Trồng tre Tứ Quý lấy măng, cứ sáng ra cầm chắc 1 triệu đồng
Đất cằn, từng trồng cỏ nuôi bò nhưng ông Mai Văn Dũng (ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) phải đành bỏ. Ông Dũng bèn trồng tre Tứ Quý. Không nhờ tre Tứ Quý lại chịu được đất cằn và mỗi ngày ông thu từ 1-1,2 triệu đồng tiền bán măng và bán măng quanh năm nên tiền thu cũng quanh năm.
Những năm gần đây, một số hộ nông dân trên địa bàn các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã tận dụng diện tích đất ven kênh thủy lợi, đất trũng không trồng được các loại cây ăn trái để trồng tre lấy măng. Ghi nhận tại huyện Châu Đức và huyện Xuyên Mộc cho thấy, mô hình này mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ.
Ông Nguyễn Duy Quang (xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức) thu hoạch măng.
Tận dụng 1ha đất ven tuyến kênh dẫn nước từ hồ chứa Sông Ray, cách đây 3 năm, ông Nguyễn Duy Quang (ở thôn Sơn Thuận, xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức) đã đầu tư gần 300 triệu đồng xây hồ chứa nước, hệ thống bơm tưới, thuê nhân công làm đất để trồng 630 gốc tre Mạnh Tông và tre Điền Trúc lấy măng tại địa bàn xã Suối Rao.
Trung bình mỗi ngày ông Quang thu 50kg măng, với giá bán dao động từ 15-35 ngàn đồng/kg, tùy thời điểm. Mô hình này đã giúp gia đình ông có thu nhập trung bình khoảng 300 triệu đồng mỗi năm.
Video đang HOT
“Để có măng trái mùa, hết mưa tôi dọn cây, vô phân rồi tưới nước. Kỹ thuật trồng tre lấy măng khá đơn giản, chỉ cần siêng năng chăm sóc sẽ cho thu hoạch tốt. Măng được thu hoạch từ sau Tết Nguyên đán đến khoảng tháng 9. Sau đó dưỡng cây, cho lên cây tơ, hết mùa mưa thì làm lại vụ mới”, ông Quang chia sẻ.
Tương tự, hộ ông Mai Văn Dũng (ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc) cũng có nguồn thu nhập khá từ mô hình trồng tre lấy măng. Ông Dũng cho biết, 6 sào đất của gia đình ông đất cằn cỗi, lại ẩm ướt, không trồng được hoa màu và các loại cây ăn trái nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn.
Được Hội Nông dân xã Phước Thuận khuyến khích, năm 2015, ông mạnh dạn đầu hơn 120 triệu đồng để lắp đặt hệ thống tưới, khoan giếng, mua tre giống, phân bón… triển khai mô hình trồng tre Tứ Quý để lấy măng. Hiện nay, gia đình ông Dũng thu nhập trung bình mỗi ngày 1 triệu đồng từ măng.
Gia đình ông Mai Văn Dũng (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc) thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày từ 6 sào tre Tứ Quý lấy măng.
Theo ông Dũng, măng tre Tứ Quý được người tiêu dùng ưa chuộng, nên các thương lái ở Bà Rịa và thị trấn Phước Bửu vào tận vườn thu mua. “Đất này khô cằn lắm, hồi trước tôi trồng cỏ nuôi bò nhưng không hiệu quả. Sau một năm trồng tre Tứ Quý cho thu hoạch măng, gia đình tôi bỏ hẳn nuôi bò, tập trung chăm sóc và thu hoạch măng. Mỗi ngày, vườn tre Tứ Quý của nhà tôi cho thu nhập từ 1-1,2 triệu đồng từ măng và thu hoạch suốt năm”, ông Dũng nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, địa hình các xã Xuân Sơn, Phước Thuận vào mùa mưa thường ngập úng nhiều nơi, bà con không thể trồng loại cây nào khác. Với mô hình trồng tre lấy măng, người nông dân không những khai thác hiệu quả được diện tích đất, mà còn có thu nhập ổn định.
Hiện nay, trên địa bàn xã Xuân Sơn (huyện Châu Đức) có 8 hộ trồng tre lấy măng, với diện tích hơn 10ha; còn tại xã Phước Thuận có 4 hộ trồng tre lấy măng, diện tích hơn 3ha. Ông Thân Xuân Động, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Đức cho biết, trên địa bàn xã Xuân Sơn và Suối Rao có một số hộ gia đình trồng tre lấy măng. Nhờ đầu ra ổn định, bà con nông dân có thu nhập khá so với các loại cây trồng khác như cà phê, tiêu, điều, mì…
Mô hình trồng tre lấy măng đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nông dân. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp khuyến cáo, bà con chỉ nên áp dụng trên các vùng đất ven suối, đất trũng, cằn cỗi không trồng được cây ăn trái và không nên trồng đại trà để tránh ảnh hưởng đến các loại cây trồng khác.
Theo Đinh Hùng (Báo Bà Rịa-Vũng Tàu)
Chuyển công an điều tra vụ một thanh tra Chính phủ lấy tiền dân
Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chuyển vụ việc ông Hoàng Đức Cần lấy tiền của một người dân sang Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội để xử lí theo quy định.
Trước đó, ông Lê Minh Khái, Tổng Thanh tra Chính phủ, đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Hoàng Đức Cần. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 19.3.
Báo chí biết đến việc này khi gia đình bà Lê Thị Tích (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) tố cáo ông Cần nhận hàng trăm triệu đồng để lo vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai của gia đình bà.
Một giấy nộp tiền 50 triệu đồng do gia đình bà Tích cung cấp có ghi người nhận tên là Hoang Duc Can. Ảnh: Dân Việt.
Theo phản ánh của gia đình bà Tích, đầu năm 2016 ông Cần yêu cầu bà Tích nộp 15.000 USD. Cháu ngoại bà Tích đã tới phòng làm việc của ông Cần ở trụ sở Thanh tra Chính phủ để nộp tiền và có quay phim, ghi âm lại.
Đến tháng 2/2016, ông Cần đưa số tài khoản ngân hàng và yêu cầu gia đình bà Tích nộp 50 triệu đồng; tháng 7/2016 yêu cầu nộp tiếp 30 triệu đồng.
Tuy nhiên, tháng 12.2017, TAND huyện Xuyên Mộc đưa vụ tranh chấp ra xét xử và tuyên buộc gia đình bà Tích phải dỡ hết nhà cửa, giao đất cho người đã được cấp sổ đỏ trước đó. Sau đó, gia đình bà Tích nhiều lần gọi điện thoại cho ông Hoàng Đức Cần nhưng ông này tránh né.
Khi báo chí phản ánh, ông Cần bị lãnh đạo TTCP yêu cầu giải trình, sau đó ông Cần đã trả lại tiền cho người dân.
Theo Nguyễn Đức (Pháp luật TP.HCM)
Bí thư ấp có hành vi phản cảm trong phòng karaoke bị kỷ luật khiển trách: Quá nhẹ! Ông Đỗ Viết Lâm, Bí thư Chi bộ ấp khu 1, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bị kỷ luật khiển trách vì có hành vi phản cảm trong phòng karaoke, uống rượu bia thiếu văn hóa. Vi phạm đạo đức, lối sống Ngày 3/6, trao đổi với PV báo ĐS&PL, ông Hồ Thành Nhân, Trưởng...