Trong tình yêu, đừng tự huyễn hoặc vị trí của mình trong lòng ai đó
Khi cô đơn rồi em mới hiểu có nhiều người khiến em lầm tưởng rằng họ là một phần quan trọng trong cuộc đời mình, thậm chí còn mơ hồ để họ trở thành cả thanh xuân..
- Chúng ta…. chia tay đi!
- Rốt cuộc thì… tại sao? Em đã làm sai chuyện gì?
- Em chẳng làm gì sai cả. Em cũng chẳng thay đổi gì…, chỉ là anh đã đổi thay. Anh đã thích một người khác… Lúc đầu anh cứ nghĩ đó chỉ là cơn say nắng nhất thời, là thứ tình cảm thoáng qua và dễ quên đi. Nhưng không biết từ lúc nào thứ tình cảm đó đã dính chặt lấy anh và anh không còn biết gì nữa. Anh đã cố bỏ đi thứ tình cảm đó hàng trăm lần, cố gắng tin rằng anh chỉ thích mỗi mình em nhưng mà…
Đó không phải là những gì trái tim anh muốn làm nữa, anh không thể tiếp tục lừa dối bản thân anh hoặc em thêm nữa. Điều này mới thực sự là chuyện anh muốn làm. Anh xin lỗi…
Đó là cuộc trò chuyện cuối cùng giữa tôi và anh, chấm dứt sau những tháng ngày yêu nhau.
Tình yêu thời thanh xuân đó của em dành cho anh, anh sẽ không thể hiểu được. Khi anh bước qua em, tổn thương nhất là khi em vẫn nhớ rõ ràng tất cả, thế nhưng còn anh thì trong lòng đã quên sạch sẽ cả rồi.
Cám ơn anh vì đã bỏ rơi em, cám ơn vì anh đã cho em biết rằng thanh xuân đó là một quãng thời gian rất dài để em hiểu và nhận ra rằng mình ngộ nhận và cố chấp lưu luyến một mối tình dai dẳng đến như vậy. Để rồi có những ngày nhìn trời xanh mà chỉ biết thở dài…
Cám ơn anh vì đã cho em có tình cảm này, khiến em cảm thấy như mình đã có thể gặp một nửa của cuộc đời mình và trao trái tim cho người đó, thích người đó và có lẽ sẽ nghĩ đến chuyện kết hôn nữa để rồi sau tất cả cũng chỉ là sự ngộ nhận từ một phía đau đớn đến hoang tàn…
Cám ơn anh đã giúp em hiểu ra rằng hóa ra có những điều chúng ta không muốn xảy ra nhưng phải chấp nhận, những điều ta không muốn biết nhưng phải học, và những người ta không thể sống thiếu nhưng vẫn phải buông tay.
Có lần em bất chợt hỏi anh: “Anh có thương em không?” và em đã tìm được câu trả lời từ chính sự do dự của anh… Em đã bước qua biết bao ngày mưa lẫn những ngày gió, em cố chạy đi tìm một vệt nắng nhỏ để hong khô những vết thương lòng. Em càng chạy vết thương càng sâu, đến mức rách toạt ra rồi ứa máu… Em thấy đau, nhưng lại không dám chạm vào. Em sợ nó sẽ hư hại đi, đến mức không thể nào lành lại được nữa, em cũng sợ chính mình không thể nào hàn gắn được tâm hồn vụn nát…
Video đang HOT
Anh ơi, cần bao nhiêu dấu chân để đi qua một cuộc tình anh nhỉ và cần bao nhiêu cơn mưa để xóa nhòa những kỉ niệm của đôi ta?
Em đã dành cả thanh xuân mới đủ tỉnh táo để xót xa cho chính mình, vì một thời trẻ dại, tìm đủ mọi lí do để yêu thương một người, anh biết không ? Đời người, thứ khó chấp nhận nhất chính là việc em nhận ra rằng sau tất cả mọi cố gắng của bản thân vì một ai đó, một thứ gì đó, thì đến cuối cùng tất cả cũng rời bỏ em. Em đã nhận ra một điều rằng: đừng dùng quãng thời gian quý giá đó để níu kéo những người không cam tâm bởi vì tuổi thanh xuân ngắn lắm.
