Trụ cột năng lượng tới châu Âu gặp nguy: Nga hối hả gỡ rối
Nga đang cắt giảm sản lượng dầu khoảng 10% trong vài ngày tới.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh việc xuất khẩu của Moscow bị gián đoạn do ô nhiễm dầu thô tại một đường ống chính tới châu Âu và gián đoạn tại một cảng xuất khẩu quan trọng, các nguồn tin trong ngành công nghiệp năng lượng cho biết hôm thứ Sáu – ngày 4/5.
Xoay sở trong ngành năng lượng sống còn
Hiện tại, các nhà sản xuất dầu của Nga đã nhận được yêu cầu từ tập đoàn năng lượng Transneft về giảm sản lượng dầu đi 900.000 tấn, tương đương khoảng 6,6 triệu thùng, cho đến ngày 7 tháng 5, hai nguồn tin trong ngành nói với Reuters.
Con số cắt giảm này sẽ là hơn 1 triệu thùng mỗi ngày (bpd) trong năm ngày tới hay khoảng 10% sản lượng từ nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới, theo tính toán của Reuters.
Transneft từ chối bình luận.
Ô nhiễm dầu ảnh hưởng không nhỏ tới ngành năng lượng Nga và châu Âu. (Nguồn minh họa: Reuters)
“Điều này cho thấy sự gián đoạn này là cực kỳ nghiêm trọng. Nga đã phải để đường ống xuất khẩu chính và cảng bị đóng hay không hoạt động đúng trong 10 ngày qua, do đó, việc cắt giảm sản lượng là không thể tránh khỏi”, một người mua dầu của Nga nói.
Nga đã tạm dừng dòng dầu trong đường ống Druzhba tới Đông Âu và Đức vào tuần trước vì dầu thô bị ô nhiễm, góp phần làm tăng giá dầu toàn cầu lên mức cao nhất trong sáu tháng và khiến các nhà tinh chế ở châu Âu phải vật lộn để tìm nguồn cung. Dầu được gửi đến cảng Ust-Luga của Baltic cũng bị nhiễm độc.
Trước đó, một số quốc gia châu Âu đã đình chỉ nhập khẩu dầu từ Nga sau khi nguồn cung đi qua một đường ống chính từ nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới bị phát hiện có ô nhiễm.
Theo CNBC, việc đình chỉ nhập khẩu đột ngột từ đường ống Druzhba do Liên Xô xây dựng đã làm gián đoạn nguồn cung cho các nhà máy lọc dầu châu Âu. Đức, Ba Lan và Belarus đều có các lô hàng đi qua đường ống Druzhba bị đình chỉ và các nguồn tin thương mại cho biết Cộng hòa Séc cũng đã tạm dừng nhập khẩu, theo S & P Global Platts.
Transneft đã hứa sẽ nối lại dòng dầu bình thường cho Ust-Luga vào ngày 7 tháng 5 nhưng cho biết có thể mất nhiều thời gian hơn để tiếp tục hoạt động bình thường dọc theo tuyến đường ống Druzhba.
Video đang HOT
Belarus cho biết có thể mất nhiều tháng để khắc phục sự cố đường ống, trong khi các nhà tinh chế trên khắp châu Âu đã cắt giảm các hoạt động và yêu cầu chính phủ cho phép họ sử dụng trữ lượng dầu chiến lược.
Ít nhất 5 triệu tấn dầu, tương đương khoảng 36,7 triệu thùng, đã bị ô nhiễm bởi clorua hữu cơ, một hợp chất được sử dụng để tăng cường khai thác dầu nhưng phải được loại bỏ trước khi dầu được gửi đến khách hàng vì nó có thể làm hỏng thiết bị lọc.
Thiệt hại cả người bán kẻ mua
Transneft cho biết sự ô nhiễm đã xảy ra ở vùng Samara của Volga và đổ lỗi cho những “kẻ lừa đảo” không tên. Tổng thống Vladimir Putin cho biết Transneft thiếu một cơ chế thích hợp để ngăn ngừa ô nhiễm.
