Trụ không nổi vì dịch, hàng loạt nhà hàng ở Đà Nẵng ồ ạt trả mặt bằng
Dịch Covid-19 kéo dài khiến các đơn vị kinh doanh ở Đà Nẵng thiệt hại nặng nề, nhiều cửa hàng treo biển trả mặt bằng để cắt lỗ.
Dọc các tuyến đường đắt đỏ bậc nhất ở trung tâm TP Đà Nẵng như Lê Duẩn, Điện Biên Phủ, 2 Tháng 9, Phạm Văn Đồng…đang trong tình trạng lặng lẽ “xuống giá” vì không có người thuê.
Những tháng gần đây, khi diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp khiến không ít các ông chủ “đứng ngồi không yên”. Điểm đến du lịch không có du khách, việc kinh doanh bị đình trệ khiến hàng loạt nhà hàng ngậm ngùi treo biển thông báo trả mặt bằng để cắt lỗ.
Dọc tuyến đường 2 Tháng 9 ( quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) tập trung nhiều nhà hàng, quán bar đến thời điểm này đã không thể cầm cự thêm nên đã thuê người tháo dỡ thiết bị để trả lại mặt bằng.
Anh Đỗ Sang kinh doanh quán bar trên đường 2 Tháng 9 cho biết: “Giá thuê mặt bằng ở tuyến đường 2 Tháng 9 từ 80 đến 150 triệu đồng mỗi tháng, tùy vào vị trí.
Hai năm qua quán phải đóng cửa do ảnh hưởng của các đợt dịch kéo dài. Do khoản tiền ban đầu bỏ ra đầu tư lớn nên cố bám trụ, nhưng đến giờ thì buộc phải thông báo chuyển nhượng để cắt lỗ”.
Hàng loạt đơn vị kinh doanh ở Đà Nẵng treo biển sang nhượng, trả mặt bằng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19
Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho hay, chưa bao giờ các doanh nghiệp du lịch đứng trước thách thức lớn, thiệt hại nặng nề vì dịch Covid-19 như hiện nay.
“Chưa có thống kê chính xác những thiệt hại mà cộng đồng doanh nghiệp đang gánh chịu nhưng có thể ước tính năm nay doanh thu toàn ngành sẽ giảm rất lớn. Đến nay đã có khoảng 90% doanh nghiệp không còn hoạt động vì không có khách, không có doanh thu…”, ông Dũng cho hay.
Video đang HOT
Dọc các tuyến đường trung tâm TP Đà Nẵng nhiều đơn vị kinh doanh ồ ạt trả mặt bằng để cắt lỗ
Dịch Covid-19 kéo dài ở Đà Nẵng khiến việc kinh doanh gặp vô vàn khó khăn
Đường Lê Duẩn được xem là “khu phố thời trang” ở Đà Nẵng, tuy nhiên hiện nay đang phải đối mặt với khó khăn khi lượng khách hầu như không có.
Tấm biển cho thuê mặt bằng dễ bắt gặp trên các tuyến phố sôi động ở Đà Nẵng
Một quán cà phê, ăn uống trên đường 2 Tháng 9 dọn dẹp tài sản để trả lại mặt bằng
Kế bên quán này, một đơn vị kinh doanh vừa thuê người dọn dẹp, trả lại mặt bằng
Các cửa hàng dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng đóng kín cửa, treo biển cho thuê
Chính quyền đô thị tại TP.HCM phải là nơi lo cho dân, hướng về người dân
Cơ quan hành chính quận, phường phải mạnh, là nơi lo cho dân, kể cả giải quyết việc làm và an toàn cho người dân, là một bộ máy hướng về người dân, nhanh chóng hơn, kịp thời hơn, thuận lợi hơn.
Thủ tướng chủ trì họp bàn nội dung về xây dựng chính quyền đô thị tại TP.HCM và Đà Nẵng - Ảnh: Chinhphu.vn
Đó là yêu cầu được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo các nghị định quy định chi tiết thi hành các nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM và thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng chiều ngày 1-3.
Cải cách hành chính và công vụ
Theo các Nghị quyết của Quốc hội, TP.HCM và Đà Nẵng đều tổ chức chính quyền theo một cấp thành phố, tức là quận, phường không có HĐND và UBND quận, phường là cơ quan hành chính.