Khi yêu thường có hai loại người, một loại sống đơn giản vui vẻ, không thích truy cứu chân tướng sự thật. Một loại khác luôn muốn nhìn thấu đáo sự việc, mặc dù hiện thực tàn khốc, cũng sẽ chịu nỗi đau một cách tỉnh táo.
Em còn biết có nhiều người ngoài kia vẫn tự an ủi mình là mọi thứ sẽ ổn theo thời gian nhưng không hề biết rằng thời gian không phải liều thuốc chữa lành mọi nỗi đau. Cứ thích tự huyễn hoặc bản thân để níu kéo, duy trì một mối quan hệ vốn đã hết tình cảm trong một thời gian rất dài, bản thân không thấy vui vẻ, hạnh phúc, nhưng không dám chia tay.
Thực ra là sợ bị cô đơn, sợ rơi vào cảnh “trắng tay”, chứ không phải vì yêu nhầm người, không đến được với nhau. Phải chăng vào thời điểm bắt đầu, chúng ta đều biết luôn luôn có một kết thúc? Yêu một người thì ra là có thể mất bất cứ thứ gì, nhưng riêng trái tim thì không thể
Sau tất cả, em thấy rằng con gái trưởng thành cần phải mạnh mẽ, nếu không kiên cường, không độc lập, không lợi hại, lúc bất lực nhất, lạc lõng nhất, cô đơn nhất ai sẽ che chở mình đây? Tuổi trẻ có thể yêu hết mình, nhưng nhớ kĩ, đừng bao giờ tự khiến mình khổ sở.
Người ta có trân trọng mình thì khắc sẽ ở lại. Cuộc sống luôn là một vòng quay, tình yêu cũng xoay vòng như vậy. Ngày nhỏ cứ nghĩ rằng, mai này nếu yêu một người sẽ bất chấp tất cả để theo đuổi người ấy.
Lớn lên rồi mới biết, để ở bên một người, chỉ tình yêu thôi thì chưa đủ. Cuôc sông không dưng lai và hóa ra tình yêu là thế. Mỗi người ai cũng đều phải từ bỏ một điều gì đó phía sau lưng cùng niềm tiếc nuối hôm nào vẫn luôn chất chồng theo thời gian.
Hóa ra lời hứa chẳng qua cũng chỉ là lời nói, khác ở chỗ người được nghe luôn tự huyễn hoặc nó lên. Nhưng thật sự nếu còn nhớ, thì lời hứa hay lời nói đều không quan trọng, vấn đề là có muốn làm hay không mà thôi. Nếu muốn thì cho dù cản trở trăm lần cũng chẳng thất tín, nếu không muốn thì vạn lần chẳng nên tin.
Không phải vì em sợ đơn độc, không phải vì em sợ không có anh em sẽ không sống được. Mà vì những khoảnh khắc nhìn thấy anh trong thế giới của mình khiến em tin rằng: Đôi khi không được thương một người còn tệ hơn cả việc khóc ròng hàng đêm dài đằng đẵng.
Ngày tháng đó, em cứ nghĩ mọi chuyện đơn giản và tưởng rằng mình giỏi, nhưng thật ra em chưa đủ giỏi để thấy được sự phức tạp của nó. Thanh xuân của em là một quãng thời gian dài bồng bột và thiếu hiểu biết đến ngu dại, là sự cố chấp tin rằng anh là người có thể cho em một tình yêu thực sự.
Khi cô đơn rồi em mới hiểu có nhiều người khiến em lầm tưởng rằng họ là một phần quan trọng trong cuộc đời mình, thậm chí còn mơ hồ để họ trở thành cả thanh xuân. Cho đến khi họ cất bước rời đi, em mới nhận ra, trong họ, em chẳng là gì, chẳng là gì cả, một chút cũng không.
