Trong u ám, đôi mắt em là bài hát…
“Em ơi, anh thấy đường mà đi không được. Còn em, đi được mà không thấy đường. Hai đứa mình đến với nhau, nương tựa nhau em ha”. Sau mấy tháng quen nhau, anh đã chính thức ngỏ lời với chị.
Ngày đầu tiên mời chị về nhà trọ ăn cơm, anh đãi chị món cá lòng tong kho tiêu cháy khét và bát canh chua cá rô nêm quá nhiều bột ngọt. Vậy mà, họ vẫn ăn lấy ăn để; ngon không phải vì vị mà bởi tình đong đầy.
“Mình đến với nhau, nương tựa nhau em ha”.
Từ bé, di chứng của bệnh sốt bại liệt đã cướp mất đôi chân của anh Nguyễn Minh Cảnh (sinh năm 1984, quê ở tỉnh Đồng Tháp). Những tưởng chỉ có mình khổ; nhưng gặp cảnh chị Trần Thị Chả (sinh năm 1979, quê ở tỉnh An Giang) hồi đó nặng chỉ 35kg, gầy đét, mù lòa, mò mẫm từng bước đi bán vé số ở một bến phà thuộc huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), anh cảm phục ý chí, mời vào uống nước rồi anh chị quen nhau.
Sau chừng nửa năm qua lại, anh Cảnh và chị Chả chính thức dọn về ở với nhau như vợ chồng, không cưới hỏi. Đáng buồn hơn là quan hệ của họ vấp phải sự phản đối của đôi bên gia đình. Mẹ anh than, chồng què, vợ mù, sống với nhau rồi sẽ ra sao. Anh chỉ biết cười trừ, bởi cái duyên cái số, biết sao giờ. Tới nay, họ đã bên nhau được 15 năm. Cậu con trai tên Nhất Minh hiện đang học lớp Một.
“Con dễ thương lắm em ơi”
Chồng bị khuyết tật vận động, vợ bị mù, lại chuyển dạ trong đêm, anh sẽ đưa vợ đi sinh như thế nào? Nếu không nghe người thật việc thật kể lại, có khi ta nghĩ, tình huống nan giải đó chỉ có trong phim. “Nghèo mà. Cả đời làm gì có tiền tới bệnh viện, nên bệnh viện nằm chỗ nào cũng có biết đâu. Bữa đó, vợ lên cơn đau bụng dữ dội. Hai vợ chồng sợ quá nên cứ lên xe đi đại, hỏi búa xua đường tới đó. Tới nơi, thấy vợ chồng tui hoàn cảnh quá, mấy cô y tá đỡ giùm vợ xuống, rồi chuyển lên lầu luôn. Tui nằm trên chiếc ghế dài bên dưới, lăn qua lăn lại không ngủ được, vì sốt ruột”, anh Cảnh nhớ lại.
Rồi hạnh phúc vỡ òa khi đứa con trai được sinh ra khỏe mạnh, lành lặn. Lúc bác sĩ thông báo vợ tròn con vuông, rồi lúc ôm con trên tay, anh chỉ biết khóc. Anh ghé tai vợ, nói: “Con mình dễ thương lắm em ơi”. Chi tiết nhỏ kể lại cũng đủ khiến cả vợ cả chồng rơm rớm nước mắt, như thể cảm xúc, khung cảnh đó đang ở ngay trước mặt họ.
Hỏi chị, lúc đó chị nghĩ gì. Trước mắt chị, chỉ có một màu tối đặc vây quanh, nhưng lồng ngực chị đập thình thịch liên hồi. Sinh xong, câu đầu tiên chị hỏi y tá là: “Con em giống cha hay giống mẹ?”. Lúc biết con giống cha, chị mới cười nhẹ nhõm. Sau này, thỉnh thoảng chị vẫn mân mê cằm của Nhất Minh. “Cằm chẻ giống cha nó thiệt”, chị kể mà đâu hay anh đang ngồi gần đó.
Vợ chồng chỉ mong lo cho con được học hành đến nơi, đến chốn để có cuộc sống tốt hơn cha mẹ.
