Trụ sở mới của Facebook – cuộc sống sôi động bên trong
Đã hơn 1 năm kể từ khi Facebook mua một khu đất rộng 57 mẫu Anh (22,8 hecta) ở ngoại ô Menlo Park, thung lũng Silicon, và bắt đầu quá trình dần dần chuyển nơi đây thành trụ sở của công ty trong tương lai.
Tương lai thì đang dần tới. Cuối tuần trước, những nhân viên Facebook cuối cùng đã chuyển sang khu Menlon Park, so với cách đây 1 năm khu này đã thay đổi hoàn toàn.
Toàn bộ nơi đây được sơn màu tươi sáng – không kể những chỗ được sơn kiểu graffiti (viết vẽ lên tường) và nghệ thuật tô ở khắp nơi, các nhân viên ở đây được khuyến khích “ sáng tạo tùy hứng không gian của mình”.
Ngoài ra những hệ thống công nghệ cao, các phòng họp được đặt tên vui vui, và cả những chỗ uống café… Chúng ta sẽ chứng kiến rất nhiều thứ làm cho công việc tại công ty mạng xã hội vui nhộn này – kể cả việc đo chiều cao.
Trụ sở Facebook. Logo “Bạn thích điều này” (You like this): Facebook hiện đã hoàn toàn chuyển khỏi Palo Alto đến Menlo Park rộng rãi từ năm ngoái.
Đường Hacker Way: Đúng, Facebook thực sự ở đường Hacker Way.
Thị trấn Sun: Nhân viên Facebook cho biết Sun Quentin (thị trấn Sun) là cái tên vui nhộn cho nơi mới này, mà trước đây là thuộc về Sun Microsystems – được xem như là sự trái ngược so với trụ sở Facebook. Nơi đây trước đây khép kín kiểu hơi giống nhà tù…
Disneyland của truyền thông xã hội:… Facebook đã làm nơi này sáng bừng lên khá nhiều.
Bảng mạch của Facebook: Facebook không thích đại bản doanh của mình theo kiểu mô thức công ty cứng nhắc – không trang trí màu xanh ở bất cứ đâu. Nhưng Facebook rất thích nghệ thuật kiểu quanh co, kiểu như chữ cái “F” làm giống các bảng mạch.
Café: Mỹ thuật của các khu café khá nhiều tại Facebook là: sáng sủa và rộng rãi, với một cái nhìn không giới hạn không vội vàng. Zuckerberg thích nói rằng Facebook là “1% thực hiện” và trụ sở là nơi nuôi dưỡng bất tận để thực hiện điều đó.
Ăn trưa và BBQ ngoài trời: Đại bản doanh của Facebook luôn thay đổi: một khu BBQ ngoài trời đang được xây dựng gần khu ăn uống.
Thức ăn ở quán café trong Facebook cực ngon. Đây chỉ là một ví dụ. Để ý là không có khay. Facebook cho rằng bạn sẽ ăn nhiều nếu bạn không chỉ cầm một cái đĩa.
Video đang HOT
Calvin, siêu nhân và máy bán hàng: Một số graffiti được khuyến khích trên các bức tường – và một máy bán hàng tự động có hỗ trợ công nghệ ở chỗ bạn có thể quẹt thẻ công ty và nhận các thiết bị hay thiết bị sạc điện bạn cần.
Kết nối (Connect): Một trong những tác phẩm được ưa thích ở Facebook.
Phòng họp của Zuck: Đây là nơi sáng lập Facebook có các cuộc họp với nhân viên.
Thực hiện vẫn tốt hơn là hoàn thành: Làm thế nào để các kỹ sư thực sự hoàn thiện sản phẩm của mình: những hình ảnh mang tính thúc đẩy.
Bức tường chiều cao: Chỗ này thật tuyệt vời – cả một bức tường dành cho nhân viên và khách của Facebook đo chiều cao và viết tên của mình bên cạnh, giống như khi bạn còn bé tí.
Linsanity ở Facebook: Đó là Jeremy Lin, đứa trẻ Palo Alto, đến thăm đại bản doanh Facebook vào tháng 2. Thực sự là trang trí.
