Tòa nhà TNR Tower – trụ sở Tập đoàn TNG Holdings Vietnam là một trong 6 địa điểm được lựa chọn tại Việt Nam tham gia chiến dịch phủ xanh năm 2022.
Các địa điểm nổi tiếng khác trên thế giới và Việt Nam đã cùng đồng loạt thắp sáng màu xanh để truyền đi thông điệp sẵn sàng trở thành đồng đội, cùng nhau đạt được những kết quả tốt cho mọi trẻ em ở Việt Nam.
Xem clipcác tòa nhà, công trình nổi tiếng thắp sáng màu xanh kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại đây
Ánh Dương
Trái phiếu bất động sản: Áp lực đáo hạn sẽ đạt đỉnh năm 2023-2024 với gần 237.000 tỷ đồng
WiGroup đưa ra nhận định, áp lực trái phiếu đáo hạn tiếp tục gia tăng và sẽ đạt đỉnh năm 2023-2024 với tổng giá trị đáo hạn lên đến gần 237.000 tỷ.
Lợi nhuận bất động sản dân cư "xanh vỏ đỏ lòng"
Trong báo cáo mới đây của WiGroup về ngành bất động sản, đơn vị này đưa ra nhận định, lợi nhuận sau thuế toàn ngành bất động sản dân cư trong quý 3/2022 có sự tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ, đạt 15%. Tuy nhiên, động lực tăng trưởng chủ yếu của cả ngành chỉ đến từ mỗi CTCP Vinhomes (VHM) - chiếm gần 90% lợi nhuận toàn ngành. Trong khi, tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp còn lại trong ngành bất động sản dân cư chỉ đạt 1.838 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ.
"Mặc dù, giai đoạn hạch toán lợi nhuận chính của các doanh nghiệp bất động sản thường rơi vào quý 4 hằng năm, nhưng với tình hình tiêu cực của thị trường tiêu thụ bất động sản hiện tại rất có thể sẽ khiến cho lợi nhuận của toàn ngành tiếp tục giảm mạnh trong quý tới", WiGroup đưa ra nhận định.
Bên cạnh đó, tổng giá trị hàng tồn kho và xây dựng dở dang của các doanh nghiệp bất động sản dân cư trong quý 3 năm 2022 tăng nhẹ so với quý trước khi việc triển khai các dự án mới gặp nhiều cản trở do thiếu vốn.
Mặc dù vậy khoản mục người mua trả tiền trước của toàn ngành có sự gia tăng đáng kể so với cùng kỳ và tăng khoảng 13,7% so với quý 2/2022 nhờ lượng gia tăng khách trả tiền trước ở VHM.
Theo WiGroup, nguồn tiền tài trợ từ các khoản trả trước của khách hàng có sự tích cực khi mà tỷ lệ tài trợ từ nguồn tiền từ người mua trước cho các dự án bất động sản của toàn ngành lên tăng mạnh lên mức 28%. Nếu loại trừ VHM, tỷ lệ này chỉ tăng 0,4% so với quý trước đó.
Khó tiếp cận nguồn vốn vay dài hạn
Trái phiếu là một kênh huy động đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp bất động sản. Trong đó, phổ biến nhất là các trái phiếu có kỳ hạn 2 đến 5 năm.
Theo đơn vị này, vào giai đoạn cao điểm nhất, tỷ lệ đóng góp từ kênh trái phiếu trong cơ cấu nguồn vốn vay dài hạn của các doanh nghiệp bất động sản dân cư chiếm tới hơn 60% (cuối năm 2021). Tuy vậy, trước các biện pháp siết chặt từ Chính phủ thì đến quý 3/2022, con số này đã sụt giảm đáng kể về mốc 54%. Giá trị phát hành mới của các trái phiếu trong năm 2022 tính đến thời điểm hiện tại chỉ bằng 1/5 giá trị đã phát hành trong năm 2021.
"Xu hướng này được dự báo là sẽ còn tiếp diễn, khi mà thời gian đáo hạn các lô trái phiếu cũ đến gần và việc phát hành mới gặp không còn dễ dàng như trước", đơn vị này cho hay.
Không chỉ vậy, các doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt với áp lực thanh toán các trái phiếu đến ngày đáo hạn sẽ đạt đỉnh vào năm 2023-2024, với tổng giá trị đáo hạn lên đến gần 237.000 tỷ.
Trong khi đó, dự án đang triển khai chưa thể thương mại, thời gian đáo hạn của các lô trái phiếu cũ đến gần, việc phát hành trái phiếu mới để đảo nợ gặp nhiều khó khăn đang là 3 yếu tố tạo ra áp lực lớn lên các doanh nghiệp trong ngành bất động sản dân cư, song song với câu chuyện lãi suất tăng
"Có thể thấy rằng việc tiếp cận những nguồn vốn vay dài hạn của các doanh nghiệp trong ngành bất động sản dân cư, đặc biệt là qua kênh trái phiếu, đang gặp rất nhiều khó khăn. Điều này phản ánh quá việc trong quý 3/2022, giá trị các khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn chỉ tăng nhẹ 2,8% so với quý liền kề và gần như đi ngang nếu so với thời điểm kết thúc 3 tháng đầu năm", WiGroup đánh giá.
Chính vấn đề trên đã buộc nhiều doanh nghiệp trong ngành phải tăng huy động từ các nguồn vay nợ ngắn hạn để đảm bảo nhu cầu về vốn cho quá trình phát triển dự án. Tuy nhiên, WiGroup cho rằng đây là một giải pháp tình thế chứa đựng tương đối nhiều rủi ro, giữa bối cảnh lãi suất cho vay đang có xu hướng tăng lên.
Chuyên gia: Thị trường đang chứng kiến các chính sách bán hàng "khủng", chưa từng có trong 10 năm trở lại đây
Đâu sẽ là phân khúc BĐS giữ được nhiệt trong thời gian tới? Theo bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, sắp tới, thị trường BĐS sẽ đòi hỏi các góc nhìn xa hơn chứ không chỉ đơn thuần là bán một căn nhà. BĐS tập trung mạnh vào sản phẩm cho người dùng cuối Theo các chuyên gia, thị trường trầm lắng, đó cũng là sự thanh lọc mạnh mẽ. Các...