Trụ sở nghìn tỷ của Hải Phòng chưa nên làm ngay
Trao đổi với ĐTCK, đại biểu Bùi Đức Thụ, Ủy viên thường trực Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh nợ công tăng cao, áp lực trả nợ lớn, cần triệt để thực hiện chính sách tài khóa tiết kiệm. Các dự án xây dựng trụ sở hoàng tráng cần phải xếp sau các dự án có tác dụng thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.
Ông Bùi Đức Thụ
Thưa ông, dư luận hiện đang quan tâm đến đề án xây trụ sở nghìn tỷ của Hải Phòng. Ông nghĩ sao về những đề án như vậy?
Gần đây nhiều tỉnh có đề án xây dựng trụ sở, trung tâm hành chính rất lớn, có thể lên tới vài nghìn tỷ đồng và bao gồm nhiều yếu tố cấu thành. Đề án của một số tỉnh không chỉ là xây dựng trụ sở, trung tâm hành chính mà còn bao gồm cả cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng…
Tuy nhiên, hơn lúc nào hết, trong bối cảnh kinh tế, tài chính như hiện nay, cần quán triệt tinh thần tiết kiệm. Đặc biệt, trong Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016 mới được Quốc hội thông qua sáng ngày 10/11, chủ trương là phải kiên quyết thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm các khoản chi tiêu chưa thật cần thiết, cấp bách, các khoản chi kém hiệu quả, lãng phí như xây dựng trụ sở, tượng đài hay chi khánh tiết, lễ hội, mua sắm ô tô,… Người đứng đầu trong quản lý, điều hành ngân sách các cấp phải chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách theo chủ trương này.
“Nước ta còn kém phát triển, cơ sở hạ tầng yếu, nhu cầu đầu tư lớn, trong khi nguồn lực tài chính hạn chế, nợ công cao, bội chi lớn, vì vậy cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên trong đầu tư”.
Tôi được biết các dự án đầu tư xây dựng trung tâm hành chính, theo phân cấp thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương, các địa phương sẽ căn cứ vào phân cấp ngân sách để bố trí nguồn vốn. Nhưng thực tế, một số tỉnh, nguồn ngân sách địa phương chỉ có một phần, phần còn lại, thậm chí là phần lớn, xin trợ cấp từ ngân sách trung ương.
Trong điều kiện như vậy, tôi cho là phải xem xét thận trọng. Mặc dù, loại dự án này, theo cơ chế phân cấp thì địa phương lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhưng sự chấp thuận của Thủ tướng là chấp thuận về chủ trương đầu tư dài hạn. Ví dụ như đề án của Hải Phòng đã được duyệt cách đây 6 năm và định hướng đầu tư cho đến 2020 và tầm nhìn 2030, không phải làm ngay bây giờ.
Tôi cho rằng chủ trương là đúng nhưng thời điểm thì phải cân nhắc, nhất là trong tình hình vài năm tới cân đối ngân sách căng thẳng, áp lực tăng nợ công, bội chi rất lớn. Do đó, cần phải tăng cường quản lý, xác định thời điểm, quy mô, cơ cấu nguồn vốn đầu tư như thế nào cho hợp lý nhằm đảm bảo an ninh tài chính.
Thưa ông, một số địa phương đưa ra lý do là trụ sở xuống cấp cần phải xây dựng mới và nguồn vốn thì địa phương có thể bán đất, đổi đất để thu xếp. Theo ông, lý do này có thuyết phục?
Theo Luật Quản lý đầu tư công và trước đó là Chỉ thị 1792/CT-TTG, một dự án mới phải bố trí, đảm bảo nguồn vốn mới được khởi công. Tuy nhiên, việc các địa phương quyết định đầu tư trung tâm hành chính và có nguồn vốn mới chỉ đáp ứng được một điều kiện. Quyết định triển khai dự án phải căn cứ vào tính hiệu quả và tính cấp bách của vấn đề.
Nước ta còn kém phát triển, cơ sở hạ tầng yếu, nhu cầu đầu tư lớn, trong khi nguồn lực tài chính hạn chế, nợ công cao, bội chi lớn, vì vậy cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên trong đầu tư. Đầu tư nhà nước phải được ưu tiên vào các dự án với tính chất là nguồn vốn mồi để thu hút nguồn vốn trong xã hội; đồng thời đóng vai trò thúc đẩy kinh tế phát triển, để từ đó cải thiện đời sống của người dân và ngân sách.