Vẽ tay trên tường: Tin hay không, bức bích họa trên tường này được thực hiện mà không cần sự trợ giúp của khuôn tô hay một hướng dẫn nào.
Những điều khó nói và mạng xã hội: Những cách ngôn hòa quện trên tường với những hoạt hình vui nhộn.
Vào phòng Insanity Wolf, và có cái bàn kiểu cối xay cho tất cả mọi người của Facebook.
Café Philz, độc đáo của Facebook: Mặc dù Café Philz (một nơi San Francisco) hoàn toàn miễn phí ở mọi nơi trong Facebook, Philz cũng kinh doanh kha khá với café trả trước. Không bao giờ có thể tính toán được sự ao ước của các kỹ sư về kiểu thức uống ngon, và hoàn toàn tự làm.
Cần trục: Đây là một thứ kiểu cần trục được vận tải từ văn phòng ở Palo Alto, đơn giản bởi vì những người ở Facebook quen với việc gặp gỡ ở bên dưới một đồ vật như thế này.
Bản đồ phòng họp: Một màn hình tương tác khổng lồ cho bạn biết tất cả các phòng họp. Những phòng màu đỏ là đang được sử dụng, màu xanh là đang trống.
Có rất nhiều fan Harry Potter ở Facebook. Tất cả các phòng họp có chủ đề pháp sư Hogwarts.
Tom Watson trên bức tường đo chiều cao: Nhà thiết kế sản phẩm có chiều cao hơi khác hay một tay golf nổi tiếng? Do bạn quyết định
Những hình vui nhộn tại nơi hỗ trợ công nghệ: Ở khu Temple Bar, nơi công nghệ được bố trí, và bức tường được phủ bằng những hình thù Internet được yêu thích.
Lối qua đường: Lần đầu được làm ở Palo Alto, hiện nay là Menlo Park. Nhân viên này thường có thể trượt patanh.
Các kế hoạch cho tương lai: Facebook đang quy hoạch một khu đất khác, là West Campus, dọc con phố. Kế hoạch này đã được đưa ra. Chắc chắn là có đường hầm dành để đi bộ giữa các khu vực trong đại bản doanh.
Puff, Kéo thả ma thuật: Nhiều cái tên của phòng họp tại Facebook là những kết hợp của hai chủ đề – trong trường hợp này các các tên bài hát và thuật ngữ máy tính.
Charlie kiềm chế tôi!: Nhiều phòng họp được đặt những cái tên kỷ niệm. Nên nhớ là máy tính bảng dưới từng cái tên, có nghĩa là phòng họp đã được đặt chỗ.
Series of tubes: Phòng hội nghị này là một gợi ý cho mô tả không nổi tiếng của Internet của thượng nghị sỹ quá cố Ted Stevens: “một loạt ống tube” (series of tubes).
Khu liên hợp quốc Facebook. Không có văn phòng riêng trong toàn bộ Facebook.
Chúng tôi sẽ làm sống động!: Có nhiều khuôn tô của Bill O”Reilly – và nhiều nghệ thật phun sơn ngẫu nhiên.
Trên cầu thang, có hình phun sơn người phụ nữ của Facebook (FB Women), trọng tài Judy.
Các game mà Facebook chơi: Những kỹ sư lạ lùng thích làm gì? Chơi game! Có rất nhiều thứ thú vị ở đây, có cả Battlestar Galactica.
Chúng tôi không khởi động Firefox: Một phòng họp khác có cái tên vừa công nghệ vừa âm nhạc.
Theo ICTnew
'Hotboy' công nghệ Mỹ thu hút 1,1 triệu đô trong 4 ngày
Sahil Lavingia mới 19 tuổi nhưng đã là tác giả của khoảng 20 ứng dụng, "bỏ túi" hàng trăm nghìn USD và thuyết phục được các nhà đầu tư bỏ ra cả triệu USD cho dự án của mình.
