Trọng Trinh: ‘Làm đạo diễn thu nhập khá hơn diễn viên’
Từ khi chuyển sang làm đạo diễn, dù trách nhiệm công việc cao nhưng tài chính của anh thoải mái hơn.
- Sau loạt phim dài tập ăn khách như Cầu vồng tình yêu, Ban mai xanh, Mưa bóng mây, dường như anh chuyển hẳn sang nghiệp đạo diễn. Với lĩnh vực diễn xuất, anh có kế hoạch gì?
- Tôi vẫn là một diễn viên đấy chứ. Bên cạnh công việc đạo diễn đang dần trở nên quen thuộc thì máu diễn trong tôi chưa bao giờ tắt. Như phim Tuổi thanh xuân tôi tham gia trong vai trò diễn viên. Hoặc một dự án đang trong quá trình sản xuất khác là phim Khúc hát mặt trời, hợp tác cùng Nhật Bản, tôi vẫn còn mê diễn lắm.
- Giữa công việc của một diễn viên và đạo diễn, anh thấy bên nào áp lực hơn?
- Làm đạo diễn nhẹ cả về trách nhiệm và tài chính. Ngày trước làm diễn viên đã không ít lần khiến tôi “lâm nợ”, vì tiền cát-xê trả chậm hay không đủ cho sinh hoạt hằng ngày. Nên có thể nói làm đạo diễn sướng hơn diễn viên về mặt tài chính. Nhưng nếu diễn viên chỉ cần thể hiện “ngọt” vai, đạo diễn phải chịu trách nhiệm nhiều nhất trong một bộ phim, bao gồm cả kinh phí lẫn chất lượng bộ phim, đích thân mình phải tuyển chọn từng diễn viên có khi lên đến 100 người, rồi quản lý số lượng đó trong suốt quá trình quay phim ròng rã mấy tháng liền. Sau khi quay xong, lại tiếp tục cùng ekip dựng phim để xử lý hậu kỳ, thu âm… Một tập phim 45 phút mà khán giả xem trong chốc lát là cả một quá trình hoạt động nghệ thuật của anh em đoàn phim. Tôi và anh em đang lăn lộn khắp nơi trên đất nước để chuẩn bị thực hiện bộ phim mới do tôi đạo diễn, Zippo – mù tạt và em, dự kiến đầu tháng 9 này sẽ khởi quay. Một dự án mới sẽ lại thêm trách nhiệm mới nhưng tôi rất háo hức để tự khám phá khả năng của bản thân.
- Không ít diễn viên trẻ hay đạo diễn triển vọng sớm bỏ nghề. Điều này ảnh hưởng gì đến quyết tâm “truyền lửa” của anh khi đứng trên bục giảng?
Video đang HOT
- Lăn lộn nhiều năm trong nghề, trải qua không ít khó khăn ngay từ lúc chập chững làm quen với điện ảnh nên tôi hiểu tâm lý chung của học viên. Bây giờ các bạn bị đè nặng bởi áp lực không tên của cuộc sống hiện đại, chưa kể đến những cám dỗ phải đối mặt hằng ngày. Tôi không quan tâm đến việc những người lợi dụng nghệ thuật để phục vụ cho lợi ích riêng, điển hình như lùm xùm chuyện nghệ sĩ dùng scandal để nổi tiếng, nhưng tôi trân trọng những người nghệ sĩ chân chính. Vì thế, tôi không chỉ truyền thụ cho học trò kỹ năng diễn xuất, kinh nghiệm làm việc tại phim trường mà hướng các bạn đến cùng lăng kính của tôi.
- Vừa là đạo diễn, diễn viên, anh sắp xếp thời gian cho gia đình và bản thân mình như thế nào?
- Tôi không có khả năng kéo giãn thời gian, nhưng tôi biết tiết kiệm nó. Nếu như trong vai trò đạo diễn quản lý ngân sách cho cả bộ phim, tôi chọn phương tiện di chuyển chi phí thấp cho các lần khảo sát địa điểm hay công tác, thì trong việc cân đối thời gian cho gia đình, tôi sẽ tranh thủ về thăm nhà ngay khi có thời gian rảnh. Và trong những chuyến đi đó, tôi cũng chỉ chọn di chuyển bằng hàng không giá rẻ bởi vẫn đảm bảo được thời gian di chuyển như hàng không thông thường mà cũng rất kinh tế vì tiết kiệm được nhiều chi phí khác.
- Dù là người nổi tiếng nhưng người hâm mộ thường bắt gặp anh tại những nơi bình dân, tại sao vậy?
- Tôi là người yêu thích những gì thuộc về đơn giản, gần gũi. Như buổi sáng tôi vẫn thường ngồi quán café cóc gần chỗ làm vì chị chủ quán lúc nào cũng niềm nở với khách hàng. Hay xe hủ tíu gõ “cứu đói” những đêm tăng ca có chú nhóc phục vụ nhiệt tình. Tôi không chuộng đến những nơi quá sang, quá đắt tiền. Miễn sao nơi tôi đến, nơi tôi thưởng thức cùng gia đình hay cho chính bản thân mang đến cảm giác gần gũi, mộc mạc đúng với tính cách của tôi. Hàng không giá rẻ cũng vậy, sẽ không thể tìm thấy quá nhiều dịch vụ cộng thêm như hàng không thông thường. Tuy nhiên, sử dụng hàng không giá rẻ như Jetstar Pacific, tôi tìm thấy được sự niềm nở, gần gũi ngay từ khi chỉ mới đặt vé, đến lúc hoàn tất thủ tục mặt đất và trong suốt chuyến bay. Thậm chí, các gói dịch vụ cộng thêm của hãng này còn cho đổi ngày, chọn chỗ ngồi miễn phí, thỉnh thoảng tôi còn được ngồi ghế rộng như thương gia với giá rẻ đấy
- Theo anh, nghề dịch vụ có những điểm tương đồng gì với đạo diễn?