Video đang HOT
Kinh tế thị trường đã dẫn đến phân hóa, một bộ phận rất lớn người dân có thu nhập thấp, đời sống không ổn định; hơn lúc nào hết trách nhiệm của Nhà nước là phải quan tâm cải thiện đời sống nhân dân, chú trọng đến an sinh xã hội. Các vấn đề khác tuy cần thiết nhưng phải cân nhắc thời điểm để có lộ trình đầu tư phù hợp.
Có luồng dư luận bày tỏ bức xúc vì cơ quan nhà nước xây trụ sở hoành tráng chưa mang lại lợi ích thiết thực, trong khi điều cần hơn là thủ tục hành chính vẫn chưa được cải thiện nhiều?
Tôi cho rằng đầu tư và cải cách thủ tục hành chính tuy có phần liên quan nhưng vẫn là hai vấn đề khác nhau. Với đầu tư, định hướng chung là phải thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, đầu tư phải ra tấm ra món, có hiệu quả, phải là đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
Còn cải cách thủ tục hành chính, những năm gần đây, dù Thủ tướng đã chỉ đạo và tạo ra đột phát về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội nhưng nhìn chung, vẫn còn các quy trình rườm rà và nhiều quy định chưa minh bạch.
Vừa qua, nhiều đại biểu quốc hội có ý kiến Chính phủ cần có tổng kết và báo cáo Quốc hội tình hình đầu tư xây dựng tượng đài và trụ sở hành chính nghìn tỷ. Ông có đồng tình hay không?
Vấn đề này đã xác định rõ, tôi cũng cho là cần tổng kết nhưng quan trọng hơn là phải làm một cách quyết liệt; phải xác định trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân, người đứng đầu trong việc tổ chức thực thi. Vì sao văn bản có, quy định có nhưng đề án đầu tư chưa cấp bách vẫn tồn tại, chưa được ngăn chặn?
Thưa ông, có đề xuất trong 5 năm tới không lấy tiền thuế người dân đóng góp để xây trụ sở? Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Đầu tư xây dựng trung tâm hành chính, tượng đài là nhiệm vụ của Nhà nước và đã là Nhà nước đầu tư thì nguồn vốn đều là thuế, phí và một phần từ nguồn bội chi, tức là nguồn vốn vay. Địa phương thực hiện đầu tư cũng là từ nguồn này. Ngay cả việc bán đất, đổi đất để đầu tư dự án thì việc cấp quyền sử dụng đất cũng là nguồn thu của ngân sách được giao lại cho chính quyền địa phương.
Trong cuộc họp báo chiều 10/11 tại Hải Phòng, chiều 10/11 tại Hải Phòng, ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND TP. Hải Phòng khẳng định, đây là dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm.
Dự án có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, Hải Phòng dự kiến xin ngân sách Trung ương gần 7.000 tỷ đồng, còn lại Thành phố tự lo hơn 3.000 tỷ đồng. Thành phố sẽ thực hiện chủ yếu từ các hình thức đầu tư khác như PPP, BT, BOT, ngân sách thành phố và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Về vấn đề xin Trung ương kinh phí, trao đổi với báo chí, ông Nam cho biết: “Hải Phòng có cảng biển lớn nhất miền Bắc, mỗi năm Thành phố nộp cho ngân sách trung ương trên 50.000 tỷ đồng, nên việc Hải Phòng xin TW kinh phí thực hiện dự án là không có vấn đề gì. Hơn nữa, việc đầu tư này là nhằm để phát triển, nâng cấp đô thị Hải Phòng trở thành trung tâm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước”.>> Chi tiết
Bùi Trang ghi nhận
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Khoán xe công đưa vào Nghị quyết sẽ phải được thực hiện
Việc khoán xe công khi đưa vào nghị quyết sẽ được Chính phủ triển khai thực hiện nhằm tiết kiệm chi phí, sử dụng hợp lý Ngân sách Nhà nước.
Để thực hiện nghiêm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tại Nghị quyết về dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2016, Quốc hội yêu cầu Chính phủ điều hành chi ngân sách theo dự toán được giao, giảm tối đa khoản chi cho hội nghị, hội thảo, khánh tiết, khảo sát nước ngoài, hạn chế mua sắm ô tô và trang thiết bị đắt tiền, từng bước thực hiện khoán xe công với một số chức danh.