Video đang HOT
Vợ chồng tay ấp má kề cùng nhau vượt qua bao nhiêu ngày bĩ cực mà vợ không thể nào biết mặt chồng. Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, sinh con ra mà mẹ không biết mặt con. Lắm khi nghĩ, thương vợ, thương con, thương mình xót xa. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh, anh lại ngồi… mơ. Nếu ông trời chịu lấy một con mắt của anh để chia cho vợ, để vợ chồng được nhìn thấy nhau, anh cũng xin nguyện lòng. Nhưng biết làm sao được. Còn chị khao khát, dẫu một lần trong cuộc đời này, có một phép mầu xảy đến, cho chị được nhìn thấy mặt anh, mặt con. Điều tò mò ấy vẫn đôi lúc gợn lên đầy tuyệt vọng trong lòng người đàn bà sắp bước sang tuổi 40 này.
Khát vọng ngược phía mặt trời
Trong câu chuyện họ kể, có không ít chuyện buồn khổ, nỗi mất mát. Nhưng tuyệt nhiên không hề nghe họ than thân trách phận. Họ khóc đó, cười đó, rồi hy vọng cũng ngay đó. Bao trùm lên tất cả là cái tình của con người dành cho nhau. Nghĩa vợ chồng là nghĩa phu thê, nhưng với anh Cảnh, chị Chả, có lẽ còn hơn thế. Họ ngồi cạnh nhau, cúi xuống thật gần, nhưng trong tan hoang của số phận, là bóng che ngang phận đời cũng không có cơ hội được thấy. Song nhờ trái tim soi tỏ, đưa đường dẫn lối, họ đã vượt qua mặc cảm, thụ hưởng sâu sắc hạnh phúc quý giá của mình. Điều anh nói, cũng tựa như một câu thơ: “Trong u ám, đôi mắt em là bài hát”.
Liệt 2 chân nhưng anh vẫn là nguồn thu nhập chính của gia đình.
Để có thêm chút đỉnh tiền lo cho vợ con, anh chạy xe ba bánh khắp nơi: Cần Thơ, Đồng Tháp… đủ hết. Chị mò mẫm dò đường đi bán từng tờ vé số. Hôm nào nghỉ học, con trai sẽ là “mắt” của mẹ, dẫn mẹ đi. Ngày lời nhất, cả nhà kiếm được vài ba trăm ngàn. Trừ tiền xăng xe của anh, tiền học của con, tiền chợ, tiền nhà… còn dư khoảng 50.000 đồng. Một bữa cơm của cả nhà có giá từ 20.000 – 40.000 đồng. Bữa sang nhất, “ăn cả một trăm ngàn”. Hỏi chị, một tháng có mấy bữa sang như thế, chị trả lời: “Hiếm lắm, mỗi tháng một lần thôi”.
Anh nói, giờ vẫn chưa hết khổ, nhưng so với nhiều người, gia đình anh “vậy là cũng yên ấm rồi”. Chị nhớ cái thời anh chị mới sống với nhau, cha mẹ hai bên không đồng ý, khó khăn đủ bề. Tài sản của họ khi đó chỉ có một cái nồi nhỏ, một cái chảo để nấu và một cái chén ăn cơm, nên người này ăn xong mới tới lượt người kia. Rồi cũng có những ngày ôm số, bị giật số mà méo mặt. “Nhưng không thể vì thế mà buồn được. Người ta mắt sáng, lành lặn còn bị mất vé số, nói chi mình”, chị nói một cách hài hước. Cũng có những ngày vét túi chỉ có 10.000 đồng, mua cơm chấm muối tiêu, vậy mà ăn ngon lành. Rồi sau này, con đau con ốm, chạy đi viện mà không có một đồng trong túi. Cũng nhờ bệnh viện người ta thương, nên điều trị miễn phí. Bao cực khổ, vất vả, phiền muộn đã trôi qua theo cách cần phải được quên đi như thế.
