Trồng xoài Đài Loan trên đất dốc quả đầy cành, to bự, dân lãi lớn
Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, anh Nguyễn Bá Long, bản Nà Cang (xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) có cuộc sống khấm khá, mỗi năm bỏ túi khoảng 200 triệu đồng từ trồng xoài Đài Loan.
Xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La được đánh giá là một trong những xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh mẽ, từ vườn tạp sang các loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao. Hiện xã Hát Lót có 1.120 ha cây ăn quả, trong đó diện tích trồng xoài đã cho thu hoạch đạt 600 ha. Nhiều gia đình đã có của ăn của để, vươn lên làm giàu.
Anh Nguyễn Bá Long đang chăm sóc cây xoài Đài Loan tại vườn.
Trao đổi với PV Dân Việt, anh Nguyễn Bá Long, bản Nà Cang, xã Hát Lót, cho hay: Trước đây gia đình tôi trồng ngô và trồng mía, nhưng đầu ra cho sản phẩm rất bấp bênh, chi phí đầu tư phân giống nhiều, giá bán thấp nên thu nhập kinh tế gia đình không cao. Tôi phải đi làm thuê làm mướn kiếm tiền thêm để cải thiện kinh tế cho gia đình. Tôi thấy người dân ở huyện Yên Châu (Sơn La) trồng xoài Đài Loan rất hiệu quả và đầu ra cho sản phẩm ổn định nên mong muốn học hỏi.
Năm 2014, tôi bàn với vợ cải tạo lại đất vườn sau nhà, xuống mua cây giống ở ngoài Nà Sản (huyện Mai Sơn) về trồng trên 1.6ha. Sau một thời gian trồng, tôi thấy cây xoài Đài Loan phát triển rất tốt và phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương.
Anh Long vui mừng, khi năm nay vườn xoài cho sai trĩu quả.
Để cây xoài sinh trưởng tốt, trước khi trồng anh Long đào hố với kích thước khoảng 60×60x60 cm, mỗi hố trộn 40 – 50 kg phân hữu cơ đã hoai mục và 0,5kg vôi bột, 0,5kg lân vào lớp đất mặt. Trong quá trình chăm bón cây trồng, anh Long thường dùng các loại phân NPK, phân đầu trâu kết hợp phân chuồng bón cho cây trồng. Vì vậy, mà vườn cây của gia đình anh không hay bị sâu bệnh cho quả đầy cành.
Video đang HOT
Nhờ cách chăm sóc tốt, vườn xoài của anh Long luôn phát triển xanh tốt và cho quả đầy cành.
Theo như kinh nghiệm của anh Bắc: Xoài Đài Loan dễ thích nghi với nhiều loại đất, mỗi năm cây ra quả hai lần và năng suất cao. Thường mỗi quả xoài Đài Loan có trọng lượng bình quân từ 0,9 – 1,5kg. Xoài Đài Loan có thể ăn chín cũng có thể ăn lúc vỏ còn xanh, hấp dẫn nhất là ăn sống, lúc quả chín xoài có thịt chắc, ít xơ, hạt mỏng, ngọt đậm. Hiện nhiều nhà hàng, quán ăn thường giới thiệu món xoài sống muối ớt trong bàn tiệc trước và sau khi ăn, nên đầu ra cho sản phẩm của gia đình anh Long luôn ổn định đầu ra, tăng cao nguồn thu nhập.
Anh Long cho biết: Trồng xoài không tốn nhiều công sức chăm sóc và chi phí đầu tư như các loại cây trồng khác.
“Từ khi bỏ trồng ngô, mía sang trồng xoài Đài Loan trên đất dốc, điều kiện kinh tế của gia đình tôi đã khấm khá hơn so với trước. Hiện nay gia đình tôi có hơn 200 gốc xoài, cứ vào mùa thu hoạch có rất nhiều thương lái vào tận vườn tôi thu mua, nên đầu ra cho sản phẩm luôn được bảo đảm và bán được giá cao. Mỗi năm sau khi trừ chi phí tôi thu lời khoảng 200 triệu đồng. Tôi dự định thời gian tới sẽ phát quang, cải tạo lại 1,2 ha nương rẫy để trồng thêm bưởi da xanh, nâng cao hiệu quả kinh tế hơn nữa cho gia đình”- anh Long cho biết thêm.
Từ lúc chuyển sang trồng xoài Đài Loan, đời sống và thu nhập của gia đình anh Long đã được nâng cao.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Đào Văn Hiền, Chủ tịch UBND xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, cho biết: Thời gian qua trên địa bàn xã trồng nhiều xoài Đài Loan. Hiện cây xoài Đài Loan chiếm trên 70% diện tích và được trồng tập trung ở bản Nà Cang và bản Noong Xôm. Năm nay các vườn xoài của các hộ nông dân cho quả rất nhiều, được thương lái thu mua với mức giá cao, có thời điểm tăng đột biến giá từ 20.000đ – 28.000đ/kg. Gia đình anh Nguyễn Bá Long là 1 trong những hộ có nguồn thu nhập cao từ trồng xoài, có thể nói cây xoài đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân so với một số loại cây trồng khác.