Trao đổi với báo chí, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ông Phùng Quốc Hiển làm rõ hơn về vấn đề này.
PV: Nghị quyết quy định từng bước thực hiện khoán xe công với một số chức danh. Quy định này được hiểu như thế nào thưa ông?
Ông Phùng Quốc Hiển: Lần đầu tiên Quốc hội đưa việc thực hiện khoán xe công với một số chức danh vào Nghị quyết. Tuy nhiên do vẫn cần phải rất thận trọng, tính toán kỹ nên trong Nghị quyết lần này chỉ nói "từng bước thực hiện khoán xe công đối với một số chức danh". Điều này được hiểu là để thực hiện điều này cần phải có lộ trình cụ thể.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ông Phùng Quốc Hiển cho biết khoán xe công sẽ góp phần sử dụng hợp lý NSNN.
Theo quan điểm của tôi, đối với những loại xe công có tính chất công cộng, phục vụ như công an, quân đội, cứu thương, chở rác... sẽ không thể thực hiện cơ chế khoán vì mang tính chất phục vụ cho cộng đồng dân cư. Nhưng xe công dành cho các chức danh lãnh đạo sẽ cần phải được tính toán từ hệ số 1,3 trở xuống, đặc biệt ở giữa hai mức hệ số là 1,25 và 1,3.
Trong thực tế, số lượng các chức danh có hệ số như vậy không nhiều, nếu ở trong một tỉnh thì chỉ có đến 3 chức danh. Một bộ quản lý cũng chỉ có một số Thứ trưởng, Tổng cục trưởng loại 1 mới được đi xe. Chi phí xe công xưa nay vẫn theo tinh thần phục vụ là chính, nếu chỉ quy định phân xe theo chức danh sẽ không có nhiều người được sử dụng xe. Tuy nhiên, để góp phần vào việc thực hành tiết kiệm, khoán xe công sẽ tổ chức tốt cho tiết kiệm chi phí, góp phần sử dụng hợp lý Ngân sách Nhà nước.
PV: Trước đây Quốc hội đã từng có chủ trương khoán xe công nhưng không khả thi, vậy theo ông quy định lần này liệu có thành công?
Ông Phùng Quốc Hiển: Tôi nghĩ lần này chắc chắn Chính phủ sẽ phải thực hiện. Chúng ta thấy rằng, Chính phủ cũng như Quốc hội đã bắt đầu xác định phải cơ cấu lại thu chi, nhất là chi thường xuyên vừa qua tăng nhanh.
Tất nhiên quá trình thực hiện khoán xe công với một số chức danh sẽ phải được giám sát. Tôi tin Chính phủ chắc chắn sẽ thực hiện điều này vì bản thân Chính phủ đã từng có đề án. Cùng với Nghị quyết Quốc hội lần này chắc chắn Chính phủ sẽ tổ chức thực hiện.
PV: Thực tế với khoán xe công sẽ có rất ít người xung phong thực hiện đi lại bằng các phương tiện khác? Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Ông Phùng Quốc Hiển: Chúng ta phải hiểu câu chuyện tại sao cần có xe công. Có những chức danh khi làm việc yêu cầu phải có xe công do khối lượng công việc cũng như yêu cầu về tính an toàn. Nếu đơn thuần chỉ là khoán xe công, số người xung phong thực hiện sẽ ko nhiều, nhưng nếu đặt ra đồng loạt, trở thành chính sách thì đương nhiên sẽ phải thực hiện.
Sở dĩ thời gian qua chúng ta không thực hiện được việc này là do để tự các chức danh xung phong nhận khoán xe công. Thực tế cùng chức danh Thứ trưởng, người đi xe công, người đi xe ôm hoặc taxi về cảm quan là không ổn. Nhưng nếu là đồng loạt áp dụng chắc chắn mọi người sẽ đồng tình theo quy chuẩn, tiêu chuẩn đến đâu thì áp dụng, đã khoán là khoán, tiêu chuẩn của mọi người cùng như nhau trong ranh giới của pháp luật, theo đúng quy định của luật pháp.
