Troy Kotsur: Nam diễn viên khiếm thính gây sốt trên đường đua Oscar
Đang ở độ tuổi U60, bị điếc bẩm sinh và sở hữu ngoại hình hết sức tầm thường, Troy Kotsur vẫn làm nên lịch sử khi trở thành nam diễn viên khiếm thính đầu tiên được đề cử giải Oscar danh giá.
Sự kiên trì của người đàn ông khiếm thính
Năm 1987, Marlee Matlin từng làm nên lịch sử khi là nghệ sĩ khiếm thính đầu tiên thắng giải Oscar hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với bộ phim Children of a Lesser God. 35 năm sau, cộng đồng người khiếm thính lại có thêm một niềm tự hào mang tên Troy Kotsur. Anh là người khiếm thính thứ hai và là người đàn ông khiếm thính đầu tiên nhận được đề cử Oscar cho hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc tại Oscar lần thứ 94. Ở tuổi 52, Troy Kotsur mới dám thở phào khi nhìn về sự nghiệp của mình: “Cuối cùng thì tôi đã có thể tự tin hơn”.
Troy Kotsur đã có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực diễn xuất
Con đường sự nghiệp Troy Kotsur đi qua rất đỗi khắc nghiệt. Sinh ra trong một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, Troy Kotsur được phát hiện điếc bẩm sinh khi mới chín tháng tuổi. Những năm tháng cắp sách đến trường, anh được bố mẹ khuyên không nên tự giới hạn mình và hãy theo đuổi những gì bản thân yêu thích. Nam diễn viên sớm tìm được hứng thú với diễn xuất tại trường trung học sau khi tham gia một vở kịch câm diễn tại hội chợ của trường. Sau khi tốt nghiệp, Troy Kotsur xin vào thực tập tại một đài truyền hình với vai trò trợ lý biên tập viên. Niềm say mê với nghệ thuật hình ảnh đã thôi thúc anh theo học chuyên ngành sân khấu điện ảnh tại Đại học Gallaudet.
Dù khiếm thính, gặp nhiều bất lợi trong giao tiếp nhưng Troy Kotsur vẫn kiên trì với giấc mơ được làm diễn viên
Trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường, Troy Kotsur may mắn nhận được lời mời đi lưu diễn cùng Nhà hát kịch quốc gia dành cho người khiếm thính. Năm 1994, Troy Kotsur xem như chính thức bước vào con đường diễn viên chuyên nghiệp với vở diễn Of Mice and Men. Troy Kotsur là một diễn viên sân khấu xuất sắc trong các tác phẩm sân khấu dành cho người khiếm thính. Tuy nhiên, khi bước sang lĩnh vực điện ảnh, nam diễn viên thừa nhận mọi chuyện vô cùng khó khăn. Trong cuộc phỏng vấn với The New York Times, Troy Kotsur thổ lộ anh không thể nhớ nổi số lần bị từ chối khi đi casting.
“Trong các buổi thử vai, tôi thường chẳng bao giờ được nhận bởi họ sẽ hỏi rằng tôi có thể nói chuyện được không. Nhưng bạn biết đấy tôi đã bị điếc rất lâu rồi và nói năng thật sự là một thử thách và chắc chắn rằng các diễn viên bình thường phải làm tốt hơn tôi. Nhưng tôi đã quen với vô số lời từ chối và lấy đó làm bài học, kinh nghiệm để tiếp tục tiến về phía trước”, Troy Kotsur kể lại.
Video đang HOT
Bên cạnh điện ảnh, Troy Kotsur còn hoạt động rất năng nổ tại sân khấu kịch dành cho người khiếm thính
Bên cạnh đó, nam diễn viên còn chia sẻ để được gọi đi thử vai, anh phải chủ động mua hàng tá phong bì, tem thư để gửi hồ sơ của mình đến hàng loạt các đạo diễn casting. Trong số 300 nơi gửi đi, may mắn lắm thì chỉ có một nơi phản hồi trở lại. Nhờ kiên nhẫn và bền bỉ, Troy Kotsur vẫn được nhận vào một số vai diễn nhỏ trong các phim như The number 23, Universal Signs, The Mandalorian, Criminal minds…
Dù vậy, Troy Kotsur cho biết phải mất rất nhiều năm để những diễn viên như anh có được cơ hội diễn xuất trong một bộ phim được lòng người yêu điện ảnh như CODA. Anh nói: “Tôi thực sự tin rằng mất một thời gian dài để Hollywood và các nhà làm phim chấp nhận những diễn viên bị điếc. Vì tôi nhìn thấy còn có quá nhiều sự e dè khi casting diễn viên khiếm thính, vì sợ rủi ro tài chính, vì muốn tên tuổi diễn viên hạng A đã được bảo chứng…”. Hơn 20 năm để được nhìn thấy và công nhận là một hành trình rất dài.
