Trọng trách của các nước đang phát triển
Brazil đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2024 trong bối cảnh sự bao trùm và sức ảnh hưởng của tổ chức quốc tế này đã gia tăng đáng kể sau sự kiện kết nạp Liên minh châu Phi (AU) làm thành viên thường trực hồi năm ngoái.
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva. Ảnh: AFP/TTXVN
Chỉ ít ngày sau khi chính thức đảm nhiệm cương vị mới, Tổng thống Brazil Lula da Silva bày tỏ vinh dự khi lần đầu tiên nước này giữ chức Chủ tịch luân phiên G20 và tuyên bố: “Chúng ta cần một mô hình toàn cầu mới để đấu tranh chống lại sự bất bình đẳng”. Phát biểu tại Hội nghị quan chức cấp cao (Sherpa) của G20 tại Brasilia hôm 13/12 vừa qua, mở đầu chuỗi hoạt động năm Chủ tịch G20 của Brazil, Tổng thống Lula da Silva nhấn mạnh 3 ưu tiên trong chương trình nghị sự quốc tế gồm: hòa nhập xã hội và chống nạn đói; chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững; và cải cách các thể chế quản trị toàn cầu. Nhà lãnh đạo Brazil kêu gọi tăng cường đại diện của các nước đang phát triển và mới nổi trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tại Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững”, Tổng thống Brazil muốn khẳng định cam kết và mong muốn của nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh thúc đẩy những thỏa thuận công bằng, phục vụ phát triển kinh tế và xã hội toàn cầu. Ông Lula da Silva, người theo đường lối cánh tả và lần thứ ba đảm nhiệm chức Tổng thống Brazil, cho rằng bất bình đẳng là nguyên nhân của mọi vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt, vì vậy thế giới cần một mô hình toàn cầu hóa mới. Ông bày tỏ quan ngại khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới đạt khoảng 100.000 tỷ USD/năm, nhưng vẫn có tới 735 triệu người thiếu ăn và có tới 8% dân số thế giới sống trong cảnh đói nghèo cùng cực.
Tổng thống Lula da Silva khẳng định Brazil sẽ nỗ lực để tạo ra những thay đổi sâu sắc phục vụ phát triển hệ thống phúc lợi xã hội, thịnh vượng và môi trường bền vững cho tất cả các công dân trên thế giới, cũng như thúc đẩy nền kinh tế carbon thấp trên toàn cầu và cuộc cách mạng kỹ thuật số.
Liên quan đến cải cách hệ thống quản trị toàn cầu, một trục ưu tiên khác của nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Brazil, Tổng thống Lula da Silva đề xuất xem xét “nghiêm túc” về tính lỗi thời của các thể chế quản trị toàn cầu và cải thiện cơ chế tài trợ chống biến đổi khí hậu trong bối cảnh các nước đang phát triển gặp rất nhiều trở ngại để tiếp cận nguồn vốn này.
Brazil sẽ tổ chức hơn 100 hội nghị trực tuyến và trực tiếp tại nhiều thành phố thuộc 5 bang. Cuộc họp trực tuyến đầu tiên sẽ diễn ra vào trung tuần tháng này và hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 18 và 19/11 tại thành phố Rio de Janeiro.
Video đang HOT
Đại sứ Maurício Lyrio, Thứ trưởng phụ trách Kinh tế và Tài chính Bộ Ngoại giao Brazil, bày tỏ vai trò và vị thế của Brasilia trên thế giới sẽ được củng cố với cương vị Chủ tịch G20 và nước Nam Mỹ sẽ đảm nhiệm tốt trọng trách này bởi có quan hệ tốt với tất cả các nước thành viên. Theo Giáo sư Marianna Albuquerque, giảng viên Viện Quan hệ Quốc tế và Quốc phòng Đại học Liên bang Río de Janeiro, trong lúc tiến trình hội nhập ở Mỹ Latinh còn khá xa vời, việc Brazil lần đầu đảm nhiệm chức Chủ tịch G20, cùng với sự hiện diện của Mexico và Argentina trong nhóm này, có thể sẽ là cơ hội “duy nhất” để thúc đẩy tầm ảnh hưởng của khu vực đối với thế giới. Với tư cách là điều phối viên Chương trình Chính trị Nam Mỹ, bà nhấn mạnh để tận dụng cơ hội mở rộng vị thế và vai trò của Mỹ Latinh, Brazil, Mexico và Argentina cần đoàn kết và hợp tác để xây dựng một chương trình nghị sự riêng cho khu vực. Bà cũng đánh giá cao việc Tổng thống Lula da Silva mời lãnh đạo hai nước Nam Mỹ là Uruguay và Paraguay tham dự hội nghị thượng đỉnh vào tháng 11 tới.