PV: Thưa ông, Nghị quyết của Quốc hội cũng đã quyết định rút 40.000 tỷ đồng vốn cổ phần ra khỏi doanh nghiệp nhà nước; rút 10.000 tỷ đồng từ nguốn vốn này để bù đắp hụt thu, có nghĩa là Quốc hội sẽ quyết định khoản vốn này?
Ông Phùng Quốc Hiển: Quá trình cổ phần hoá là quá trình thực hiện nhiệm vụ thoái vốn của Nhà nước ra khỏi doanh nghiệp Nhà nước. Nhà nước chỉ đầu tư một số lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế, những lĩnh vực doanh nghiệp ngoài nhà nước không đầu tư, đó là việc cần thiết.
Còn số tiền 10.000 tỷ đổng thoái vốn từ doanh nghiệp nhà nước, khi sử dụng phải đảm bảo là chỉ dành cho đầu tư phát triển. Chính vì thế nên Nghị quyết đã ghi rất rõ, nếu hụt thu cũng không sử dụng quá 10.000 tỷ đồng, chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển.
PV: Có ý kiến đại biểu cho rằng, nên đóng băng nhân sự trong vòng 3 năm để giảm biên chế, giảm chi thường xuyên. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Phùng Quốc Hiển: Trong Nghị quyết quy định mức bội chi ngân sách bằng mức tuyệt đối như 2016 là 254.000 tỷ, ổn định trong một số năm. Tức là GDP vẫn tăng, nhưng bội chi ổn định, theo đó tỷ lệ sẽ giảm. Hai là chi thường xuyên giữ mặt bằng như 2015 - 2016, ko tăng nữa, như vậy tỷ lệ chi sẽ giảm.
Với đề nghị của đại biểu là trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải giảm chi liên quan đến lương và biên chế. Nghĩa là giữ biên chế để sắp xếp, nhưng thực ra việc này chúng ta đã từng làm, biên chế sẽ ko tăng thêm theo nguyên tắc cứ 2 người nghỉ hưu mới bổ sung 1 người. Nếu kiên trì thực hiện theo lộ trình này thì biên chế của chúng ta sẽ hợp lý, kể cả khu vực công chức, viên chức.
Sau này, một số lĩnh vực dịch vụ chuyển sang giá dịch vụ, tức là tự cân đối bằng nguồn xã hội hóa thì cũng góp phần làm giảm biên chế cho bộ máy viên chức. Trong khi hiện nay số người hưởng lương chủ yếu nằm ở viên chức, là giáo viên, là y bác sĩ... đó là những cách để giảm gánh nặng với ngân sách, tôi cho đây là một lộ trình rất tốt.
PV: Quốc hội có quyết định sẽ giảm chi thường xuyên xuống bao nhiêu % trong những năm tới?
Ông Phùng Quốc Hiển: Giảm chi thường xuyên là chính sách tài khoá và là một lộ trình cương quyết. Nhưng chính sách tài khoá phải đảm bảo yêu cầu các khoản chi phát sinh đảm bảo cân đối được nguồn. Trước đây nhiều khi do nhu cầu, đề xuất ra nhưng nguồn vốn không có. Nhưng lần này làm như vậy là chúng ta sẽ đảm bảo cân đối được thu chi.
Còn chuyện dừng chi thường xuyên cũng cần phải hiểu rằng, chúng ta còn phải đảm bảo yếu tố an sinh xã hội, trả nợ, giảm nghèo đa chiều, hỗ trợ người có công, hỗ trợ về nhà cửa.... Nhưng phải đặt nguyên tắc chi theo nhu cầu thực tế phát sinh, đảm bảo có nguồn bù đắp thì mới được quyết định, đó là nguyên tắc xuyên suốt./.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Nguyễn Quỳnh (ghi)
Theo_VOV
Kangaroo lại "nổ" về máy lọc nước ngăn ngừa mỡ máu Mặc dù Kangaroo khẳng định dừng toàn bộ quảng cáo về sản phẩm máy lọc nước ngăn ngừa mỡ máu nhưng trong sản phẩm tương tự vân lồng ghép Mặc dù Kangaroo khẳng định dừng toàn bộ quảng cáo về sản phẩm "máy lọc nước ngăn ngừa mỡ máu" nhưng trong sản phẩm tương tự vân lồng ghép. Vân quang cao lông ghep...