Lavingia là tác giả của Gumroad - website mà người sử dụng có thể bán trực tiếp bất cứ thứ gì đến những người theo đuôi (follow) họ chỉ thông qua một đường link. Ngay sau lễ ra mắt vào giữa tháng 2, cậu được đầu tư 1,1 triệu USD và con số này vẫn tiếp tục tăng lên.
Bố mẹ Lavingia là người Ấn Độ. Cậu được sinh ra ở New York (Mỹ) rồi chuyển đến Hong Kong năm 4 tuổi. Năm tiếp theo, gia đình cậu tới Singapore, sau đó lại sang London (Anh) trước khi trở về Mỹ khi Lavingia 17 tuổi.
Lavingia theo học ở Đại học Nam California (USC) nhưng ngay trong học kỳ đầu tiên, 2 nhà sáng lập mạng xã hội đang rất được ưa chuộng hiện nay là Pinterest đã thuyết phục cậu bỏ học để trở thành thành viên sáng lập của site này.
Sahil Lavingia.
"Tôi khởi nghiệp như một chuyên gia thiết kế khi trường trung học cấp bản quyền Photoshop cho học sinh. Tôi nhận ra tôi đang có cơ hội tiếp cận một phần mềm trị giá hàng nghìn USD. Tôi học cách sử dụng và các thủ thuật qua Google, sáng tác đủ thứ kỳ cục để giải trí. Tôi bắt đầu thiết kế website và kiếm tiền. Từ năm 15 tuổi tôi đã độc lập về tài chính và trong tài khoản ngân hàng của tôi khi đó đã có hơn 100.000 USD", Lavingia chia sẻ với Business Insider.
Ban đầu Lavingia học lập trình bằng ngôn ngữ PHP nhưng nhận ra cậu không phù hợp với nó. Tuy nhiên, khi iPhone ra đời, Lavingia đã hào hứng tìm hiểu cách phát triển ứng dụng cho iOS chỉ trong 2 tuần khi mới 16 tuổi.
"Tôi có vô số ý tưởng nhỏ và ngẫu hứng để thực hành vào cuối tuần. Tôi viết ứng dụng và gửi e-mail tới mọi blog công nghệ mà tôi biết. Trung bình cứ 5 blog thì ắt sẽ có một trang nhắc đến sản phẩm của tôi", Lavingia cho hay.
Khi quay trở lại Mỹ, Lavingia luôn nung nấu quyết tâm xây dựng công ty riêng. Do đó cậu liên tục viết blog, chia sẻ ý tưởng lên Twitter... và thu hút chú ý nhất định từ các công ty mới thành lập, trong đó có Pinterest vào tháng 8/2010. Lúc này, mạng xã hội đó có vỏn vẹn 5.000 người dùng nhưng về sau đã tăng trưởng với tốc độ "thần kỳ" là 80% mỗi tháng.
Tuy nhiên, khi ở Pinterest, Lavingia không cảm thấy chắc chắn 100% đó là những gì cậu muốn làm. Tháng 8/2011, cậu quyết tâm rời Pinterest và giữa tháng 2/2012, Gumroad ra đời. Gumroad hiện mới chỉ là dự án nhỏ với sự tham gia của 2 kỹ sư khác, nhưng là ý tưởng duy nhất Lavingia "cảm thấy muốn tiến hành trong 10 năm tới". Mục tiêu của cậu là sinh lợi nhuận hàng trăm nghìn USD và cao hơn thế.
Theo Business Insider, với những gì đạt được khi vẫn còn rất trẻ, Lavingia đang được coi là "chàng trai tuổi teen thu hút nhất thung lũng Silicon" hiện nay.
Theo VNExpress
Bên trong hãng sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới Tại tập đoàn có thâm niên ở thung lũng Silicon như Intel, người ta khó cảm nhận được không gian trẻ trung, tươi mới như trong những công ty Internet như Google , Facebook nhưng vẫn đem lại nhiều cảm giác đặc biệt. Sảnh tại cửa vào. Ở Intel, người ta sẽ dễ dàng gặp những nhân viên đã làm ở đây vài...