Giáo sư Albuquerque nhận định việc AU, với hơn 50 quốc gia, đã trở thành thành viên thường trực của G20 từ năm ngoái, cùng với việc Brazil mở rộng thành phần khách mời tới Liên minh V20 (gồm 20 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu), là cơ hội tốt để đông đảo đại diện các nước đang phát triển có tiếng nói trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu. Bản thân trật tự thế giới đang trong quá trình chuyển đổi và G20 cần phải chuyển động theo thời đại để tránh lỗi thời. Do vậy, cần có sự đại diện lớn hơn của các nước Nam bán cầu trong G20 và hy vọng đóng một vai trò có ý nghĩa, tập trung vào việc tạo ra một hệ thống thương mại mới.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước đối với Brazil, bởi thời điểm hiện tại thế giới vẫn ngổn ngang nhiều khó khăn như những tác động tiêu cực kéo dài của đại dịch COVID-19, căng thẳng địa chính trị, xung đột vũ trang ở nhiều nơi, đà phục hồi kinh tế đang chậm lại, biến đổi khí hậu đe dọa an ninh lương thực toàn cầu và áp lực nợ tại nhiều quốc gia. Xung đột, dịch bệnh, biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục tạo ra những cú sốc nghiêm trọng, đặc biệt, tình trạng mất an ninh lương thực đã ở mức độ khẩn cấp. Trong bối cảnh đó, tối ưu nguồn sức mạnh của các tổ chức đa phương được xem là giải pháp hữu hiệu để toàn cầu phục hồi.
Trong các tổ chức đa phương có tầm ảnh hưởng hàng đầu, với quy mô 60% dân số thế giới, G20 không chỉ là nhóm các nền kinh tế lớn nhất, quy tụ 80% GDP thế giới và chiếm 75% xuất khẩu, mà còn là một nguồn lực trọng yếu, có tác động tới cả thế giới. Đây cũng là diễn đàn chính trị và kinh tế có khả năng tác động và ảnh hưởng nhất đến các chương trình nghị sự quốc tế. Do vậy, trọng trách Chủ tịch G20 càng đè nặng lên Brazil.
Hy vọng rằng với những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Lula da Silva vì một thế giới bình đẳng và tốt đẹp hơn, nước chủ nhà Brazil sẽ cùng các quốc gia chung tay giải quyết những vấn đề của thế giới.
Chuyến thăm nâng tầm vị thế quốc tế
Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva ngày 11/4 rời thủ đô Brasilia, bắt đầu lên đường thăm chính thức Bắc Kinh theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chuyến thăm của ông Lula da Silva lần này có ý nghĩa quan trọng trong việc "hâm nóng" mối quan hệ chính trị và thương mại lâu đời giữa Brazil và Trung Quốc sau giai đoạn lạnh nhạt dưới thời người tiền nhiệm Jair Bolsonaro (2019-2022), cùng với đó là củng cố hơn nữa vị thế của Brasilia trên trường quốc tế.
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva phát biểu tại Brasilia, ngày 2/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là chuyến thăm chính thức thứ ba của Tổng thống Lula da Silva tới Trung Quốc, sau hai chuyến thăm cấp nhà nước vào các năm 2004 và 2009 trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của nhà lãnh đạo này. Trước đó, nhà lãnh đạo 77 tuổi này đã phải hoãn chuyến thăm trong gần 2 tuần vì lý do sức khỏe. Tuy nhiên, chuyến công du sang Trung Quốc được lên lịch lại ngay sau khi ông Lula da Silva có dấu hiệu bình phục, cho thấy vai trò quan trọng của Bắc Kinh trong chính sách đối ngoại của Brazil.
Đối với Trung Quốc, chuyến thăm của ông Lula da Silva có tính biểu tượng cao trong bối cảnh Bắc Kinh muốn chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng của mình tại khu vực Mỹ Latinh. Phát biểu trong cuộc gặp người đồng cấp Brazil bên lề Hội nghị ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) hồi tháng trước ở New Delhi (Ấn Độ), Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương khẳng định Trung Quốc mong muốn củng cố lòng tin chính trị với Brazil, đồng thời kêu gọi hai nước nỗ lực nâng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện lên tầm cao mới.
Theo lịch trình, ngoài các cuộc gặp với Thủ tướng Lý Cường và Chủ tịch Quốc hội Triệu Lạc Tế, Tổng thống Lula da Silva sẽ có cuộc hội đàm chính thức với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào ngày 14/4, trong đó hai nhà lãnh đạo sẽ chứng kiến lễ ký và trao nhận hơn 20 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, công nghệ, chuyển đổi năng lượng và các lĩnh vực hợp tác khác trong khuôn khổ liên kết chiến lược song phương ký kết từ năm 2002 .