Khởi đầu mới ở tuổi U60
Năm nay, Troy Kotsur đang là cái tên “phủ sóng” các giải thưởng điện ảnh hàn lâm trên toàn cầu. Nhờ vai diễn xuất sắc trong bộ phim CODA, Troy Kotsur liên tục “ẵm” giải nam phụ xuất sắc nhất tại các giải thưởng uy tín như: BAFTA, SAG Awards, Gotham Awards, Critic’s choice Awards, Independent Spirit Awards… Loạt chiến thắng giòn giã này đang giúp ngôi sao khiếm thính trở thành ứng viên “nặng kí” hàng đầu cho tượng vàng Oscar chuẩn bị được trao vào cuối tháng 3 năm nay.
Troy Kotsur cùng Marlee Matlin – nữ diễn viên khiếm thính đầu tiên từng đoạt giải Oscar trong phim CODA
Không cần phải nói một lời nào, sự chân thành, ấm áp trong biểu cảm của Troy Kotsur vẫn giúp ông ghi điểm trong lòng khán giả
Trong CODA, Troy Kotsur vào vai Frank Rossi, một ngư dân điếc tháo vát, lạc quan nhưng lại chật vật trong việc thấu hiểu đứa con gái tuổi teen có niềm đam mê lớn với âm nhạc. Như một mối duyên lành đã được báo trước, Troy Kotsur trong bộ phim này đóng cặp với Marlee Matlin, người đồng nghiệp khiếm thính và thần tượng của anh từ năm 17 tuổi. Hai diễn viên đã thành công xây dựng hình ảnh một cặp vợ chồng khiếm thính đầy kiêu hãnh, có chút bảo thủ nhưng vẫn yêu thương con vô bờ bến.
Troy Kotsur chiến thắng tại SAG Awards 2022, làm nên lịch sử khi là diễn viên khiếm thính đầu tiên nhận giải thưởng này.
Sau nhiều năm phấn đấu không ngừng nghỉ, nỗ lực của Troy Kotsur đang được đền đáp xứng đáng. Sự hiện diện của Troy Kotsur trên đường đua Oscar năm nay còn là niềm khích lệ lớn lao dành cho cộng đồng người khiếm thính. Song, nó cũng đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong cách vận hành của ngành công nghiệp điện ảnh đương thời, hướng đến đa dạng hóa và xóa bỏ mọi ranh giới. Với Troy Kotsur, CODA là một bộ phim rất đặc biệt bởi nó không những phản ánh chân thực cuộc sống của những người khiếm thính mà còn giúp nâng cao nhận thức về nghệ sĩ khiếm thính ở Hollywood. Đó là ước mơ và cũng là điều khiến nam diễn viên trăn trở bấy lâu.
Troy Kotsur phát biểu bằng ngôn ngữ của người khiếm thính tại BAFTA 2022
Trong từng bài phát biểu nhận giải, Troy Kotsur không ngừng nhắc về vấn đề này. Nam diễn viên khẳng định: “Điều quan trọng là phải ngưng nhìn nhận người khiếm thính ở những góc độ hạn chế. Bởi với tư cách là một người khiếm thính, tôi có thể lái xe, tôi có thể nấu ăn, tôi có thể quan hệ tình dục, tôi có thể làm tất cả mọi thứ. Điều duy nhất trở thành rào cản chính là giao tiếp và chúng ta có thể cùng nhau khắc phục việc này”.
Troy Kotsur cùng vợ – diễn viên Deanne Bray cũng là người khiếm thính
Troy Kotsur bộc bạch với The New York Times rằng anh rất phấn khởi khi sắp được đi vào một cuộc hành trình mới, với sự cởi mở của Hollywood dành cho cộng đồng người khiếm thính. Mới đây, khi lên phát biểu nhận giải BAFTA (giải thưởng điện ảnh của Anh), Troy Kotsur không quên chúc mừng thương hiệu James Bond tròn 60 tuổi. Anh còn duyên dáng đùa rằng: “Liệu các nhà sản xuất loạt phim James Bond có bao giờ nghĩ đến chuyện casting một chàng điệp viên 008 khiếm thính?”. Đối với nam diễn viên 1968, những giải thưởng và vinh dự của hôm nay chỉ là khởi đầu cho một điều gì đó thật mới mẻ.
Oscar bị chỉ trích khi cắt bớt hạng mục truyền hình trực tiếp
Quyết định không trình chiếu trực tiếp tám hạng mục Oscar trong buổi phát sóng ngày 27 tháng 3 của Lễ trao giải Oscar 2022 đã vấp phải một cơn bão chỉ trích. Nhiều thành viên Viện Hàn lâm cho biết sau thông báo là họ cảm thấy bị "xúc phạm".