Có lẽ đến muôn đời cũng không thể tự tin trả lời cho câu hỏi, rồi ai sẽ ở lại bên đời sau những tháng năm giông tố bão bùng anh nhỉ?
Theo guu.vn
Thế hệ Y: Trưởng thành nghĩa là thu nhập ổn, sự nghiệp vững vàng và xếp hôn nhân ở vị trí ưu tiên cuối cùng
Trước, hôn nhân là bước đầu tiên của quá trình trưởng thành nhưng với thế hệ Y, nó thường là bước cuối cùng
Một báo cáo của Philip Cohen, giáo sư xã hội học tại Đại học Maryland cho thấy áp lực kinh tế khiến người trẻ trì hoãn việc kết hôn, nhưng bên cạnh đó, việc có đủ nền tảng kinh tế cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ ly hôn giảm đi không ít.
Một bài báo của tờ "NewYork Times" đã từng phân tích quan niệm về tình yêu và hôn nhân của thế hệ Y, sau nhiều phân tích, bài báo đã chỉ ra được một bức tranh như sau: mặc dù ngày nay người trẻ tỏ ra khá thoải mái với các mối quan hệ yêu đương nhưng khi nhắc đến mối quan hệ nghiêm túc lâu dài đến suốt đời, họ sẽ tỏ ra cẩn trọng, không lựa chọn vội vàng hay kết hôn quá sớm.
Nhà xã hội học Andrew Cherlin của Đại học Johns Hopkins gọi kiểu kết hôn này là "Capstone marriage", "capstone" là một hòn đá được sử dụng ở phía trên đỉnh của một bức tường hoặc một cấu trúc, ý muốn nói, ngày xưa hôn nhân là bước đầu của quá trình trưởng thành nhưng ngày nay nó lại thường là bước cuối cùng.
Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến người trẻ trì hoãn việc kết hôn đó là vấn đề kinh tế. Mọi người đều hi vọng có một cơ sở hôn nhân vững chắc, có vậy mới có thể duy trì cuộc sống hôn nhân một cách thuận lợi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi những người trẻ đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề kinh tế như học phí, tiền nhà... thì họ thường có xu hướng xem xét, cân nhắc lựa chọn giữa việc tiến tới một mối quan hệ và việc phát triển sự nghiệp.
Công ty dịch vụ tài chính Comet, bang Delaware, Mỹ đã tiến hành khảo sát với 364 thanh niên độc thân để kiểm chứng điều này. Kết quả cho thấy, nếu việc kết thúc một mối quan hệ đồng nghĩa với việc sự nghiệp có một bước tiến vô cùng lớn thì có 41% sẽ lựa chọn làm như vậy. Đồng thời, có khoảng 60% cho biết nếu như mối quan hệ yêu đương gây ảnh hưởng đến sự nghiệp thì họ sẽ lựa chọn từ bỏ mối quan hệ đó.
Ngoài ra, người được phỏng vấn cũng thừa nhận, nếu thu nhập của họ có sự đột phá thì họ bằng lòng độc thân thêm 8 năm hoặc trì hoãn kết hôn 7 năm nữa. Còn về việc tiền lương là bao nhiêu có thể khiến họ trì hoãn việc yêu đương thì số liệu cho thấy bình quân rơi vào 36000 USD, đối với việc trì hoãn kết hôn là 64000 USD và trì hoãn việc sinh con là 67000 USD. Điều đáng nói là mức tiền lương có thể khiến họ kết thúc một mối quan hệ lại chẳng cần quá nhiều, chỉ có 37000 USD.
Vấn đề kinh tế ở một mức độ nào đó có ảnh hưởng mang tính nền tảng đối với một mối quan hệ, nhưng đồng thời cũng có những ảnh hưởng tiêu cực lên mối quan hệ đó và thường bị xem là nhân tố khiến sự lãng mạn trong hôn nhân biến mất theo thời gian.