Anh nói, giờ vẫn chưa hết khổ, nhưng so với nhiều người, gia đình anh “vậy là cũng yên ấm rồi”
Dù khó khăn, cuộc sống gia đình anh chị được vun vén khá chu đáo. Nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng. Nhờ được học các kỹ năng ở trường dạy nghề dành cho người khuyết tật từ năm 10 tuổi nên nhìn chị thái khổ qua, kho thịt, nấu cơm, làm rau… không ai nghĩ mắt chị có vấn đề. Mọi hành động của chị đều thành thục, chính xác. Những ngày không đi bán vé số, chị cầm gậy dò đường đón con trai đi học về. Nấu cơm xong, hai mẹ con ra cửa ngóng anh. Trong bữa cơm, anh gắp thức ăn cho vợ trước, rồi mới tới con. Khi biết con chuẩn bị tới giờ đi học, anh lôi miếng giẻ đã thủ sẵn trong tay ra lau giày cho con. Khi vợ khát nước, anh rót nước đưa tận tay chị. Mọi hành động đều hết sức tự nhiên, như thói quen chăm sóc vợ con hằng ngày của anh.
Có một điều đặc biệt: giữa vất vả, khổ cực trăm bề, họ lại nói nhiều về chuyện tương lai. Qua ánh mắt, cảm nhận được niềm vui, sự chờ đợi của họ. Chị kể, trước khi có con, hai vợ chồng bán vé số, tằn tiện, cóp nhặt từng đồng, dành dụm được hơn 30 triệu đồng, để mua đất ở Kiên Giang, qua lời giới thiệu của người em. Vợ chồng họ đang chờ miếng đất được giá hơn rồi bán, lấy tiền mua đất ở Cái Bè, cất cái nhà nhỏ nhỏ, khỏi phải lo tiền thuê nhà hằng tháng như hiện tại.
Tình cảm ấm áp luôn đầy ắp ở ngôi nhà còn phải chạy ăn, chạy tiền thuê nhà mỗi ngày.
Bốn giờ rưỡi chiều, tiếng trống trường tiểu học vang lên, lũ trẻ ùa ra như bầy ong vỡ tổ. Chị Chả cầm chiếc gậy, đứng giữa cổng trường, chờ con. Chị cứ đứng đó cho tới khi con trai ra, chạy ùa về phía mẹ. Không biết lúc đó chị nghĩ gì. Ngoài chờ con, liệu chị còn khát vọng nào khác ngược về phía mặt trời, trong khoảnh khắc tàn ngày hay không? Chúng tôi không biết. Chỉ biết theo sau hai mẹ con trên con đường hơn 1km về nhà, một đứa bé đi trước cầm tay người mẹ, họ thao thao bất tuyệt về chuyện ở trường ở lớp hôm nay…
Theo phunutoday.vn
Tuổi 18 gây tội lỗi ân hận suốt cuộc đời
Mẹ mất chưa đầy 2 năm bố đã đưa một người phụ nữ không rõ lai lịch, chỉ hơn chị gái tôi 6 tuổi về nhà bất chấp sự phản đối của mọi người.Vào năm tuổi 18 gây ra tội lỗi ân hận suốt cuộc đời.
Chị tôi cũng vì chuyện đó mà bỏ sang nhà bác họ ở không chịu về. Hôm đó, bố gọi tôi ra phòng khách, dưới ánh mắt ép buộc của bố, tôi đã lí nhí gọi người phụ nữ đó là "Dì".
Ngày mẹ còn sống, việc cơm nước đều do một tay mẹ lo toan, ai thích ăn gì và ăn được bao nhiêu mẹ đều nắm rõ như lòng bàn tay. Người phụ nữ này thì biết làm gì chứ? Sáng sớm hôm sau, dì vội vàng chạy ra khỏi phòng ngủ, xuống bếp nấu bữa sáng rồi gọi tôi xuống ăn với giọng điệu như bà chủ khiến người ta thấy ghét.
Ngồi vào bàn ăn, tôi gắp miếng trứng ốp la cháy đen một góc lên cắn rồi nhổ toẹt xuống dưới sàn nhà, buông dĩa tôi rời khỏi bàn ăn. Bố không gọi tôi lại mà dùng lời lẽ ngọt ngào để an ủi dì khiến tôi rất khó chịu. Đến trường cũng đã muộn, tôi chẳng còn tâm trí đâu mà học nữa, chỉ nghĩ xem có cách nào để trêu chọc dì một phen.