Những người mua dầu thô lớn của Nga đã thúc ép Transneft đưa ra câu trả lời về cách thức và thời điểm các vấn đề sẽ được khắc phục. Nhưng các nguồn tin trong ngành cho biết việc liên lạc với người mua phương Tây và thậm chí các nhà sản xuất tại nhà đã bị hạn chế cho đến nay.
Từ Ust-Luga, công ty dầu khí của Nga Surgutneftegaz, đã phải vật lộn để bán hàng hóa nhanh chóng ngay cả sau khi đấu thầu nhiều lần và mặc dù đã giảm giá.
“Không ai hiểu loại giảm giá nào sẽ bù đắp cho chi phí của bạn và do đó không ai sẵn sàng chạm vào các thùng dầu này”, một người mua dầu khác của Nga nói với một nhà giao dịch.
Gia tăng thêm vào các vấn đề cho Moscow, việc cắt giảm thông thường vào mùa xuân trong các hoạt động tinh luyện tại các nhà máy trong nước đã để lại nhiều dầu thô hơn cho xuất khẩu trong khi Nga có ít tuyến đường gửi dầu thô ra nước ngoài.
“Transneft cần khôi phục dòng chảy sạch cho Ust-Luga trước ngày 7 tháng 5 hoặc các vấn đề sẽ thực sự trở nên tồi tệ hơn”, một người mua dầu lớn thứ ba của Nga nói.
Khoảng 15 tàu chở dầu bị ô nhiễm đã đi từ Ust-Luga sang phương Tây, điều đó có nghĩa là hầu hết các nhà máy lọc dầu đã hết khả năng lưu trữ dầu không mong muốn để trộn với dầu thô sạch hơn nhằm pha loãng dầu thô bị nhiễm độc.
“Một khi mọi người đã lấy một thùng hàng hóa bị ô nhiễm này, mọi người đều bị ảnh hưởng toàn diện. Chất lượng dầu thô của Nga cần phải khẩn trương trở lại bình thường”, một người mua dầu thứ tư của Nga chia sẻ với một nhà giao dịch.
An Bình
Theo toquoc
Đại sứ EU nói về hợp tác với Việt Nam chống biến đổi khí hậu
Liên minh châu Âu sử dụng khoảng 60% trong tổng viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam trị giá 356 triệu Euro đến năm 2020 cho chương trình năng lượng nhằm thúc đẩy cải cách ngành năng lượng, nhằm khiến năng lượng trở nên sạch, hiệu quả và rẻ hơn nữa.
Đại sứ Bruno Angelet (phải) tham gia một hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà Nội cùng Đại sứ Séc tại Việt Nam Vítzslav Grepl (Ảnh: Phái đoàn Liên minh châu Âu)
Nhân Tuần lễ ngoại giao môi trường EU (24-30/9), Đại sứ Bruno Angelet - Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam - có bài viết chia sẻ về các nỗ lực của liên minh nhằm chống lại biến đổi khí hậu, cũng như sự trợ giúp đối với Việt Nam trong cuộc chiến này. Dưới đây là bài viết của ông.
***
Sự bền vững sinh thái
Từ nhiều thập kỷ qua, "nền kinh tế thị trường xã hội" của châu Âu đã theo đuổi các mục tiêu hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội. Ngày nay, với những mối lo ngại ngày một gia tăng của các nhà khoa học và từ công chúng, chúng tôi đã thêm một mục tiêu thứ ba: sự bền vững sinh thái. Khi EU theo đuổi những mục tiêu này trong nội khối và ở bên ngoài, thì việc chống lại biến đổi khí hậu là một mục tiêu trọng tâm của Chiến lược Toàn cầu mới mà EU đã thông qua trong năm 2016.