Theo Danviet
Sơn La: Khi cả cán bộ và dân cùng xắn tay, làng, bản đẹp thế này đây
Những con đường bê tông phẳng lỳ, thẳng tắp, xuyên qua các bản, lên tận những dãy đồi phủ kín rừng cây ăn quả xanh mướt. Những ngôi nhà vững chãi, tường xây kiên cố; điện, đường, trường, trạm... được xây dựng khang trang, đó là minh chứng cho sự đổi thay ở xã Nông thôn mới - Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La).
Cả hệ thông chính trị vào cuộc
Trao đổi với ông Đào Văn Hiền, Chủ tịch UBND xã Hát Lót, được biết: Là xã miền núi, Hát Lót bắt tay vào xây dựng NTM với nhiều khó khăn. Xã có 31 bản, 5 dân tộc sinh sống: Thái, Mông, Kinh, Khơ Mú, Mường, trình độ dân trí không đồng đều, cơ sở hạ tầng thấp kém, tập quán canh tác lạc hậu... Năm 2010 xã bắt tay vào xây dựng NTM, thời điểm đó, Hát Lót mới đạt 4 tiêu chí, 7 chỉ tiêu; còn lại 15 tiêu chí và 42 chỉ tiêu chưa đạt. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 26%, kết cấu hạ tầng nông thôn còn thiếu thốn nhiều.
Những con đường lầy lội ngày nào, giờ được rải nhựa phẳng lỳ thuận lợi cho người dân đi lại, trao đổi hàng hóa, nâng cao đời sống.
"Khó khăn chồng chất song xã coi đó là mục tiêu phấn đấu, lấy sức mạnh đoàn kết, phát huy nội lực để tháo gỡ khó khăn. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực tế địa bàn, xã đã tổ chức họp dân tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn. Tất cả các nội dung xây dựng NTM đều được đưa vào các cuộc họp để người dân bàn bạc, hiến kế và thống nhất từng bước đi, từng cách làm. Qua đó, tạo được sự đồng thuận trong đông đảo người dân", ông Hiền thông tin.
Sau 8 năm thực hiện, đến nay Hát Lót đã đạt 19/19 tiêu chí, 49/49 chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí về xã Nông thôn mới. Quá trình xây dựng NTM, xã Hát Lót đã huy động tổng nguồn lực tới: 62,233 tỷ đồng. Người dân đóng góp xây dựng NTM là 31.739 ngày công để hoàn thành 33 công trình đường giao thông nội bản, dài trên 23 km. 31/31 bản có nhà văn hóa... 29/31 bản đạt tiêu chuẩn bản văn hóa. Hiện xã đang duy trì phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; xã có 4/6 trường đạt chuẩn quốc gia. Bình quân thu nhập đầu người đạt 31 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,6%... đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Sau 8 năm thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn, đời sống vật chất, tinh thần của bà con các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Trên cơ sở đó, xã xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện từng tiêu chí phù hợp, theo nguyên tắc "dễ làm trước, khó làm sau". Chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân. Chỗ nào dân chưa hiểu, chưa rõ thì giải thích cặn kẽ, tạo sự thống nhất cao giữa chính quyền với người dân. Từ đó, phong trào xây dựng NTM đã lan tỏa rộng, thu hút đông đảo người dân tham gia góp sức người, sức của, góp tiền, hiến đất...
Bứt phá về đích Nông thôn mớiMột trong những giải pháp được xã lựa chọn đó chính là tạo bước đột phá trong tam nông (nông dân- nông nghiệp - nông thôn), tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Vận động nhân dân phát huy tiềm năng thế mạnh địa phương, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ. Đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, đạt kết quả tích cực, hầu hết những diện tích đất nương, đất đồi từng trồng ngô, trồng sắn, lúa... trước đây, đã được trồng thay thế bằng cây ăn quả, giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần.
Nhiều diện tích cây ăn quả được mở rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Đến nay toàn xã đã có trên 800ha cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, như: Xoài tượng, nhãn chín muộn, cây có múi. Hàng năm cho sản lượng 5.000 tấn xoài, trên 3.000 tấn nhãn. Từ trồng cây ăn quả, nhiều gia đình đã có thu nhập cao hơn hẳn, đó là điều mà trước đây người dân chưa từng nghĩ tới. Ngoài ra, các hợp tác xã được khuyến khích, tạo điều kiện thành lập, hoạt động, sản xuất. Hiện nay xã Hát Lót có 2 hợp tác xã (Ngọc Lan và cam Nà Sản) đã ký hợp đồng liên kết với các hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; góp phần nâng cao thu nhập cho người dân
Lãnh đạo xã Hát Lót đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới
"Mới đây, xã chính thức được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Đây là thành quả của sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Hát Lót. Từ kết quả đạt được, xã tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. Liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nhân rộng mô hình hiệu quả, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tăng thu nhập, nâng cao đời sông người dân", ông Hiền khẳng định.
Theo Danviet
Bỏ cà phê trồng bưởi Diễn, nhà nông ở đây kiếm tiền nhiều hơn Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc bởi Diễn, lão nông Nguyễn Hữu Trình, tiểu khu Nà Sản (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) bỏ túi hơn 100 triệu đồng mỗi năm. Trò chuyện với chúng tôi, ông Trình kể: Tôi lên tiểu khu Nà Sản từ năm 1998, cuộc sống lúc bấy giờ khó...