Trong tương lai, không khí cũng có thể tạo ra xăng dầu
Carbon Engineering, một công ty năng lượng sạch của Canada đã khám phá ra cách chiết xuất một loại nhiên liệu carbon trung tính bằng cách thu giữ CO2 từ không khí và biến nó thành xăng tổng hợp.
Mỗi năm, các khu công nghiệp trên thế giới thải ra lượng lớn khí ô nhiễm gây hiệu ứng nhà kính, trong đó có CO2 (carbon dioxide). Theo dự báo của NASA – Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ, nhiệt độ trái đất có thể tăng thêm 1,5 độ C ở năm 2050. Các nhà khoa học dự đoán, khí hậu sẽ càng ngày càng chuyển biến xấu nếu lượng khí thải carbon toàn cầu không giảm.
Dẫu vậy, một công ty năng lượng sạch Carbon Engineering của Canada hợp tác với các nhà khoa học của đại học Harvard đã khám phá ra cách chiết xuất một loại nhiên liệu carbon trung tính bằng cách thu giữ CO2 từ không khí và biến nó thành xăng tổng hợp. Quá trình này được gọi là Air to Fuels (A2F). Nguồn nhiên liệu này không những thay thế được cho xăng mà còn hứa hẹn sẽ không có khí thải nhà kính và lượng khí thải carbon bằng không.
Bằng cách thu giữ CO2 từ không khí, Carbon Engineering có thể giúp giảm khoảng một triệu tấn CO2 mỗi năm, tương đương với lượng khí thải hàng năm của 250.000 xe hơi.
Cụ thể, các nhà khoa học sẽ chiết xuất CO2 từ không khí, đưa nó qua các quá trình hóa học và tạo ra nhiên liệu hydrocarbon lỏng (Hydrocarbon là các hợp chất hữu cơ chỉ bao gồm hydro và carbon. Dầu và xăng là ví dụ của nhiên liệu hydrocarbon lỏng). Quá trình A2F tạo ra một phiên bản tổng hợp của nhiên liệu hydrocarbon lỏng.
Các nhà nghiên cứu của Carbon Engineering sử dụng Công nghệ hút khí trực tiếp (DAC) cho phép phân tách nước thành nhiên liệu hydro. Các nhà máy tái chế CO2 trích xuất CO2 từ không khí bằng cách sử dụng một tổ hợp khổng lồ của những cánh quạt, rồi kết hợp CO2 với hydrogen lỏng được tách ra từ nước.
Sơ đồ về cách thức hoạt động của hệ thống thu giữ CO2 trực tiếp từ không khí của Carbon Engineering.
Video đang HOT
Tiếp theo, quá trình kết hợp CO2 với hydro sử dụng công nghệ độc quyền của công ty và nhiên liệu lỏng carbon trung tính như xăng hoặc diesel sẽ được tạo ra. CO2 có thể biến thành thể rắn lưu trữ để sử dụng dần. Ngoài ra, người dùng cũng không phải sửa đổi động cơ xe hiện tại của mình để sử dụng loại xăng tổng hợp này.
Tuy nhiên nguồn nguyên liệu mới này có thể sẽ có giá thành rất cao, bởi chi phí sản xuất cho quá trình ‘biến đổi’ trên là vô cùng lớn. Trong một báo cáo, Carbon Engineering chia sẻ rằng quy trình tổng hợp cho một tấn CO2 sẽ mất khoảng 94 – 232 USD trong khi nguồn năng lượng hóa thạch chỉ vào khoảng 20 USD/thùng dầu thô, rẻ hơn rất nhiều so với công nghệ “biến đổi” từ CO2 sang nhiên liệu xăng.
Nhà máy thí điểm thu giữ CO2 từ không khí và biến nó thành xăng tổng hợp của Carbon Engineering ở Direct Squamish, British Columbia
Một nhân viên của Carbon Engineering đang cầm trên tay bình giữ nhiên liệu tổng hợp sạch thu được từ quá trình Air to Fuels.
Carbon Engineering tuyên bố rằng trong tương lai họ có thể sản xuất nhiên liệu tổng hợp với giá khoảng 1 USD/lít khi quy mô sản xuất tăng lên. Họ cũng đang cố gắng để giảm chi phí bằng cách sử dụng các quy trình và công nghệ công nghiệp có sẵn thay vì chế tạo lại.
Microsoft cam kết giảm lượng carbon thải ra, đầu tư 1 tỷ USD vào công nghệ thu thập và lưu trữ CO2 trong không khí
Và ta cần nhiều nỗ lực tương tự nữa để có thể giải thoát được hệ sinh thái Trái Đất khỏi gọng kìm biến đổi khí hậu.
Ngày hôm nay, Microsoft công bố kế hoạch loại bỏ hoàn toàn lượng carbon dioxide mà công ty phần mềm này từng thải ra môi trường, dự kiến sẽ hoàn thành mục tiêu vào năm 2050. Họ mong muốn trở thành công ty sở hữu con số carbon thải ra âm vào năm 2030, tức là lượng carbon dioxide họ xử lý được sẽ cao hơn cả lượng họ thải ra thường niên.
Brad Smith, Amy Hood và Satya Nadella.
Thời điểm hiện tại, công nghệ xử lý carbon vẫn còn rất đắt đỏ, chưa sẵn sàng để ứng dụng vào thực tế. Hiểu rõ khó khăn đó, Microsoft dự định chi 1 tỷ USD trong vòng 4 năm tới để thúc đẩy ngành xử lý CO2 phát triển, tập trung vào việc giảm lượng khí thải, loại bỏ carbon dioxide khỏi bầu không khí.
Microsoft đã đạt mức cân bằng carbon vào năm 2012, giảm đáng kể lượng CO2 họ thải ra bằng việc sử dụng năng lượng tái tạo và ứng dụng những biện pháp xanh khác. Thế nhưng, theo lời chủ tịch Brad Smith, từng đó là chưa đủ để biến Microsoft thành một công ty thực sự xanh. Họ dự định từ giờ tới năm 2025, mọi nguồn điện năng đi vào Microsoft sẽ đều từ nguồn năng lượng tái tạo.
" Hành động này khiến tôi nhớ tới Microsoft thuở xưa. Họ từng thường xuyên làm những thứ lớn, táo bạo như vậy, và giờ tôi vui vì thấy nét đặc biệt này trở lại ở quy mô hành tinh như thế này", Julio Friedmann, học giả nghiên cứu tại Đại học Columbia, người từng đảm nhiệm vị trí lãnh đạo ban R&D về thu giữ và lưu trữ carbon của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, cho hay.
CEO Satya Nadella của Microsoft.
Tuyên bố của Microsoft khiến nhiều người ngạc nhiên nhất là nỗ lực rút carbon khỏi bầu không khí; họ đang đầu tư vào công nghệ mới vẫn còn nằm giữa nhiều luồng ý kiến trái chiều, thứ công nghệ được cho là sẽ giúp Trái Đất nhiều trong thảm cảnh biến đổi khí hậu. Hiện tại công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon vẫn còn đắt đỏ, nhưng 1 tỷ USD tiền đầu tư từ Microsoft sẽ có thể đẩy bước tiến khoa học công nghệ đi xa hơn nữa.
Microsoft dự kiến mình sẽ đưa ra môi trường 16 triệu tấn carbon trong năm nay, tương đương với 16 nhà máy nhiệt điện dùng than. Việc thu nhận carbon dioxide trong không khí sẽ tiêu tốn khoảng 600 USD/tấn. Với tỷ lệ này, Microsoft sẽ phải bỏ ra 9,6 tỷ USD chỉ để loại bỏ khí thải họ đưa ra môi trường nội trong năm nay. Con số một năm mà đã như vậy, huống chi họ muốn thu về khí thải từ năm 1975 - thời điểm công ty được thành lập - tới nay.
Thế nhưng giá thành để ứng dụng công nghệ xanh ngày một giảm và sẽ còn tiếp tục giảm trong tương lai; năm 1980, giá điện Mặt Trời là 30 USD/watt, nhưng đã ít hơn 1 USD/watt ở thời điểm 2019.
" Cách duy nhất để chúng ta tiến tới tương lai là tìm cách loại bỏ carbon khỏi môi trường", chủ tịch Brad Smith cho hay. Ông cũng hiểu rõ rằng " công nghệ chúng tôi đang cần chưa tồn tại, ít nhất là chưa đủ hiệu quả" với nhu cầu của thế giới.
Chủ tịch Brad Smith.
Microsoft mong muốn khi năm 2030 tới, họ sẽ cắt giảm được một nửa lượng khí thải họ đang đưa ra môi trường. Chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, họ sẽ đi được những bước lạc quan tới tương lai.
Microsoft còn làm việc với cả các tập đoàn năng lượng hóa thạch lớn: họ có một thỏa thuận với Chevron và Schlumberger để "tăng tiến độ phát triển giải pháp điện toán đám mây và cung cấp dữ liệu chuyên sâu cho ngành công nghiệp", tận dụng sức mạnh tính toán của nền tảng đám mây Azure. Mới đây, Microsoft tuyên bố sẽ cung cấp một công cụ tính toán mới cho phép công ty sử dụng Azure có thể theo dõi lượng khí thải mình cho ra môi trường.
Ai cũng mong muốn những nỗ lực của Microsoft sẽ gặt hái được thành quả.
Theo GenK
Tương lai đầy hứa hẹn cho ví điện tử Thanh toán không tiếp xúc (thanh toán điện tử) ngày càng trở nên phổ biến và những chiếc ví đựng tiền truyền thống dần mất chỗ đứng trong cuộc sống hằng ngày. Không sợ quên ví, chỉ sợ quên điện thoại Ngày nay, người dùng có xu hướng sờ túi để kiểm tra có mang theo điện thoại hoặc chìa khóa nhiều hơn...