Viện Hàn lâm có kế hoạch trao giải Oscar ở tám hạng mục - Phim tài liệu ngắn, Biên tập phim, Trang điểm và tạo mẫu tóc, Nhạc phim hay nhất, Thiết kế sản xuất, Phim hoạt hình ngắn, Hành động trực tiếp ngắn và Âm thanh - bên trong Nhà hát Dolby một giờ trước khi chương trình truyền hình trực tiếp bắt đầu.
8 hạng mục trao giải này sẽ được ghi lại và biên tập thành chương trình phát sóng trực tiếp sau đó.
Quyết định cắt bớt hạng mục truyền hình trực tiếp của Oscar vấp phải phản ứng dữ dội
"Đó là sự thất bại hoàn toàn" - một thành viên của Học viện bị ảnh hưởng về quyết định cho biết - "Đó là một ví dụ khác về việc Học viện cúi đầu trước mạng lưới. Có rất nhiều người rất không vui về việc này".
"Tôi bị xúc phạm bởi quyết định của Viện hàn lâm khi loại tám hạng mục xuống vị trí thấp hơn tại Lễ trao giải năm nay... Điều đó thật vô lý và ban lãnh đạo phải xấu hổ" - một thành viên khác nói.
Vào năm 2019, Viện hàn lâm đã công bố kế hoạch trao giải cho bốn hạng mục trong thời gian nghỉ thương mại, sau đó là các đoạn phát lại được ghi hình trong chương trình, nhưng đã đảo ngược quyết định trong bối cảnh bị chỉ trích.
Đến tối thứ Ba, một số thành viên của Học viện đã bắt đầu liên hệ với các đạo diễn, nhà sản xuất và giám đốc điều hành hãng phim để tìm kiếm sự trợ giúp trong việc đảo ngược kế hoạch mới nhất này.
Ban giám đốc của American Cinema Editors cho biết: "Chúng tôi vô cùng thất vọng trước quyết định của Viện Hàn lâm về việc thay đổi cách một số hạng mục nhất định, bao gồm cả Biên tập phim, sẽ được trình bày trong chương trình truyền hình Oscars. Nó gửi một thông điệp rằng một số lĩnh vực sáng tạo quan trọng hơn những lĩnh vực khác. Không có gì có thể xa hơn sự thật và tất cả những người làm phim đều biết điều này".
"Là một nhóm các nghệ sĩ hoàn toàn cống hiến để nâng cao nghệ thuật và uy tín của việc biên tập phim, chúng tôi nhiệt thành tin rằng việc biên tập - và tất cả các lĩnh vực sáng tạo khác là một phần của nghệ thuật hợp tác làm phim - phải được đối xử bình đẳng.
Những đóng góp của chúng tôi cho sự hợp tác đó đôi khi có thể vô hình nhưng chúng không thể phủ nhận. Chúng tôi hy vọng rằng các nhà biên tập phim và các nghệ sĩ khác bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này sẽ được tôn vinh và tôn vinh bằng niềm đam mê, phẩm giá và sự hòa nhập mà họ xứng đáng có được".
Mark A. Lanza, chủ tịch của Motion Picture Sound Editors: "Sứ mệnh của Học viện là tôn vinh nghề làm phim trong tất cả các bộ phận của nó. Việc loại bỏ một số danh mục nhất định khỏi chương trình phát sóng trực tiếp sẽ làm suy giảm sứ mệnh đó".
Về quyết định của giải Oscar, Alan Heim, chủ tịch của Motion Pictures Editors Guild (IATSE Local 700) cho biết: "Chúng tôi hiểu mong muốn của Học viện là tạo ra một chương trình hấp dẫn hơn, nhưng động thái này khiến cho nghệ thuật vô hình của công việc biên tập thậm chí còn ít được nhìn thấy hơn.
Lễ trao giải Oscar nên là một đêm để tôn vinh tất cả lao động và nghệ thuật kết hợp để mang lại những câu chuyện sống động trên màn ảnh và chúng tôi nghĩ rằng những người thợ thủ công xứng đáng có nhiều hơn thời gian của họ trong ánh đèn sân khấu".
8 hạng mục không được phát trực tiếp tại Oscar 2022 8 trên tổng số 23 hạng mục của Oscar năm nay sẽ được trao trước khi buổi lễ được truyền hình trực tiếp. Chúng sẽ được ghi hình và phát lại ở phần sau của chương trình. The Hollywood Reporter đưa tin nhiều hạng mục trong số 23 giải thưởng quan trọng của lễ trao giải Oscar lần thứ 94, diễn ra vào...