Trống Thuyết và kỹ nghệ cạo gió độc nhất vô nhị
Yêu bóng đá như ông Thuyết “trống” xưa nay hiếm, yêu đến độ can trường như ông lại càng hiếm. Thế nên có câu rằng: Bắc Nam xuôi ngược đã từng/Kề lưng quả trống ngán gì nắng mưa.
Đâu phải mỗi can trường! Tôi liệt ông Thuyết “trống” thuộc hạng mê bóng đá tới… bất cần. Nghe thấy thế, vợ ông liền đế:
“Lão cũng yêu vợ tới bất cần. Thế nên có lần đội Nam Định đi đá ở sân Vinh, lão buộc trống lên xe, rồi tha cả tôi đi cổ vũ.
Hai vợ chồng già và một quả trống, cứ thế chạy xe máy gần 300 cây vào Nghệ An chỉ để gõ cho mấy đứa nhỏ của ông đá đấm, rồi… lại về.
Thắng thì cũng bõ cực, đằng này thua chả được cái gì, vừa buồn vừa mệt. May có đám cổ động viên xứ Nghệ an ủi vì khán đài sân Vinh có độc vợ chồng trống Thuyết gào la cho Nam Định!”.
“Xời, cái bà này rõ lắm chuyện! Vụ đó đáng gì mang ra kể” – Ông Thuyết ngắt lời vợ rồi hào hứng, khoe trận đánh để đời của ông.
Thuyết “trống” yêu bóng đá đến can trường (Ảnh: Quang Minh)
Gian nan một quả trống
Kết thúc mùa bóng 2009, M.Nam Định xếp thứ 12 phải đá play – off với Cần Thơ mong tìm cửa trụ lại V-League mùa sau. Trận đấu này diễn ra ở sân Chi Lăng, Đà Nẵng.
Video đang HOT
“Cả mùa sống chết với đội nhà, thúc giục đám nhỏ đấu đá để trụ hạng nhưng cơ sự vẫn phải tới nước play -off, thôi thì đã theo, hẵng theo cho chót”. Suy nghĩ ấy đẩy ông Thuyết quyết mò vào Chi Lăng.
“Lần đó đi không mang theo trống vì đường xá xa xôi, xe đi chật chội. Để đỡ cách rách, ta có điện cho anh em trong Hội CĐV Đà Nẵng, nhờ mượn trống và họ đã nhận lời” - Ông Thuyết kể hôm trước khi lên đường.
“Vào tới nơi đinh ninh sẽ có trống, ai ngờ đến lúc ra sân, một anh trong Hội CĐV Đà Nẵng dẫn xuống kho rồi bảo: tụi em còn 3 quả, anh Thuyết chọn quả nào cũng ok!
“Ok” cái nỗi gì? 3 quả không thủng thì sịt. Mang tiếng đi nhờ vả rồi nên bấm bụng làm ngọt!” - Ông Thuyết xoa đầu cười vì có lúc bực đến trực ngay.
Mãi sau này ông mới biết, những quả trống ngon nhất của Hội CĐV Đà Nẵng hôm ấy đã mang cho đội CĐV Cần Thơ thuê. Còn ông, không chịu phận trống mục cũng phải đi thuê, ông kể: “Thuê được cái trống của đội múa Lân, đánh giòn phải biết!”
Phen này chết cũng chơi
Thuê xong quả trống cũng là lúc ông Thuyết mệt phờ. Bữa trước đi xe đường dài, sức ông đã cạn, rồi sinh ốm.
“Hì hục vác được quả trống vào sân mà không sao vung nổi đôi dùi. Chân tay lúc đó cứ mềm nhũn vì người đang phát sốt. Thất thần ngồi xuống ghế, ôm trống, xem mấy đứa nhỏ nhà mình đá chệch choạc, không tấn công nổi Cần Thơ mà lòng còn sốt hơn cả người!