Nhấn mạnh cần có khuôn khổ pháp lý để tổ chức chính quyền đô thị để đưa vào hoạt động sớm song Thủ tướng lưu ý, tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM và Đà Nẵng phải đáp ứng được yêu cầu đặc thù của từng địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương theo quy định pháp luật.
Theo đó, việc đổi mới tổ chức hoạt động của quận, phường cần theo hướng năng động, linh hoạt, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng sự hài lòng người dân và doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực hiện thống nhất chế độ công vụ, công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước gắn với xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng đô thị văn minh, cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức.
Cơ quan hành chính quận, phường phải mạnh, là nơi lo cho dân, kể cả giải quyết việc làm và an toàn cho người dân. "Đây là một bộ máy hướng về người dân, nhanh chóng hơn, kịp thời hơn, thuận lợi hơn cho người dân", Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu nâng cao trách nhiệm trước Đảng, trước dân.
Theo mô hình tổ chức, chính quyền địa phương ở phường thuộc quận không còn là một cấp chính quyền, mà chỉ là cơ quan hành chính.
Do đó, dự thảo Nghị định quy định biên chế công chức làm việc tại UBND phường thuộc biên chế công chức của UBND quận và do quận quản lý, sử dụng. Theo Bộ Nội vụ, các chính sách quản lý sẽ thực hiện như đối với công chức, không làm phát sinh các chế độ, chính sách mới.
Không được lạm quyền
Theo quy định hiện nay, TP.HCM biên chế trung bình khoảng 15,45 người/phường và TP. Đà Nẵng trung bình khoảng 15,2 người/phường. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ cho rằng, việc quy định theo hướng số lượng bình quân biên chế mỗi phường là 15 người (có tính đến tinh giản biên chế) là phù hợp.
Cơ bản thống nhất quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND, Thủ tướng yêu cầu thực hiện chế độ thủ trưởng nhưng không được lạm quyền, phải có giám sát, bàn bạc, thảo luận những vấn đề quan trọng ở phường, quận khi thấy cần thiết. Đồng thời, Thủ tướng cũng đồng tình quy định công chức làm việc tại phường sẽ thuộc biên chế quận.
Về vấn đề giám sát, Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc, ở đâu có quyền lực thì phải có sự giám sát. Vậy khi không có HĐND quận, phường thì ai giám sát, Thủ tướng cho rằng, vai trò của HĐND thành phố, của Đoàn đại biểu Quốc hội, của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Đảng, của quận ủy rất quan trọng.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ sớm hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ xem xét, ban hành để các thành phố kịp thời triển khai tổ chức bộ máy theo mô hình mới, phục vụ công tác bầu cử HĐND các cấp trong tháng 5 tới.
TP. Thủ Đức sẽ có thêm phòng chuyên môn Khoa học và Công nghệ
Với riêng TP. Thủ Đức thuộc TP.HCM được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của quận 2; quận 9 và quận Thủ Đức, với mục tiêu là xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông TP nhằm phát huy những lợi thế về vị trí mang tính cửa ngõ, các hạ tầng dịch vụ sẵn có để trở TP.HCM thành khu vực kinh tế với mũi nhọn là ngành kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của TP. HCM, vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đồng thời, việc nhập 3 quận sẽ giảm số lượng cấp trưởng, cấp phó, các đơn vị hành chính cấp huyện, giảm số lượng các phòng chuyên môn, đồng thời giảm số lượng cấp trưởng, cấp phó của các phòng chuyên môn.
Tuy vậy, Bộ Nội vụ cho hay sẽ có thêm 1 phòng chuyên môn là Phòng Khoa học và Công nghệ phù hợp với mục tiêu xây dựng khu đô thị sáng tạo và yêu cầu thực tiễn của thành phố.
Đà Nẵng vinh danh 20 'Blouse trắng' "Trong những ngày tháng khó khăn, chúng tôi đều đặt niềm tin vào sự nỗ lực, tận tụy, sáng tạo và tinh thần vững vàng của đội ngũ ngành y tế sẽ khống chế, đẩy lùi dịch bệnh"- ông Chinh nói. Ngày 26-2, UBND TP Đà Nẵng tổ chức lễ trao tặng danh hiệu "Thầy thuốc ưu tú" và giải thưởng "Tỏa sáng...