Trụ sở chính của Công ty Alibaba ngừng hoạt động
Trụ sở chính của Công ty Alibaba trên đường Kha Vạn Cân (Q.Thủ Đức, TP.HCM) đã ngừng hoạt động.
Trụ sở Công ty Alibaba bị công an phong tỏa khám xét chiều 18.9 Ảnh: Công Nguyên
Chiều 22.9, Công an Q.Thủ Đức (TP.HCM) cho biết tòa nhà 120 – 122 Kha Vạn Cân (P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức) – nơi Công ty cổ phần địa ốc Alibaba (Công ty Alibaba) thuê làm trụ sở đã ngưng hoạt động.
Hiện chủ tòa nhà đang chờ thông báo của Công ty Alibaba để thanh lý hợp đồng lấy lại mặt bằng cho người khác thuê.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, tòa nhà 120 – 122 Kha Vạn Cân được Công ty Alibaba thuê 450 triệu đồng/tháng để làm nơi hoạt động chính. Trước đây, tại nơi này, mỗi ngày có gần 2.000 nhân viên ra vào làm việc và rất nhiều khách hàng đến giao dịch. Trước đó, chiều 20.9, nhiều nhân viên tại công ty này đã dọn đồ ra về, khung cảnh đìu hiu, nhiều khách hàng hoang mang tìm đến trụ sở công ty với hy vọng lấy lại tiền nhưng chưa lấy được. Công an Q.Thủ Đức hướng dẫn các nạn nhân lên Công an TP.HCM trình báo, tố cáo vụ việc.
Như Thanh Niên đã thông tin, chiều 18.9, Bộ Công an phối hợp Công an TP.HCM thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, tạm giữ hình sự, khám xét nơi làm việc của Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba). Đồng thời, cơ quan CSĐT đã khởi tố, bắt giam 4 tháng đối với Nguyễn Thái Lĩnh (Tổng giám đốc Công ty Alibaba). Qua điều tra ban đầu, công an xác định Nguyễn Thái Luyện chủ mưu, cầm đầu chỉ đạo Nguyễn Thái Lĩnh (em ruột Luyện) và các nhân viên cấp dưới thực hiện lừa đảo khách hàng. Cho đến nay, công an xác định Công ty Alibaba mua đất nông nghiệp, thành lập các công ty con vẽ các dự án “ma”, sau đó giới thiệu bán cho hơn 6.700 khách hàng, với số tiền giao dịch hơn 2.500 tỉ đồng.
Theo thanhnien
Nhân viên của Alibaba có vô can khi Nguyễn Thái Luyện bị bắt?
Luật sư cho rằng ngoài nhân viên công ty, cá nhân có thẩm quyền tại các địa phương đã để mặc cho Alibaba làm dự án "ma" cũng có thể liên quan vụ án này.
3 ngày qua, Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba cùng các chi nhánh, công ty con liên tục bị khám xét, điều tra. Song song với việc bắt khẩn cấp Chủ tịch HĐQT Alibaba Nguyễn Thái Luyện, khởi tố và tạm giam Tổng giám đốc Nguyễn Thái Lĩnh (em trai ông Luyện) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cơ quan điều tra cũng triệu tập nhiều cá nhân của Alibaba lên làm việc.
Để lừa 6.700 nạn nhân qua đó chiếm đoạt 2.500 tỷ đồng, nhóm chủ mưu được ai giúp sức?
Nhân viên Alibaba nói lý do không rời công ty dù anh em Luyện bị bắt
Nhân viên Alibaba cho biết họ đều mua đất tại công ty với giá từ 3 triệu đồng/m2, nên giờ muốn nghỉ cũng khó, không thể lấy lại tiền, vì vậy họ phải bám công ty.
Trao đổi với Zing.vn, luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn Luật sư TP.HCM) nói việc bắt Nguyễn Thái Luyện, khởi tố ông Nguyễn Thái Lĩnh là động thái bước đầu của việc xử lý với tội phạm phức tạp mà trước giờ hàng nghìn người đã tố cáo Alibaba.