Bất lực bó dùi đến hết hiệp 1, ta bỏ ra ngoài đi tìm người giúp ta cạo gió. Loanh quanh hết một vòng Chi Lăng người cạo gió chẳng có, lại tổ thêm mệt thân.
Bấy giờ khi đứng thở, nghe còi trong sân thổi hiệp 2 bắt đầu, lửa lại đốt cả đám trong lòng. Cùng đường, ta mò vào nhà vệ sinh làm cái chuyện điên rồ chẳng giống ai.
Thú thực lúc đó đầu chỉ nghĩ, phen này chết cũng phải chơi. Thế rồi cởi phanh cái áo, quấn vào tay, ngồi sụp xuống sàn, áp lưng vào thành nhà vệ sinh cứ thế nghiến ngấu mài. Lưng dát bỏng nhưng cắn răng chịu cho đến khi vã mồ hôi thì thôi…” – Ông Thuyết kể mà cái đầu lắc qua, lắc lại, như thể còn rùng mình về phút xuất thần thực hành kỹ nghệ cạo gió trong nhà vệ sinh – phút xuất thần mà ông đùa “Hoa Đà sống lại cũng phải nghiên cứu”
Lại sức, ông trở vào sân khi hiệp 2 đã trôi qua được gần 5 phút. Nhìn đám CĐV Đà Nẵng ra sức cổ động cho Cần Thơ, máu ông càng sôi lên. Ông cầm cả hai dùi trống, dập mạnh, tiếng đánh uỳnh.
“Đúng là trời thương cái thân ta vậy. Vừa dập trống thì thằng nhỏ thủ thành Cần Thơ (Khổng Thanh Tú) giật mình, lao ra đấm hụt quả treo bóng của Văn Duyệt. Đúng lúc ấy, tiền đạo Okoro đội Nam Định bật lên, đánh đầu ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu, giúp Nam Định trụ hạng thành công” – Giọng ông Thuyết chuyển sang nhịp hồ hởi.
Pha dập trống ở Chi Lăng hôm ấy là pha dập trống để đời! Nó là thành quả của một sự can trường, của tình yêu bóng đá dành cho đội bóng thành Nam chỉ có ở trống Thuyết.
Nếu không có cơ man ngồi nghe ông Thuyết kể lại, chắc ông sẽ gác lặng tiếng trống của mình vào quá khứ – một quá khứ còn sót lại chút nhiệt thành, đủ độ bỏ bùa mê ông Thuyết….
Ôi, cái quá khứ bây giờ phải phát thèm!
Theo Bongda
Chỉ có bàn tay em!
Tôi đi làm ăn xa, một mình em gái "phận yếu đào tơ" vẫn dũng cảm, can trường đứng mũi chịu sào lo toan mọi việc chu đáo trong gia đình.
Tấm lòng hiếu thảo, hy sinh bản thân mình vì ông bà, cha mẹ... của em xứng đáng là tấm gương sáng để mọi người noi theo.
Đinh Thị Lam - tên của em gái tôi, sinh ra và lớn lên ở mảnh đất nghèo thôn Yên Hợp, xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Nhà có 3 người con, em trai tôi thỉnh thoảng mới về quê một lần, còn tôi gần 3 năm trời mới ra bệnh viện thăm mẹ vì còn phải bám trụ lại thành phố mưu sinh, công việc khiến tôi ít có thời gian trở về quê hương vì ước mơ, hy vọng đang còn dang dở.
Ở nhà bố tôi cũng thường xuyên uống rượu, bệnh tật, đơn thuốc thì cao hơn người. Bà nội già yếu chẳng làm được việc gì, còn mẹ thì lại mắc căn bệnh vô cùng hiểm nghèo - ung thư máu, nên mọi việc từ nhỏ đến lớn chỉ mình em gái đảm đang. Với một người đàn ông khoẻ mạnh cũng chưa chắc đủ sức để làm được những điều đó, còn với em tôi càng khó khăn bội phần.