Bí mật này mặc dù khiến tôi thường đỏ mặt nhưng nó lại làm tăng niềm khao khát trong tôi - Ảnh minh họa
Tôi 17 tuổi, dì 28 tuổi, nhưng dì rất ra dáng bậc trên, thỉnh thoảng xoa đầu, vỗ vai tôi, gọi tôi thân mật như thể tôi là con dì vậy. Tôi ghét những lời đó, ghét cả chiếc váy ngủ dì mặc, nó làm tôi nhớ đến mẹ. Tôi thường xuyên giả vờ không để ý đánh vỡ bát, chén, bắt dì nhặt, quét dọn tôi mới hả hê. Vậy mà dì không hề nghi ngờ.
Một hôm, bố làm đêm không về, đến nửa đêm bà nội bỗng ôm ngực kêu rên rỉ, chắc là bệnh tim lại tái phát, dì luống cuống tìm thuốc, lấy nước, gọi xe cấp cứu. Mặc dù bà không có gì nguy hiểm lắm nhưng cũng nằm viện hơn nửa tháng, dì đã chạy đôn chạy đáo chăm sóc cho bà, thời gian đó, dì gầy đi trông thấy, tôi không có lý do gì để trêu chọc dì nữa.
Nửa năm rồi mà chị tôi vẫn chưa chịu về, thỉnh thoảng chị cũng gọi điện về hỏi xem dì đối xử với tôi có tốt không, tôi bảo cũng không đến nỗi nào. Đến trung thu thì bà nội về quê, ở nhà bớt đi một người khiến không khí vắng vẻ hẳn. Một hôm dì bảo bố đi đón chị tôi về cho vui cửa vui nhà. Bố nghe lời dì đã đón chị về. Dù sao chị về cũng là việc tốt, dì cũng rất quan tâm đến chị. Sự quan tâm của dì cũng đã nới dần khoảng cách giữa chúng tôi.
Thỉnh thoảng, chị em tôi cũng giúp dì một số việc, tôi từng ghét dì mặc những bộ quần áo rộng thùng thình, nhưng giờ thì tôi lại thầm mong những lúc dì mặc, dì cúi lưng để hở một khoảng không khá rộng để tôi có thể nhìn thấy chiếc áo lót hình hoa của dì, bí mật này mặc dù khiến tôi thường đỏ mặt nhưng nó lại làm tăng niềm khao khát trong tôi. Một hôm nằm mơ, khi tỉnh dậy tôi thấy mồ hôi mình túa ra, đũng quần lót ươn ướt, tim tôi bỗng đập thình thịch. Ngày hôm sau, tôi kiên quyết không để dì giặt đồ lót của mình.
Xem ra dì là một người phụ nữ rất an phận thủ thường, bình thường dì chỉ quanh quẩn ở nhà lo việc cơm nước, dọn dẹp, rất ít khi ra ngoài. Có một lần bố rủ dì đi dự một buổi tiệc tùng gì đó, dì đã quấn tóc, mặc một chiếc váy màu đen trông rất sang trọng. Lần đầu tiên tôi thấy dì xinh như vậy. Tối hôm đó về, tôi thấy bố và dì có vẻ hưng phấn lắm, hai người đóng chặt cửa rồi những tiếng cười thích thú phát ra từ phía phòng ngủ. Lúc đó tôi vừa cảm thấy hiếu kỳ, vừa cảm thấy buồn.
Tôi đã tuổi 18, vậy là dì đến nhà tôi đã được một năm rồi, chị em chúng tôi cũng đã dần bước ra khỏi hình bóng của mẹ, chị và dì thỉnh thoảng cũng cười nói, chuyện trò với nhau như những người bạn. Nhưng có một hôm, bố đã nổi giận lôi đình với dì, bố vứt một lá thư trước mặt dì, mặc cho dì ra sức thanh minh, bố cứ mặc kệ.
