Trồng thuốc phiện vì tưởng… thuốc chữa bệnh
Qua công tác nắm tình hình kết hợp với nguồn tin của nhân dân, chiều 21/3, CAH Phúc Thọ phối hợp với Công an xã Tích Giang đã tiến hành kiểm tra hành chính trên địa bàn xã Tích Giang (Phúc Thọ, Hà Nội) phát hiện 3 hộ gia đình đang trồng cây thuốc phiện tại vườn nhà.
Cụ thể, tại nhà bà Nguyễn Thị Chuyên (SN 1924, ở Cụm 8, Tích Giang) trồng 60 cây thuốc phiện, có trọng lượng 6,5kg; tại nhà bà Kiều Thị Oanh (SN 1967, ở Cụm 10, Tích Giang) trồng 191 cây thuốc phiện có trọng lượng 23kg và 1 bình thủy tinh bên trong chứa hoa, quả, lá, thân cây thuốc phiện ngâm rượu. Tiếp tục rà soát, cơ quan chức năng còn phát hiện tại nhà ông Khuất Hữu Tung (SN 1945, cùng ở cụm 8, Tích Giang) đang trồng 96 cây thuốc phiện, có tổng trọng lượng 19,5kg cùng 1 bình thủy tinh cây thuốc phiện ngâm rượu.
Toàn bộ số cây thuốc phiện đều được các hộ dân trồng ngay tại vườn nhà, xen lẫn cây hoa màu hoặc gieo trồng trong các chậu cây cảnh. CAH Phúc Thọ phối hợp với các lực lượng chức năng đã tổ chức thu giữ, niêm phong, sau đó giám định sơ bộ tang vật. Bước đầu, toàn bộ số cây thu giữ đều có phản ứng dương tính với thuốc thử phát hiện thuốc phiện.
Nghĩ là cây thuốc, các hộ dân trồng cây thuốc phiện ngay tại vườn nhà
Tại cơ quan công an, đại diện các hộ gia đình đều khai nhận không biết cây trồng tại nhà nằm trong danh mục cấm gieo trồng, mua bán. Bà Nguyễn Thị Chuyên cho biết, cách đây vài tháng khi đi chợ Nghệ, Sơn Tây, bà gặp một phụ nữ mặc quần áo dân tộc (không rõ tên, địa chỉ) giới thiệu có cây thuốc chữa bệnh rất tốt nên đã mua về trồng trong vườn nhà.
Còn chị Oanh cũng khai báo, cuối năm 2012, chị đi bán rau ở chợ Gạch, Phúc Thọ có ngồi cạnh một người bán thuốc lá.Thấy chị Oanh kể về việc đàn lợn của gia đình đang bị bệnh nên người bán thuốc đã cho một ít hạt giống, hướng dẫn cách trồng và chữa trị bệnh cho lợn. Còn ông Khuất Hữu Tung cũng tường trình, trước đó được một quen cho hạt giống mang về trồng để chữa bệnh cho gia cầm, mà không biết đó là cây thuốc phiện.
Hiện CAH Phúc Thọ đang tiếp tục hoàn tất hồ sơ, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Theo 24h
Video đang HOT
Chuyện buồn ở nơi cả bản đàn ông nghiện không đếm xuể
Một thời các bản làng vùng cao Xứ Thanh được ví như thủ phủ của cây thuốc phiện, từ đó đến nay nó vẫn đang tiềm ẩn "cơn bão" của căn bệnh HIV/AIDS.
Mẹ con chị Ngân Thị Lòng đang phải uống thuốc ARV
"H" khắp mọi nơi
Theo con số thống kê của trung tâm y tế huyện Mường Lát, Thanh Hoá từ năm 2001 đến nay trên địa bàn huyện có 401 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó 181 người chuyển sang AIDS, 59 người đã tử vong. Hiện nay đang điều trị ARV cho 155 người.
Chỉ trong năm 2012, toàn huyện đã phát hiện thêm 594 người nghiện ma tuý, nóng nhất vẫn là các xã như: Pù Nhi, Tam Chung, Mường Chanh...
Cách trung tâm thị trấn Mường Lát khoảng 7 cây số, xã Pù Nhi trước đây được coi là thung lũng vận chuyển ma tuý từ Lào về Việt Nam. Chính vì vậy mà con trai, thanh niên trong bản nghiện nhiều vô kể.
Ông Lương Văn Xích, Chủ tịch UBND xã Pù Nhi cho biết, trong những năm qua nhờ thực hiện tốt chương trình vận động bà con xoá bỏ trồng cây thuốc phiện, người dân cai nghiện đến nay trên địa bàn xã chỉ còn 26 đối tượng nghiện hút.
Tuy nhiên, theo ông Xích đây chỉ là con số được báo cáo lên xã để theo dõi. Còn thực tế số người nghiện trên địa bàn cũng khó để nắm được chính xác. Chính vì vậy mà tình hình nghiện ma tuý và nhiễm HIV vẫn được lọt vào danh sách "đen" của huyện.
Bản Na Tao có hơn 100 hộ dân, song nơi đây lại được xem là điểm nóng của nghiện ma tuý và HIV.
Những đứa trẻ nơi đây vẫn hồn nhiên trước HIV khắp mọi nơi
Khi được hỏi về đối tượng nghiện ma tuý và người nhiễm HIV, Trưởng ban Vi Văn Thấm chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm: "Bản Na Tao có 157 hộ với 676 nhân khẩu, trong đó 11 đối tượng nghiện chích ma tuý. Tổng số người nhiễm HIV 40 người, trong đó có 26 người đang điều trị ARV".
