Trồng thứ cây ra lá quen, tới mùa cuốc một nhát bật lên vô số củ lạ, nông dân Hậu Giang lãi 25 triệu/công
Tận dụng những diện tích đất trống quanh nhà, thời gian qua nhiều hộ nông dân ở huyện Phụng Hiệp ( Hậu Giang) đã trồng cây khoai lùn ( cây củ lùn).
Khoai lùn (hay còn gọi là củ lùn) là loại cây dễ trồng, nhẹ chăm sóc, vốn đầu tư thấp nhưng cho hiệu quả kinh tế khá.
Theo kinh nghiệm trồng khoai lùn (củ lùn) của nông dân huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang thì cây khoai lùn được trồng trên đất cát pha sẽ cho năng suất cao hơn trên đất thịt.
Khoai lùn hay còn gọi là năng tàu, cây củ lùn. Cây khoai lùn mọc thành bụi cao khoảng 1m, lá màu xanh dài khoảng 20-30cm, cuống lá đứng thành bẹ bao phủ thân.
Khoai lùn có hình tròn, cuống dài kết thành từng chùm, vỏ mỏng màu vàng nhạt. Ruột củ khoai lùn màu trắng trong, phần nhân màu trắng đục chứa nhiều tinh bột.
Khoai lùn có thời gian sinh trưởng trên 9 tháng, khi thấy lá cây khoai lùn tàn, héo rũ xuống là đến mùa thu hoạch.
Video đang HOT
Năm nay năng suất khoai lùn trồng ở huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) ổn định ở mức 1,5-2 tấn/công.
Hiện tại thương lái vào tận rẫy thu mua củ khoai lùn với giá 20.000 đồng/kg, giảm gần 10.000 đồng/kg so với đầu vụ, nhưng trừ hết các khoản chi phí đầu tư, bà con nhà vườn trồng khoai lùn vẫn đạt lợi nhuận 25 triệu đồng/công.
Nuôi 10.000 con lươn trong bể xi măng, sau 10 tháng bắt bán 4 tấn, ông nông dân Hậu Giang thu 400 triệu
Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông Ngô Thanh Vũ ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Để tạo môi trường nuôi thuận lợi, ông Ngô Thanh Vũ đã tiến hành xây bể nuôi lươn với tổng diện tích nuôi 50m2 chia thành 4 bể nuôi, chiều cao bể nuôi 50cm.
Nuôi lươn không bùn trong bể xi măng tại gia đình ông Ngô Thanh Vũ ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Toàn bộ bể nuôi bên trong được lót gạch men đảm bảo trơn, nhẵn, hạn chế lươn bị xây xát và để bể nuôi luôn sạch sẽ, dễ vệ sinh.
Thiết kế đáy bể nuôi lươn có độ dốc 5cm, có hệ thống đường ống cấp thoát nước thuận tiện thay nước liên tục. Sau khi xây xong tiến hành ngâm bể nuôi trong một thời gian nhất định đúng theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, sau đó tiến hành thả lươn giống con vào bể nuôi.
Ông Vũ cho biết, nhờ được hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc tốt nên tỉ lệ lươn sống đạt hơn 90%, lươn có tốc độ tăng trọng nhanh, dễ quan sát quá trình sinh trưởng và phát triển của lươn cũng như bệnh tình của lươn.
Chia sẽ kinh nghiệm trong quá trình nuôi ông Vũ bộc bạch: Để nuôi lươn đạt hiệu quả, ngoài con giống chất lượng, chế độ ăn, chăm sóc rất quan trọng. Khi lươn khoảng 2 tháng tuổi đàn phát triển có sự chênh lệch về độ lớn. Lúc này, ông Vũ ng tiến hành phân loại lươn theo cùng kích cỡ cho vào bể riêng.
Theo ông Vũ, việc phân loại kích cỡ lươn giúp người nuôi bổ sung thức ăn cho phù hợp hơn, đảm bảo lươn tăng trọng tốt trong quá trình sinh trưởng.
Để nuôi lươn đạt kích cỡ như mong muốn, trước tiên hộ nuôi cần phải am hiểu về tập tính của lươn, cho lươn ăn đúng liều lượng, đúng cử ăn, đặc biệt là phải giữ môi trường nước trong bể nuôi lươn luôn sạch.
Thức ăn cho lươn giống mới thả, ngoài ăn dạng viên cần bổ sung thêm trùn quế băm nhỏ trộn vào thức ăn, giúp lươn dễ bắt mồi cũng như tạo thêm chất đạm cần thiết.
Thu hoạch lươn nuôi không bùn trong bể xi măng của hộ ông Thanh Vũ.
Để tăng tỷ lệ lươn sống và nâng cao hiệu quả, ông Vũ còn thường xuyên bổ sung một số loại vitamin cần thiết kết hợp men tiêu hóa trộn vào thức ăn cho lươn ăn mỗi ngày. Việc này nhằm giúp đường ruột lươn khỏe giúp lươn tiêu thụ thức ăn được tốt hơn.
Theo ông Vũ, kỹ thuật nuôi không bùn trong bể xi măng đơn giản, không mất nhiều thời gian, không đòi hỏi diện tích lớn, lại cho giá trị kinh tế cao.
Với 10.000 con lươn giống sau 10 tháng nuôi, ông Vũ thu về khoảng 4 tấn lươn thương phẩm với giá bán 110.000đ/kg, ông Vũ thu về khoảng 400 triệu đồng.
Có được kết quả này là nhờ ông đã tách nuôi lươn theo kích cỡ, phối hợp cho lươn ăn nhiều nguồn thức ăn, cho lươn ăn 2 lần/ngày và thay nước thường xuyên.
Cũng theo ông Vũ trong bể nuôi lươn phải có giá thể cho lươn trú ẩn, mực nước trong bể nuôi luôn phải đạt 25 -30cm. Vì lươn có đặc tính ưa tối, thích trú ẩn nên ông Vũ đã tạo nơi trú ẩn cho lươn bằng cách làm các giá thể dây nilon.
Nhờ chịu khó học hỏi và có kinh nghiệm nuôi lươn không bùn, ông Vũ có nguồn thu nhập khá ổn định.
Nuôi lươn không bùn trong bể xi măng được xem là mô hình phù hợp với những gia đình có ít đất sản xuất.
Thành công từ mô hình nuôi lươn không bùn của ông Vũ không những tạo nguồn thu nhập hiệu quả cho gia đình mà còn mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Hậu Giang: Trồng vú sữa lạ, trái như cục vàng, vụ tết này hái 5 tấn bán, thu 500 triệu Vài năm trở lại đây thị trường thích những giống cây lạ, nhà vườn cũng nhạy bén không ngại thử nghiệm nắm bắt cái mới. Với xu thế đó, anh Ẩn và anh Lợi-2 nhà vườn ở ấp Phụng Sơn B, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã chọn giống vú sữa Hoàng Kim để trồng theo tiêu chuẩn VietGAP....