Ngày nào cũng vậy, em phải đạp xe vượt đường xa từ quê lên tận TP Vinh (Nghệ An) để học. Ngày không đến lớp, em ra đồng làm cỏ lúa, tỉa bắp, lạc, trồng khoai, cấy lúa ...Về nhà còn lo cho đàn gia súc, nấu ăn, giặt giũ quần áo, chuẩn bị đơn thuốc để bà và mẹ uống. Nhiều đêm, em thức khuya lo từng viên thuốc, thay quần áo và nấu từng bát cháo cho bà nội ăn, nhìn thấy tôi đã không kìm được nước mắt.
Bố tôi nhiều khi uống rượu quên cả đường về, có lần do quá say xỉn đã bị tai nạn phải nằm viện điều trị cả tháng trời. Mẹ và em tôi cứ thay nhau chăm sóc, công việc ở nhà rối bù cả lên, vậy mà em vẫn bình tĩnh để đương đầu với những gian lao, cả sự đau đớn nữa.
Thời gian cứ thế trôi, bà nội sau một thời gian được em chăm sóc đã mãi ra đi, em gào thét đến cạn cả nước mắt. Bất hạnh chồng chất lên bất hạnh, hai đứa em con chú cũng mất, cả ông dượng người mà em rất yêu quý cũng qua đời làm em sống đi, chết lại nhiều lần. Những người thân lần lượt ra đi khiến em bị "sốc". Em sợ một ngày nào đó, mẹ cũng không còn sống được lâu bên cạnh mình.
Căn bệnh của mẹ, bác sỹ đã bảo chỉ kéo dài thời gian sống nhưng không thể chữa được. Em đã lặn lội cùng cha đều đặn đưa mẹ ra BV Bạch Mai để lấy thuốc, truyền máu... Có tháng phải ra Viện huyết học - Truyền máu Trung ương điều trị 5 - 6 lần. Tiền hai anh gửi về không đủ, em lại đi chạy ngược xuôi vay mượn với hy vọng mong manh "còn người thì còn của".
Một thời gian sau, mẹ không còn đủ sức để đi lại, hàng tháng trời em mất ăn, mất ngủ tìm bác sỹ, tìm đủ loại thuốc nhưng mẹ vẫn không qua nổi. Ngày mẹ mất, nhìn em gầy yếu, xanh xao với đôi mắt sâu thẳm, mái tóc chết cháy và làn da đen sạm, suốt ngày chỉ quanh quẩn bên nhà hồn và ngôi mộ của mẹ, ai nấy đều rưng rưng nước mắt.
Em nhìn tôi rồi bảo: "Mẹ mất đi rồi cuộc đời này thật vô nghĩa. Giờ không còn mẹ nữa thì anh em cũng phải cố gắng sống tốt, chăm sóc cho cha để mẹ yên lòng, làm trọn chữ hiếu của đạo làm con. Nhà mình mọi người đau ốm liên miên, tiền nợ còn nhiều nên cố gắng làm ăn để những người thân của mình mất đi được bình yên anh ạ!".
Cảm ơn em, người con hiếu thảo, dù trong hoàn cảnh khó khăn, đau đớn, em vẫn biết cách đứng dậy để đi tiếp. Người ta thường nói: Dù là niềm vui hay nỗi buồn cũng cần được chia sẻ. Vì lúc ấy niềm vui sẽ được nhân đôi và nỗi buồn sẽ vơi đi một nửa. Tôi tin chắc, sự động viên của mọi người sẽ tiếp thêm nghị lực để em vượt qua những ngày tháng khó khăn này.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Anh sẽ yêu em, nếu em biết yêu bản thân mình! Em nói "em yêu anh nhiều hơn chính bản thân mình". Anh cảm động nhưng anh không cần thế. Anh sẽ yêu em nếu em biết yêu bản thân mình nhiều hơn. Anh còn nhớ anh bị em chinh phục bởi chính sự mạnh mẽ và can trường trong con người em. Em là cô gái gặp nhiều thiệt thòi trong cuộc sống....