Theo ông Thấm, thực tế con số này còn cao hơn, bởi rất nhiều người không chịu đi xét nghiệm, không ai công khai là mình nghiện ma tuý. Trong khoảng 5 năm trở lại đây chỉ tính riêng bản Na Tao đã có 8 người chết vì AISD.
Như chị Ngân Thị Lòng (26 tuổi) đã mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Chị lấy chồng năm 2009, gia đình sống rất hạnh phúc và đang chờ đứa con đầu lòng ra đời thì cũng là lúc chồng chị bị nghiện ma tuý.
Ba năm sau sức khoẻ của chồng ngày một yếu, người gầy tóp lại chỉ còn da với xương. Sợ chồng có bệnh nên chị đưa anh đi khám. Cầm phiếu xét nghiệm trên tay chị chết lặng vì kết quả dương tính.
Rời nhà Lòng, chúng tôi ghé thăm nhà anh Hà Văn Lượng. Gặp chúng tôi Lượng kể về nguyên nhân dẫn đến "H" của mình: " Lúc còn trẻ mình cũng ham chơi bời nên vướng phải HIV. Từ ngày có bệnh trong người sức khoẻ giảm hẳn, tinh thần suy sụp, nhiều lúc mình nghĩ tìm đến cái chết nhưng được mọi người động viên, chia sẻ nên mình đã vực dậy".
Còn đó những nỗi đau
Rời Pù Nhi, chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình tới xã Tam Chung, nơi đây cũng được coi là điểm nóng của căn bệnh HIV/AIDS.
Theo báo cáo mới nhất của UBND xã Tam Chung, tính khoảng 7 năm trở lại đây toàn xã có gần 80 người chết vì HIV/AIDS, riêng bản Poọng có trên 40 người. Người chết thì đã ra đi nhưng có một thực tế là hậu quả để lại quá đau đớn. Đó chính là những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa.
Chúng tôi vào bản Poọng, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một bản làng yên ắng, có thể nói là buồn hiu hắt. Dưới mái nhà sàn mấy đứa trẻ quần áo nhem nhuốc đang lấy đất làm trò chơi. Vừa thấy người lạ chúng chạy té tung mỗi đứa một phương như đánh trận.
Phía trên là bà Hà Thị Pun, người có hai đứa con bị HIV trầm ngâm ngồi nhìn lũ trẻ mà sót lòng. Gặp chúng tôi bà chút bầu tâm sự: "Rõ khổ, chúng nó mồ côi cả cha lẫn mẹ. Tôi là bà ngoại chúng mà chẳng lo gì được cho các cháu. Không biết khi tôi chết đi bọn trẻ sẽ sống như thế nào?".
Gạt nước mắt bà kể lại, con rể bà vốn là người chăm chỉ làm ăn. Năm 2003, trong lúc nông nhàn nó được đám trai làng đưa đi chơi, uống rượu say xỉn rồi rủ nhau hút chích. Từ hôm đó, cứ sau giờ cơm nó lại ra khỏi nhà cùng đám bạn rồi mắc bệnh từ khi nào không hay.
Bệnh truyền sang cho vợ. Chẳng bao lâu hai vợ chồng chết, để lại cho bà hai đứa cháu còn thơ dại. "Từ sau khi bố mẹ nó chết vì "ết", thằng Thướng (cháu bà) được đưa đi xét nghiệm, nhưng chờ mãi vẫn chưa thấy kết quả. Cái án tử cứ treo lơ lửng trên đầu thằng bé 5 tuổi có vẻ mặt buồn rười rượi", bà Pun tâm sự.
Có lẽ hoàn cảnh khốn khó nhất trong số những đứa trẻ mồ côi ở bản Poọng mà chúng tôi được biết là gia đình cháu Hà Thị C. Bố em đã chết 2 năm nay vì căn bệnh HIV, mẹ em Hà Thị Ph cũng bị HIV vì lây qua chồng.
Quá đau buồn cho số phận, chị thường bỏ nhà đi lang thang để lại 4 chị em. Đứa lớn mới 10 tuổi, đứa bé hơn 2 tuổi vật vờ đùm bọc nhau sống qua ngày trong ngôi nhà trống hơ trống hoắc. Thương cảm cho hoàn cảnh của mấy chị em ông Lò Văn May, người họ hàng xa, không có gia đình nhận về nuôi. Cuộc sống qua đi, mấy ông cháu sống nhờ bằng lòng hảo tâm của bà con trong bản.
Chúng tôi rời bản Poọng khi trời đã sập tối. Cái lạnh miền sơn cước ùa về khiến nơi đây càng trở nên hoang vắng. Những ánh mắt trẻ thơ, tiếng thở dài của các cụ già dần chìm trong bóng tối giữa đại ngàn heo hút.
Theo xahoi
Chuyện về rắn hổ chúa nghiện nha phiến Đó là câu chuyện có thật, con rắn hổ mang chúa đã làm bạn với lão Po - con nghiện nức tiếng xấu xa ở làng tôi. Khói thuốc phiện khiến cho con rắn hổ mê mẩn (Ảnh minh họa) Nó sống cùng nhà và hít khói thuốc của lão Po. Khói thuốc phiện khiến cho con rắn hổ mê mẩn. Mỗi ngày...