T.H.D, 25 tuổi và bạn trai của cô chính là một ví dụ điển hình. Bọn họ quen nhau khi tham gia vào một câu lạc bộ ở đại học, sau khi tốt nghiệp cùng nhau lên thành phố lập nghiệp. Quan hệ của họ rất ổn định nhưng lại chưa bao giờ tính đến chuyện kết hôn.
T.H.D nói rằng giá nhà ở thành phố quá cao, bọn họ chắc sẽ không ở đây lâu dài. Nhưng con đường sau này nên đi như nào thì cũng vẫn chưa biết. "Tôi không muốn trói buộc hai người quá sớm", cô ấy nói "như vậy có thể dẫn đến một loạt những vấn đề sau này".
Vẫn còn một vấn đề nữa đó T.H.D lo lắng rằng nếu bây giờ kết hôn sẽ khiến lãnh đạo nghĩ rằng cô sẽ sinh em bé trong vòng 2,3 năm tới, cô lúc đó chỉ vừa mới xin được vào công ty, không muốn bỏ lỡ mất cơ hội tốt như vậy.
"Đây là chuyện vô cùng thực tế", T.H.D nói, "nếu chúng tôi muốn kết hôn thì phải cần một nền tảng kinh kế vững chắc hơn nữa. Ngoài ra, chúng tôi đều không muốn bị hôn nhân ràng buộc quá sớm, tôi nói với bạn trai rồi, tôi còn muốn học cao hơn nữa, cũng muốn con đường sự nghiệp của mình sau này mang tính quốc tế hóa hơn, anh ấy cũng hiểu cho tôi".
Các chuyên gia nghiên cứu về quan hệ giữa các cá nhân cho biết, khoảng hơn chục năm trở lại đây, song song với việc ngày càng có nhiều phụ nữ đi làm hơn thì thái độ thực tế, nghiêm túc của họ đối với hôn nhân, giống như trường hợp của T.H.D càng ngày càng trở nên phổ biến.
Trên thực tế, thế hệ Y ngày nay vô cùng coi trọng sự nghiệp, thu nhập và mong muốn tự mình thực hiện mọi thứ, so với thế hệ trước, họ có khuynh hướng muốn làm tốt, muốn ổn thỏa hết tất cả mọi việc trước khi bước vào một cuộc sống ổn định, thậm chí nếu bắt họ phải chọn lựa giữa sự nghiệp và tình yêu, họ cũng sẽ chẳng khó khăn gì mà không đưa ra quyết định cả.
Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ rằng trên đời này có cái gì gọi là ổn định? Thế giới luôn thay đổi, xã hội xung quanh ta cũng luôn thay đổi, cái gọi là "ổn định" cũng chưa chắc đã tồn tại mãi mãi. Vững về kinh tế rồi mới đi đến hôn nhân, nhưng tiến tới hôn nhân rồi lại một loạt những vấn đề khác xảy ra. Câu hỏi là có đáng để phải lựa chọn từ bỏ một trong hai hay không? Đã bao giờ bạn nghĩ đến hướng dung hòa cả hai thứ? Đáp án ra sao, thiết nghĩ chỉ có bạn mới là người trả lời được.
Phải sống như Đại Bàng: Luôn tránh xa những con chim sẻ và quạ, cũng như bạn phải tránh xa những người cản trở sự nghiệp của mình. Nên nhớ, Đại Bàng chỉ bay với những con Đại Bàng khác
Theo guu.vn
Yêu một người đã từng bị tổn thương Điều đáng sợ nhất ở cuộc đời này là trong khoảnh khắc nào đó, bất chợt trong đời con người ta phải đối diện với sự cô đơn trống vắng. Cô đơn không phải là không có ai để yêu, không phải không có ai yêu, mà cô đơn vì cảm thấy lạc lõng giữa những tình yêu chật chội. Lá thư trong...