Điều này liệu có ý nghĩa với Việt Nam? EU và Việt Nam hiện đang củng cố mối quan hệ đối tác trong tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những điều khác mà EU cùng với 28 nước thành viên của mình cần được nhắc tới trên thế giới ngày nay. EU hiện là:
đối tác thương mại lớn nhất (20% tổng lượng thương mại toàn cầu về hàng hóa và dịch vụ được thực hiện với EU, nhiều gấp đôi kim ngạch thương mại với Trung Quốc hay gấp ba kim ngạch thương mại với Hoa Kỳ)
nhà tài trợ lớn nhất (60% lượng vốn ODA công của thế giới đến từ EU)
nhà đầu tư lớn nhất (các công ty EU là những nhà đầu tư lớn nhất ở ASEAN, Ấn Độ, Hoa Kỳ. Đồng thời trong tất cả đầu tư nước ngoài trên thế giới thì EU cũng chiếm phần lớn nhất).
Do đó, EU thực sự có ý nghĩa đối với Việt Nam. EU cũng đồng thời theo đuổi các mục tiêu của mình thông qua một cấu trúc đa phương, thúc đẩy pháp quyền quốc tế và phát triển bền vững, cụ thể là đối với vấn đề Biến đổi khí hậu. Các nước thành viên của EU vì thế đã đóng góp trên 30% ngân sách thường xuyên của Liên Hợp Quốc (LHQ) và 32% ngân sách cho gìn giữ hòa bình của tổ chức này.
Vì sao EU quan tâm tới biến đổi khí hậu?
Nhưng vì sao EU lại bận tâm rất nhiều về vấn đề Biến đổi khí hậu? Bởi vì chính mối đe dọa đang lớn dần của nó đối với tương lai của chúng ta. Bằng chứng khoa học của sự nóng lên toàn cầu đã có rất nhiều. Nó gây ra tác hại đối với mùa màng và sinh kế, đặc biệt là ở những cộng đồng nghèo nhất trong chúng ta. Đó là lý do vì sao chúng tôi lo lắng.
Cho phép tôi được nói với các bạn về những gì chúng tôi làm tại châu Âu và ở bên ngoài. Nhưng trước hết, hãy lưu ý ba điểm sau:
1. EU từng thất bại với những niềm tin rằng tăng trưởng kinh tế có nghĩa là tăng sản lượng công nghiệp và phát thải khí CO2. Chúng tôi chứng minh điều ngược lại: các nền kinh tế châu Âu càng phát triển, chúng tôi lại càng giảm được lượng phát thải CO2 (kể từ năm 1990 đã giảm được 23% phát thải khí CO2 trong khi GDP tăng trưởng 53%).
2. EU đã tạo ra một thị trường năng lượng tái tạo toàn cầu và có lợi nhuận. Với việc trợ giá trong hàng thập kỷ đối với sản xuất và tiêu thụ năng lượng tái tạo, EU đã thúc đẩy nhu cầu đồng thời giảm chi phí sản xuất năng lượng mặt trời và gió. Ngày nay, việc sản xuất 1 Kwh điện mặt trời còn rẻ hơn 1 Kwh điện than.
3. EU đã phát triển một nền kinh tế tuần hoàn ở quy mô công nghiệp: 88% nguyên vật liệu trong xây dựng và phá hủy, 66% bao bì, 55% nước thải, 46% chất thải đô thị, 40% bao bì nhựa và 32% chất thải điện tử hiện đang được tái tạo trong nền kinh tế của EU.
Chúng tôi làm điều này bằng cách nào? Với một chiến lược tham vọng ("EU 2020"), chúng tôi nhằm tới cắt giảm 20% lượng phát thải khí CO2 cho tới năm 2020, tạo ra trên 20% lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo và tăng 20% hiệu quả sử dụng năng lượng. Chúng tôi đã đạt được những mục tiêu đó từ trước năm 2020. Trong năm 2015, 20% lượng điện đã được tạo ra từ năng lượng tái tạo ở châu ÂU. Có thể nói EU đã đạt tới một nền kinh tế xanh nhất, nhưng vẫn đảm bảo duy trì công bằng xã hội. Giờ đây, chúng tôi còn tham vọng hơn nữa nhằm hỗ trợ cho Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu: Chúng tôi sẽ cắt giảm tới 80% lượng phát thải CO2 của mình cho tới năm 2050 và nâng tỷ trọng của năng lượng tái tạo lên 32% trong sản xuất điện cho tới năm 2040.