Sau đó, tôi đã tìm thấy bản nháp của một lá thư nặc danh ở trong phòng chị tôi và cũng hiểu rõ được cội nguồn câu chuyện. Kể từ đó, dì bỗng ít nói hẳn, có hôm cả buổi tối dì ngồi trong phòng chơi đàn một mình. Nhìn cách dì đánh đàn vừa đẹp vừa có chút gì đó rất buồn. Công việc của bố ở nhà máy mỗi lúc một bận, tiền nhiều lên nhưng số lần say sưa về nhà cũng nhiều dần, bố gọi dì rất to khiến dì vội vội vàng vàng vứt đàn xuống rồi chạy ra rót nước, quét dọn đống nôn mửa của bố. Ngày hôm đó bố đã ngang nhiên sàm sỡ dì trước mặt tôi khiến tôi ngượng chín mặt, còn dì thì khóc. Kể từ hôm đó, không đêm nào là tôi không mơ thấy ác mộng, lần đầu tiên tôi nhìn thấy cơ thể của người phụ nữ với không mảnh vải che thân, người đó không ai khác lại chính là dì ghẻ của tôi. Tôi bắt đầu ghen tị với bố.
Dì vẫn giữ thói quen chơi đàn vào buổi tối. dì bảo tôi có thể học, vừa luyện tay, vừa thư giãn đầu óc. Ngồi bên cạnh, tôi chăm chú nhìn những ngón tay đưa lên đưa xuống rất linh hoạt của dì, dì cầm tay tôi để dạy khiến tim tôi như muốn nhảy khỏi lồng ngực.
Rồi dì đứng dậy rót nước hoa quả, mùi nước hoa tỏa ra từ chiếc váy của dì khiến tôi ngây ngất. Một vài ý nghĩ trong đầu tôi cứ tăng lên hàng ngày. Cứ tan học là tôi lại thục mạng phóng về nhà nhìn dì bận rộn với công việc nhà hay chơi đàn. Thậm chí tôi còn mong bố say rượu không về nhà để tôi có thể một mình tận hưởng mùi hương còn đọng lại trong phòng của dì. Điều khiến tôi cảm thấy khó chịu là trước mặt dì, dì luôn coi tôi là một đứa trẻ.
Hôm đứa bạn cùng lớp tổ chức sinh nhật, chúng tôi đã uống một chút rượu, về nhà đã hơn 11 giờ đêm. Dì vẫn ngồi ngoài phòng khách đợi tôi, khuôn mặt tỏ vẻ rất sốt ruột. Dì vận trên người chiếc váy ngủ bằng lụa trông rất thướt tha, quyến rũ. Dì trách tôi đã về muộn lại còn uống rượu.
Tôi ngả người xuống ghế sofa, tôi không biết vì sao tối hôm đó bố và chị đều không có nhà. Dì rót cho tôi một cốc nước hoa quả. Chiếc váy ngủ rộng thùng thình của dì có màu vàng, có lẽ là tôi đã say bởi chưa bao giờ tôi thấy dì mặc chiếc váy đó cả, nó đã để hở phần ngực thon gọn được che chắn bởi chiếc áo lót hình hoa văn sặc sỡ.
Trong trạng thái nửa tỉnh, nửa say, tôi đã lao vào dì và có những hành động sàm sỡ khiến dì bất ngờ và hoảng sợ. Trong cơn hoảng loạn, mặc dù không quá dễ dàng nhưng cuối cùng dì đã bị tôi khống chế. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi mới biết mình đã phạm phải một sai lầm không thể tha thứ. Dì đã đi khỏi nhà tôi mà không để lại một lời. Và tất nhiên, tôi đã không đủ can đảm để nói sự thật cho bố biết.
Cho đến hôm nay khi đã khá trưởng thành tôi mới dám nhìn nhận lại một con người đã khiến tôi day dứt suốt những năm qua. Dì, một người con gái nhu mì, an phận thủ thường đã vì chị em tôi, vì bố tôi mà hy sinh đời con gái của mình, vậy mà tôi, chỉ vì một chút nông nổi đã làm hại dì. Đến giờ tôi không biết dì đang ở đâu, đang sống thế nào, nhưng trong sâu thẳm trái tim, tôi mong dì sẽ tìm được bến đỗ hạnh phúc.
Theo NLĐ
Vợ nhăn nhó với tôi nhưng lại ngọt ngào với trai lạ Tôi và vợ cưới nhau được 5 năm, tôi hơn vợ 2 tuổi, chúng tôi đã có một đứa con lên 3 tuổi. Vợ tôi trước đây là người phụ nữ khá ngọt ngào, cô ấy sinh ra trong một gia đình có điều kiện kinh tế, nên từ nhỏ đã không phải lo lắng nhiều đến chuyện "cơm áo gạo tiền". ảnh...