"Những vụ việc thế này, cơ quan chức năng sẽ mở rộng điều tra vì phải có nhiều người giúp sức thì ông Lĩnh mới thực hiện được hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng thông qua hàng loạt dự án "ma" ở khắp nơi. Cơ quan chức năng sẽ xử lý, khởi tố bị can với một số nhân viên trong ban giám đốc, nhân viên khác với vai trò đồng phạm giúp sức", luật sư Dũng nhận định.
Luật sư Hà Hải (Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng cho rằng để xác định những ai là đồng phạm thì phải chờ vào quá trình điều tra. Tuy nhiên, với hàng nghìn nạn nhân tố cáo công ty này suốt 2-3 năm qua thì chắc chắn phải có đồng phạm tiếp tay cho Luyện và Lĩnh.
Theo luật sư, những người liên quan có thể không chỉ là nhân viên của công ty này mà còn cả những cá nhân có thẩm quyền ở các địa phương trong việc phê duyệt, để mặc cho Alibaba hoạt động, làm nhiều dự án "ma".
"Tùy theo mức độ hành vi, ý thức chủ quan mà những cá nhân đó sẽ chịu vai trò đồng phạm, giúp sức tích cực cho việc lừa đảo khách hàng của Luyện và Lĩnh", luật sư Hải nói.
Hàng chục cảnh sát cơ động khám xét văn phòng công ty con của Alibaba chiều 20/9. Ảnh: Quang Anh.
Luật sư Dũng nói thêm, thông thường với những vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng sẽ đi kèm một số tội danh khác liên quan đến trách nhiệm quản lý các cấp địa phương mà cơ quan điều tra khởi tố bổ sung.
"Nếu nhà chức trách xác định có trách nhiệm cá nhân cơ quan quản lý Nhà nước thì chắc chắn nhiều cá nhân sẽ bị xử lý trong cùng sai phạm của Alibaba", vị luật sư nêu quan điểm.
Về xác định trách nhiệm của nhân viên Alibaba (giám đốc chi nhánh, giám đốc công ty con, ký hợp đồng, nhân viên tư vấn, sale, môi giới...), các luật sư cho rằng sẽ căn cứ vào mức độ hành vi, giúp sức tới đâu sẽ chịu trách nhiệm tới đó. Nếu được xác định là đồng phạm thì sẽ bị truy tố theo tội danh của những người chủ mưu, chỉ đạo.
Khách hàng của Công ty Alibaba bị lừa như thế nào?
"Họ có đội ngũ quảng cáo tốt, hứa hẹn khách hàng mua được đất giá rẻ và cấp sổ đỏ sau đó. Tuy nhiên, sau khi bỏ tiền ra thì mãi không thấy sổ đâu", một khách hàng của Alibaba nói.
Trước đó, trưa 18/9, cả trăm cảnh sát phong tỏa trụ sở Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba, địa chỉ 120-122 Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức, TP.HCM.
Tại đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM và Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện và tống đạt quyết định khởi tố Tổng giám đốc Nguyễn Thái Lĩnh về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo công an, anh em Luyện đã thành lập Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba và các công ty thành viên, tự vẽ các dự án không có thật tại một số tỉnh phía nam, chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án nhưng đã huy động tiền của hàng nghìn khách hàng để chiếm đoạt.
Sau cuộc khám xét tại trụ sở Công ty Alibaba, công an tiếp tục khám xét các công tin liên quan khác.
Theo Zing.vn
Nhiều khách hàng "sập bẫy" Công ty Alibaba phải đeo khẩu trang viết đơn tố cáo Cơ quan công an bước đầu xác định có hơn 6.700 người có thể là nạn nhân của Công ty địa ốc Alibaba, với số tiền giao dịch hơn 2.500 tỷ đồng tại 40 dự án. Nhiều nạn nhân phải "che mặt" vì sợ người thân biết chuyện, ảnh hưởng đến gia đình. Chiều 20/9, Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh...