Trong tù vẫn học được, sao ở ngoài lại không?
Câu hỏi đó của chàng tân sinh viên xứ Huế Nguyễn Hoàng Tín khiến gần cả trăm người có mặt trong hội trường A1 của Trường ĐH Khoa học Huế lặng đi.
Ông Đặng Phước Mỹ, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế trao học bổng cho các tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn – Ảnh: Tiến Thành
Ông Nguyễn Dung (giữa) trao hoa cho đại diện các đơn vị và nhà tài trợ chương trình “ Tiếp sức đến trường – Ảnh: Tiến Thành
Phụ huynh chăm chú theo dõi buổi trao học bổng “Tiếp sức đến trường” tại Thừa Thiên Huế – Ảnh: Tiến Thành
Tân sinh viên Nguyễn Hoàng Tín (phải) giao lưu, chia sẻ cảm xúc tại buổi trao học bổng “Tiếp sức đến trường” tại tỉnh Thừa Thiên Huế – Ảnh: Tiến Thành
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Dung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trao học bổng cho tân sinh viên – Ảnh: Tiến Thành
Ông Vũ Văn Bình, Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên nghèo – Ảnh: Tiến Thành
Đại diện ban tổ chức chương trình và 91 tân sinh viên tỉnh Thừa Thiên Huế chụp hình lưu niệm tại buổi lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên nghèo – Ảnh: Tiến Thành
Cả hội trường xúc động trước ý chí đến với con đường đại học của một chàng trai trẻ trở về từ sau song sắt nhà tù.
Trước 90 tân sinh viên, 90 tấm gương nghèo vượt khó của vùng đất học cố đô, Nguyễn Hoàng Tín (nhân vật trong bài Từ nhà tù đến giảng đường đại học, Tuổi Trẻ ngày 23-8) nói: “Nhiều đêm em đã suy nghĩ vì sao mình vấp ngã mà không thể vực dậy được, mình phải vượt qua tất cả để làm lại cuộc đời như bạn cùng trang lứa”.
Nén cảm xúc, Tín kể tiếp, nhiều lần ba mẹ thăm Tín trong nhà giam. Ba mẹ rưng rưng nước mắt nhưng vẫn kìm nén nỗi đau đó lại để không khóc mà vẫn luôn đặt kỳ vọng vào đứa con trai đã vì một phút lầm lỡ, thiếu suy nghĩ mà vướng vào vòng lao lý để giờ phải chịu hình phạt của luật pháp.
Tín cho biết với mong muốn làm lại cuộc đời ngay từ sau song sắt, Tín đã xin ba mẹ mang theo sách báo và các tài liệu ôn thi đem vào tù cho mình để em bắt đầu ôn thi. “Nhiều khi trong tù cơ cực, việc học khó khăn, em đã tự hỏi rằng mình có thế thi tiếp nữa được không. Và rồi em luôn tự nhủ phải tiếp tục học, phải tự học từ nay cho đến khi mãn hạn tù”.
Thế rồi, hằng đêm chàng trai trẻ vượt qua nghịch cảnh để tự mình rèn bồi những kiến thức đã được thầy cô truyền giảng từ những năm học THPT.
“Nhiều đêm nằm gần nhà vệ sinh, gần những người bạn tù khó tính… mà mình vẫn có thể học được mà tại sao các bạn ở ngoài xã hội với sự quan tâm của gia đình lại không học được. Nếu có ước mơ, dù hoàn cảnh nào cũng phải vực dậy niềm tin bởi cha mẹ nào cũng ước ao con cái của mình thành công trên con đường học vấn.” – Tín nói.
Bước qua những lỗi lầm của quá khứ, Tín có lời khuyên chân thật với những bạn bè cùng trang lứa rằng trước bắt cứ một việc gì thì cũng cần phải suy nghĩ thật kỹ bởi hậu quả của một việc xấu không đơn thuần chỉ bản thân mình hứng chịu mà còn là gánh nặng của cả gia đình mình.
PGS.TS Nguyễn Dung, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, chia sẻ tại buổi lễ: “Các suất học bổng sẽ là niềm động lực để các sinh viên nghèo của tỉnh Thừa Thiên – Huế bước qua những khó khăn bước đầu đển với ước mơ giảng đường.” “Đồng thời, đây cũng là hoạt động thể hiện sự quan tâm của xã hội đến với những học trò nghèo vùng đất học Cố đô”.
