Trữ nước chống hạn mặn ngay từ mùa mưa
Thủ tướng yêu cầu 13 tỉnh miền Tây chủ động trữ nước từ mùa mưa, hạn chế thấp nhất thiệt hại trong tình hình hạn mặn còn phức tạp.
Chiều 23/9, tại Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các bộ ngành đã làm việc với 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về các giải pháp chủ động ứng phó hạn, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Quang Vinh.
Thủ tướng nhận định, năm 2016 và 2019 hạn mặn gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Năm nay hạn mặn dự báo khốc liệt hơn năm 2016. Do đó bộ ngành, địa phương cần có biện pháp hạn chế thấp nhất tổn thất, đảm bảo cuộc sống người dân, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong khu vực.
Video đang HOT
“Đang mùa mưa nên chúng ta cần chủ động bàn bạc các giải pháp đắp đập, trữ nước ngọt cho mùa khô ngay từ bây giờ”, Thủ tướng đề nghị.
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân, không để tình trạng thiếu nước. Các địa phương cần tính toán giảm diện tích lúa Đông Xuân hạn chế nguy cơ rủi ro, tiếp tục thực hiện các công trình thủy lợi ngăn mặn, ngọt hóa cho đồng bằng; nghiên cứu giống cây phù hợp chuyển đổi trong điều kiện mới…
Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại hội nghị cho thấy, đỉnh lũ năm nay ở đầu nguồn sông Mekong khả năng thấp hơn mức báo động 1, tại Tân Châu 3,5 m, Châu Đốc 3 m, xuất hiện muộn vào khoảng giữa tháng 10. Lũ thấp khiến xâm nhập mặn ở vùng cửa sông ở Nam Bộ đến sớm, gay gắt hơn nhiều năm trước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra kịch bản xấu nhất, xâm nhập mặn có thể nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng, tương đương năm 2019. Khoảng 98.000 ha lúa, 82.000 ha cây ăn trái bị ảnh hưởng, hơn 76.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt.
Trước đó hạn mặn kéo dài hơn 6 tháng khiến 6 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Cà Mau và Sóc Trăng phải công bố tình huống hạn mặn khẩn cấp. Hạn mặn gây thiệt hại 43.000 ha lúa, 80.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Chính phủ đã chi 530 tỷ đồng cho 8 tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó.
Năm 2020, lũ ở ĐBSCL dao động từ BĐ1 BĐ2
Đỉnh lũ trong năm ở đầu nguồn sông Cửu Long, tại Tân Châu và Châu Đốc dao động khoảng từ BĐ1- BĐ2, thấp hơn đỉnh lũ TBNN từ 0,2- 0,4m.
Thời gian xuất hiện đỉnh lũ dự báo khoảng cuối tháng 9-2020.
Ngày 31-5, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) cho biết, theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, từ tháng 6 đến tháng 9-2020, tổng lượng mưa ở khu vực ĐBSCL phổ biến mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ; sang tháng 10-2020 tổng lượng mưa phổ biến cao hơn từ 15-30% so với TBNN; tháng 11 lượng mưa xấp xỉ TBNN... Năm 2020, dự báo bão trên khu vực Biển Đông có xu hướng hoạt động muộn hơn so với TBNN, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động tương đương TBNN. Khả năng xuất hiện khoảng 11 - 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới; trong đó có khoảng 5 - 6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.
Ngành chuyên môn dự báo lũ ở ĐBSCL năm 2020 dao động từ BĐ1- BĐ2
Đối với tình hình diễn biến lũ ở sông Cửu Long, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, năm 2020 ít có khả năng xuất hiện lũ sớm ở đồng bằng Nam bộ. Đỉnh lũ trong năm ở đầu nguồn sông Cửu Long, tại Tân Châu và Châu Đốc dao động khoảng từ BĐ1- BĐ2, thấp hơn đỉnh lũ TBNN từ 0,2- 0,4m. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ dự báo khoảng cuối tháng 9-2020. Trong khi đó, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam dự báo, cuối tháng 7-2020, mực nước ở đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu và Châu Đốc dao động mức 2,0 - 2,3m.
Với mức lũ không cao này, nên hầu hết diện tích sản xuất lúa hè thu ở ĐBSCL trong các ô bao kiểm soát lũ đều an toàn. Ngoại trừ một số diện tích ngoài ô bao có nguy cơ bị ảnh hưởng, cần chủ động xuống giống sớm để thu hoạch trước thời gian này.
Các địa phương cần kiểm tra và gia cố các đê bao chưa vững chắc, nhằm bảo vệ an toàn cho sản xuất trong mùa mưa lũ
Đối với đỉnh lũ chính vụ, dự báo khoảng cuối tháng 9-2020, với mức từ 3,40 - 3,80m (xấp xỉ và thấp hơn TBNN), nên kế hoạch sản xuất từ 750.000 - 800.000 ha lúa thu đông ở ĐBSCL đa phần nằm trong các ô bao kiểm soát lũ, không bị ảnh hưởng. Song, cần đề phòng những ô bao có bờ bao xung yếu hoặc rò rỉ, nhằm gia cố an toàn.
Tổng cục Thủy lợi cũng lưu ý, khu vực thuộc vùng giữa và vùng ven biển ĐBSCL do ảnh hưởng lũ kết hợp triều cường năm 2020 được dự báo cao hơn TBNN, nên có khoảng 474 ô bao có nguy cơ ảnh hưởng, với tổng diện tích sản xuất khoảng 120.000 ha. Trong số này, Đồng Tháp có 44 ô bao ảnh hưởng khoảng 10.000 ha; Hậu Giang có 136 ô bao ảnh hưởng 26.000 ha; Tiền Giang có 9 ô bao ảnh hưởng 5.900 ha; Vĩnh Long có 158 ô bao ảnh hưởng 38.000 ha; TP Cần Thơ 86 ô bao ảnh hưởng 17.000 ha... Vì vậy, các địa phương cần rà soát để gia cố và có giải pháp ứng phó phù hợp. Bên cạnh đó, cần tổ chức sản xuất sớm lúa thu đông để né lũ; sau khi thu hoạch lúa xong cần nhanh chóng xả lũ vào nội đồng để lấy phù sa và vệ sinh đồng ruộng...
Quảng Nam: Huyện Tây Giang thiệt hại hơn 173 tỷ đồng, hàng trăm hộ dân bị cô lập Do ảnh hưởng của bão số 5, mưa lớn đã gây ra tình trạng lũ lụt, sạt lở đất tại huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam), làm thiệt hại hơn 173 tỷ đồng, hàng trăm hộ dân bị cô lập hoàn toàn. Ngày 21/9, UBND huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) đã có báo cáo về tình hình thiệt hại do ảnh hưởng...