Duy trì thặng dư thương mại với Trung Quốc và tận dụng công nghệ từ "gã khổng lồ châu Á" nằm trong chiến lược thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa tại Brazil của ông Lula da Silva. Kể từ năm 2009, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nền kinh tế đứng đầu Mỹ Latinh này. Thương mại song phương đạt 150,4 tỷ USD vào năm ngoái, trong đó Brazil xuất siêu tới gần 29 tỷ USD sang Trung Quốc.
Brazil cũng hy vọng thu hút thêm đầu tư từ Trung Quốc vào chương trình Vệ tinh tài nguyên Trái Đất (CBERS) do hai nước hợp tác chế tạo, đồng thời tìm kiếm hỗ trợ từ Bắc Kinh cho Quỹ rừng Amazon nhằm thúc đẩy các dự án bảo tồn khu vực rừng rậm nhiệt đới này
Dự kiến, trong khuôn khổ chuyến công du này, Trung Quốc và Brazil sẽ chính thức ký kết thỏa thuận đẩy mạnh sử dụng đồng Real và đồng Nhân dân tệ trong giao dịch thương mại song phương, với mục đích giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD. Ngoài ra, Tổng thống Brazil sẽ đến thăm và khảo sát thực tế một nhà máy sản xuất thuộc Tập đoàn công nghệ Huawei, qua đó thắp lại hy vọng cho "gã khổng lồ" viễn thông của Trung Quốc trong việc tham gia xây dựng mạng 5G tại quốc gia lớn nhất Mỹ Latinh.
Đáng chú ý, cựu Ngoại trưởng Brazil Celso Amorim - cố vấn của ông Lula da Silva về các vấn đề quốc tế, tiết lộ nhà lãnh đạo này dự định đưa ra dấu hiệu cho thấy Brazil có thể sẽ tham gia Sáng kiến "Vành đai và Con đường" trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo đánh giá của Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira, Brazil rất coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc, cho rằng hợp tác giữa hai nước có rất nhiều cơ hội tiềm năng.
Mặc dù lĩnh vực thương mại song phương có thể là ưu tiên hàng đầu trong chuyến công du của Tổng thống Brazil tới Trung Quốc, nhưng các vấn đề địa chính trị quan trọng cũng nằm trong chương trình nghị sự của nhà lãnh đạo này.
Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Lula da Silva dự kiến sẽ đề xuất một sáng kiến nhằm xây dựng nền hòa bình tại Ukraine, trong đó Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia cùng đóng vai trò trung gian hòa giải quốc tế trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Ông Lula da Silva lần đầu tiên công khai đề xuất này trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz vào tháng 1/2023, đồng thời đã đề cập ý tưởng với Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Brazil sẽ tới thành phố Thượng Hải vào ngày 13/4 và có buổi làm việc tại trụ sở của Ngân hàng phát triển mới (NDB) thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS - bao gồm Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi). Sau cuộc họp với các đối tác BRICS, ông Lula da Silva sẽ dự lễ nhậm chức của tân Chủ tịch NDB Dilma Rousseff, cựu Tổng thống Brazil.
Bên cạnh đó, chuyến thăm cũng là bước cụ thể hóa chính sách đối ngoại của Brazil, trong đó ưu tiên hợp tác với các đối tác khu vực và quốc tế để giải quyết thách thức toàn cầu và phát huy sức mạnh mềm của nước này. Một trong những nội dung trọng tâm của chính sách này là liên minh với các đối tác mới nổi, giúp thúc đẩy sự hiện diện toàn cầu của Brazil, dù vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ với tất cả các trung tâm quyền lực lớn như Mỹ. Kể từ khi nhậm chức ngày 1/1 vừa qua, Tổng thống Lula da Silva đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình hội nhập khu vực, đưa Brazil tham gia trở lại một loạt tổ chức như Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) hay Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR), đồng thời tăng cường hợp tác trong khuôn khổ G20, BRICS, nhóm IBSA (Ấn Độ, Brazil, Nam Phi). Việc tham gia các tổ chức đa phương như BRICS cho phép Brazil kết nối với các cường quốc khu vực khác, bao gồm cả Trung Quốc, đồng thời mở rộng sự hiện diện trong các cuộc đàm phán chính trị và kinh tế toàn cầu. Có thể nói, qua chuyến thăm, ngoài việc nêu bật tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Brazil với Trung Quốc, cả Brasilia và Bắc Kinh đều cùng tìm cách thể hiện vai trò và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng trên trường quốc tế.
Tổng thống Brazil chỉ trích Israel, Tel Aviv phải vay thêm gần 8 tỷ USD Tổng thống Brazil Lula da Silva chỉ trích động thái của Israel tại Dải Gaza. Chính phủ Israel đã vay thêm gần 8 tỷ USD kể từ khi cuộc xung đột với Hamas nổ ra. Theo Reuters, trong ngày 13/11, Tổng thống Lula đã trực tiếp có mặt tại căn cứ không quân Brasilia để chào đón 32 người dân Brazil trở về...