Ấy là một trong những phần giao lưu đầy xúc động của chương trình trao học bổng “Tiếp sức đến trường” năm 2014 cho tân sinh viên nghèo tại tỉnh Thừa Thiên – Huế do báo Tuổi Trẻ, Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
91 suất học bổng (5 triệu đồng/ suất) đã được trao cho 91 tân sinh viên tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, kinh phí chương trình do các mạnh thường quân trong câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” tỉnh Thừa Thiên – Huế tài trợ.
Tại buổi lễ, nhiều tân sinh viên dù đã nhận được học bổng lần này đã là những tấm gương vượt khó, nhưng khi nghe cô nữ sinh bán vé số Nguyễn Thị Như Quỳnh kể về hành trình vừa học vừa bán vé số cũng đã phải bày tỏ sự thán phục.
Quỳnh kể từ năm lớp 6 đã đi bán vé số trên các nẻo đường của TP Huế, chặng đường 6 năm bán vé số của Quỳnh giờ nhìn lại với lắm cơ cực, nhiều hôm phải bán đến mịt khuya mới về tới nhà.
“Năm lớp 12, xác định là phải giành nhiều thời gian học để đạt được ước mơ là chạm tay đến giảng đường đại học nhưng gánh nặng đồng tiền học phí vẫn cứ đè nặng lên đôi vai của mẹ nên em vẫn lặn lội bán từng tờ vé số bất kể ngày nắng hay ngày mưa” – Quỳnh nói.
Xen lẫn trong hàng ghế các tân sinh viên nhận học bổng có một cụ già đầu tóc bạc phơ đến hội trường từ rất sớm, đây là cụ Nguyễn Thị Hồng (82 tuổi, TP Huế), bà ngoại của tân sinh viên Nguyễn Thị Thùy Trang.
Bà Hồng cho biết Trang đã vào Sài Gòn để kịp nhập học vào ngày thứ 2 tuần tới, nhà neo người nên mình đã thay cháu đến nhận học bổng rồi đầu tuần nhờ người quen mang tiền vào cho cháu.
Theo Tuoitre
Sập mái nhà, cháu bé 2 tuổi chết thảm
Ngày 11.4, Công an huyện Chơn Thành (Bình Phước) cho biết đã hoàn tất việc khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn thương tâm khiến 2 người thương vong, trong đó có một bé 2 tuổi chết thảm.
Hiện trường vụ tai nạn
Trước đó, vào khoảng 15 giờ 30 phút ngày 10.4, anh Nguyễn Thành Nhân (31 tuổi, ngụ ấp 3, xã Minh Thành, huyện Chơn Thành) cùng vợ là chị Nguyễn Thị Thùy Trang (31 tuổi) và con trai Nguyễn Nhân Đức (2 tuổi) đang ngồi chơi ngoài sân.
Một lúc sau, do cháu Đức khóc nên anh Nhân nói chị Trang dẫn con vào trong buồng chơi máy tính. Khoảng 15 phút sau, anh Nhân nghe một tiếng động lớn phát ra từ trong buồng, nơi có vợ và con đang ngồi bên trong.
Hốt hoảng, anh Nhân chạy vào buồng thì chứng kiến mái nhà đổ sập đè lên người chị Trang, cháu Đức bị vùi dưới đống đổ nát.
Mọi người vội đưa chị Trang đi cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng nguy kịch; riêng cháu Đức tử vong.
Ngay sau nhận được tin báo, cơ quan công an nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Nguyên nhân ban đầu được xác định là cạnh nhà anh Nhân có một căn nhà (chủ nhà tên Sơn) đang trong quá trình xây dựng. Do thợ xây đã dựng cột chống không đúng kỹ thuật nên toàn bộ mái bê tông phía trên đổ sập lên nhà anh Nhân.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, gia đình ông Sơn và nhà thầu xây dựng có mặt tại hiện trường hỗ trợ đưa chị Trang đi cấp cứu và lo hậu sự cho cháu Đức.
Theo TNO
Những phụ nữ cuộc sống bắt đầu lúc 0 giờ Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang (TP Đà Nẵng) về khuya tấp nập hàng hóa. Đó cũng là lúc những phụ nữ tuổi từ 16 - 70 í ới gọi nhau dậy, nhanh chóng mang quanh gánh chạy đi xin làm cửu vạn. Lên phố mưu sinh 0 giờ, thành phố say nồng giấc ngủ, nhưng đó cũng là khoảng thời gian...