Chúng tôi mở rộng sự hỗ trợ của mình trên khắp thế giới với những mục tiêu tương tự. EU tài trợ trên 50% Quỹ Khí hậu Xanh của LHQ, trong khi đó trên 50% nguồn viện trợ toàn cầu dành cho "Hành động Khí hậu" là đến từ châu Âu. Ở các khu vực lân cận và tại châu Phi, chúng tôi hy vọng sẽ nâng lên mức 44 tỷ Euro vốn của tư nhân hoặc khu vực công vào công nghệ hoặc cơ sở hạ tầng có liên quan tới biến đổi khí hậu.
Sát cánh với Việt Nam
Nhưng khi đất nước Việt Nam thân yêu của các bạn đang đứng trước những nguy cơ nguy hiểm của Biến đổi khí hậu, chúng tôi cũng rất tích cực giúp đỡ cho đất nước các bạn. Tại Việt Nam, chúng tôi tập trung vào việc cải cách ngành năng lượng nhằm khiến nó trở nên sạch, hiệu quả và rẻ hơn nữa. Chương trình năng lượng của chúng tôi hiện chiếm khoảng 60% tổng nguồn hỗ trợ tài chính (tổng viện trợ không hoàn lại là 356 triệu Euro) cho tới năm 2020. Chúng tôi cũng tài trợ cho các dự án thí điểm như thúc đẩy việc lắp đặt pin năng lượng mặt trời trên mái nhà tại Đà Nẵng, hay thử nhiệm pin năng lượng mặt trời đặt nổi trên mặt hồ ở hai trạm thủy điện tại Gia Lai. Ngân hàng Đầu tư châu Âu cùng với phía Pháp hiện đang tài trợ vốn cho tuyến đường sắt đô thị số 2 tại Hà Nội, và cùng với Đức tại tuyến đường sắt đô thị số 3 tại TP HCM, qua đó đóng góp vào các hoạt động giao thông vận tải xanh hơn tại cả hai thành phố.
Cùng với Pháp, EU đã tài trợ cho các nghiên cứu khoa học về vấn đề xói mòn bờ biển tại Tiền Giang, Cà Mau và Quảng Nam, đồng thời đang xem xét cấp vốn cho việc các tỉnh này xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm chống lại mực nước biển dâng. Các dự án khác dành cho khu vực đồng bằng sông Hồng cũng đang trong quá trình chuẩn bị với sự tham gia của Hà Lan và Đức.
Thông qua chương trình ERASMUS , Ý, Ba Lan và các trường đại học thuộc CH Síp đang cùng với các đối tác Việt Nam xây dựng các khóa đào tạo về năng lượng tái tạo và đưa các sinh viên sang châu Âu để thăm quan các dự án về năng lượng tái tạo. Đức đang giúp đỡ chính phủ Việt Nam trong việc cụ thể hóa các hành động nhằm thực thi các cam kết của Việt Nam tại COP21, bên cạnh đó EU cũng đang có sự giúp đỡ tương tự ở cấp địa phương dành cho 18 tỉnh, thành lớn của Việt Nam. Các nước thành viên EU khác phụ trách việc xây dựng năng lực, đào tạo về nền kinh tế tuần hoàn cho khu vực tư nhân Việt Nam. Bỉ hiện đang hỗ trợ về nâng cao năng lực quản lý nước có liên quan tới biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Như các bạn có thể thấy, châu Âu đã và đang có rất nhiều hoạt động trong nội khối và cũng đồng thời dành những nỗ lực cao nhất cho đối tác của chúng tôi, Việt Nam.
Bruno Angelet, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam
Theo Dantri
Pháp bắt một công dân Việt Nam theo yêu cầu của Bỉ Phạm Thị Tuyết Mai bị cảnh sát Pháp bắt theo lệnh của tòa án Bỉ vì tội "buôn bán bất hợp pháp ma túy và chất gây nghiện". Cảnh sát Pháp gác tại một cổng của sân bay Charles de Gaulle năm 2011. Ảnh: Reuters. Phạm Thị Tuyết Mai bị cảnh sát biên giới Pháp bắt vào 18.12.2018 tại sân bay Charles de...