- Làm dịch vụ cũng như nghề đạo diễn của tôi, đều là “làm dâu trăm họ”, kết quả mà chúng tôi muốn đạt được là thiện cảm của khách hàng, là sự ủng hộ của người tiêu dùng, đối với tôi là lượng khán giả theo dõi phim. Do đó, tôi chỉ chọn những gì mang tính gần gũi và có tính kinh tế cao. Đôi khi không phải cứ cái gì lộng lẫy, sang trọng nhất mới mang lại cái tốt nhất, sự đơn giản và thân thuộc đúng với tâm lý sẽ đọng lại trong nhận thức sâu và lâu hơn,
Theo VNE
Hàng không thiệt hại vì nữ khách Việt bị từ chối nhập cảnh
Trong năm 2014, Vietjet Air chi khoảng 15 tỷ đồng, Jetstar Pacific mất khoảng 5 tỷ đồng cho những hành khách Việt Nam bị nhà chức trách Singapore từ chối nhập cảnh.
Trao đổi với VnExpress, một lãnh đạo hãng Jetstar Pacific cho biết, khi hành khách bị nhà chức trách từ chối nhập cảnh Singapore, người đó sẽ phải trả tiền ăn ở, phí lưu lại sân bay theo giờ. Phía Singapore thường buộc hãng hàng không phải ứng trước chi phí sau đó sẽ tính lại với hành khách. Chi phí cho mỗi khách bị từ chối nhập cảnh là khoảng hơn 200 USD, chưa kể vé máy bay trở lại Việt Nam.
"Mỗi tháng, chúng tôi phải chi khoảng 20.000 USD cho những hành khách bị từ chối nhập cảnh tại Singapore và hầu như khách không trả lại tiền khi về Việt Nam", lãnh đạo Jetstar cho biết.
Đại diện Jetstar cho biết, mỗi tháng hãng này có gần 100 hành khách bị nhà chức trách Singapore yêu cầu quay về nước nên chi phí mỗi năm khoảng 5 tỷ đồng, gây thiệt hại lớn cho hãng hàng không.
Sân bay Changi là điểm trung chuyển của khu vực Đông Nam Á.
Để ngăn chặn tình trạng bị từ chối nhập cảnh, Jetstar Pacific đã siết chặt hơn với những hành khách đi lẻ từ sân bay Việt Nam như yêu cầu trình vé máy bay khứ hồi, địa chỉ ở Singapore, tiền mang theo người...
Đại diện Vietjet Air cho biết, hiện hãng này có 2 chuyến bay từ TP HCM đi Singapore mỗi ngày. Trung bình mỗi chuyến bay có 3 hành khách nữ bị cơ quan nhập cảnh Singapore yêu cầu quay về nước. Năm 2014, Vietjet Air phải chi phí khoảng 15 tỷ đồng cho những hành khách này mà không thể đòi lại được tiền.
"Tình trạng từ chối nhập cảnh đã xảy ra từ lâu song có dấu hiệu gia tăng gần đây. Phần lớn hành khách bị từ chối đi riêng lẻ, không đi theo tour", đại diện Vietjet Air cho biết.
Theo đại diện Vietjet Air, hãng này chưa áp dụng các biện pháp phòng ngừa khách bị cấm nhập cảnh ở nước ngoài từ sân bay Việt Nam vì hãng có trách nhiệm chuyên chở ngay cả khi họ chưa có vé trở về Việt Nam. Hãng chỉ từ chối hành khách khi có tên trong danh sách cấm bay.
Đại diện các hãng hàng không đều cho biết, họ mong muốn phía Singapore cung cấp cho các hãng hàng không danh sách những người Việt Nam không được khuyến khích đến nước này để có biện pháp ngăn chặn, đảm bảo quyền lợi cho khách và giảm thiệt hại cho hãng hàng không.
Ngoài ra, các hãng khuyến cáo hành khách Việt Nam đến Singapore cần có vé máy bay khứ hồi, địa chỉ lưu trú, mang theo tiền và thẻ tín dụng, lịch trình đi lại... khi làm thủ tục nhập cảnh vào Singapore.
Trước tình trạng gia tăng hành khách (chủ yếu là nữ) bị nhà chức trách tại sân bay Changi (Singapre) từ chối nhập cảnh, mới đây, Cục Hàng không Việt Nam đã kiến nghị Bộ Giao thông làm việc với Bộ Ngoại giao về vấn đề trên và có công hàm chính thức tới các cơ quan ngoại giao của Singapore đề nghị giải thích rõ.
Đoàn Loan
Theo VNE
Nhiều chuyến bay trong nước bị hủy hoặc chuyển hướng do bão số 1 Hôm nay 24.6, do ảnh hưởng của bão số 1 (bão nhiệt đới KUJIRA), các chuyến bay của Vietjet gồm VJ284, VJ285, VJ288, VJ289 chặng TP.HCM đi Hải Phòng và ngược lại chuyển sang chặng TP.HCM đi Hà Nội và ngược lại; các chuyến bay VJ286 và VJ287 bị hủy. Các chuyến bay bị ảnh hưởng do nguyên nhân thời tiết đã tác...