Trừ điểm tài xế vi phạm: Cần hoàn chỉnh dữ liệu
Cấp điểm cho giấy phép lái xe là cần thiết nhưng phải được quản lý bằng dữ liệu quốc gia để dễ kiểm soát hơn.
Trong tuần qua bài viết “Đề xuất mỗi tài xế có 12 điểm, trừ hết phải thi lại bằng lái” nhận được nhiều ý kiến bình luận của bạn đọc ủng hộ việc trừ điểm tài xế vi phạm giao thông.
Bộ Công an vừa báo cáo Chính phủ, đề nghị xây dựng Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và đề xuất trình Quốc hội đưa dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.
Bộ Công an đề xuất mọi loại giấy phép lái xe (GPLX) sẽ có tổng là 12 điểm và số điểm này sẽ bị trừ khi tài xế vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Số điểm bị trừ ngược; đến khi về 0, GPLX sẽ bị coi là không còn hiệu lực. Điều này đồng nghĩa tài xế muốn cấp GPLX phải học và thi lấy GPLX trong thời gian ít nhất sáu tháng kể từ ngày GPLX bị coi là không còn hiệu lực.
Video đang HOT
Trừ điểm để tài xế chạy ẩu biết sợ
Bạn đọc Nguyễn Văn Hoàng bình luận: “Là một tài xế, tôi ủng hộ đề xuất trừ điểm trên GPLX, việc này sẽ nâng cao được ý thức của người tham gia giao thông.
Hiện nay, các vi phạm giao thông đều bị phạt tiền ở mức cao nhưng xem ra tai nạn giao thông vẫn còn xảy ra nhiều. Vi phạm giao thông ngoài bị phạt tiền, sắp tới nếu còn trừ điểm như ở nước ngoài vậy thì đảm bảo ai cũng sẽ sợ thôi”.
“Tôi rất đồng ý với đề xuất này của Bộ Công an. Tuy nhiên, cần có những trường hợp phải xem xét như khi đưa người đi cấp cứu hoặc có trường hợp thiên tai, dịch họa hay là biến cố gì khác… Nói chung, khi phạt CSGT cần xem xét nhiều yếu tố khách quan dẫn đến việc vi phạm của tài xế” – bạn đọc Hồ Văn Tiến góp ý.
Những bài báo thu hút nhiều sự quan tâm bình luận của bạn đọc trong tuần qua.
Bạn đọc Nguyễn Quang Dũng nêu ý kiến: “Việc trừ điểm trên GPLX các nước tiên tiến họ đã áp dụng lâu rồi. Tuy nhiên, ở nước ngoài họ trang bị camera đầy đủ và có biển báo (đoạn đường gắn camera giao thông) công khai.
Khi tài xế vi phạm, họ chỉ gửi thông báo về nhà, ghi rõ số tiền phạt do lỗi gì và bị trừ bao nhiêu điểm. Nếu tài xế không đến nộp thì sẽ bị trừ vào tài khoản ngân hàng của người vi phạm. Tôi nghĩ khi triển khai, cơ quan chức năng cũng nên trang bị đầy đủ, đồng bộ các hệ thống dữ liệu để tạo thuận lợi cho người dân và cả CSGT”.
Cách làm phải minh bạch, rõ ràng
Bạn đọc Nguyễn Hà bình luận: “Cá nhân tôi ủng hộ việc xử phạt nghiêm người coi thường luật giao thông. Tuy nhiên, muốn xử phạt có tính thuyết phục thì phải đảm bảo các yếu tố ảnh hưởng đến nó.
Ví dụ như hệ thống hạ tầng giao thông đô thị chưa đồng bộ, các phương tiện công cộng chưa đáp ứng được về cả chất và lượng, cơ chế quản lý lực lượng CSGT phải minh bạch… Giải quyết được những vấn đề trên thì việc áp dụng trừ điểm các tài xế vi phạm sẽ hợp lý hơn”.
“Muốn phạt trừ điểm tài xế vi phạm, theo tôi phải xây dựng được hệ thống kết nối dữ liệu từ lúc ghi hình bắt lỗi và được quản lý trên dữ liệu quốc gia. Có như thế mới tránh được tiêu cực và người tham gia giao thông cũng tâm phục khẩu phục” – bạn đọc Thu Ngân ý kiến.
Bạn đọc Hồng Đăng mong mỏi: “Không phải là nhiều nhưng tôi thấy có hiện tượng “cưa đôi” số tiền phạt khi vi phạm giao thông để CSGT không lập biên bản. Ở đây đòi hỏi ý thức rất cao của người thực thi công vụ và của người dân khi tham gia giao thông. Phạt tiền cao, trừ điểm trên GPLX đều là những biện pháp tích cực để giảm trừ tai nạn giao thông nhưng các biện pháp thực thi cần phải minh bạch, rõ ràng”.
NGUYỄN HIỀN
Sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đồng ý tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự - an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Lực lượng cảnh sát giao thông chốt kiểm soát xã An Khánh, huyện Châu Thành kiểm tra giấy tờ chủ phương tiện giao thông. Ảnh minh họa: Trần Thị Thu Hiền/TTXVN
Phó Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia căn cứ tình hình dịch bệnh COVID-19 để bố trí thời gian phù hợp.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương có liên quan xây dựng Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Công an trình hồ sơ xây dựng Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ Bộ Công an khẳng định khi Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ được ban hành sẽ đủ mạnh để kiểm soát tình hình, quản lý tốt hơn. Ảnh minh họa: VietNam Bộ Công an vừa báo cáo Chính phủ, đề nghị xây dựng Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ và đề xuất trình Quốc hội đưa dự...