Trồng thứ cây cho hạt quý, nơi sai quả, nơi “điếc”, ông nông dân Lạng Sơn chỉ ra nguyên nhân chính
Theo nhiều chuyên gia, cây mắc ca rất hợp với khí hậu, thổ nhưỡng Lạng Sơn nên phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao.
Nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã trồng và bước đầu có thu nhập cao từ cây mắc ca.
UBND tỉnh Lạng Sơn lần đầu tiên tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”.
Ông Lý Việt Hưng, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lạng Sơn chia sẻ về sự phát triển của cây mắc ca ở Lạng Sơn. Ảnh: Gia Tưởng
Tại hội thảo, ông Lý Việt Hưng, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lạng Sơn cho biết, cây mắc ca được Công ty CP Giống Lâm nghiệp vùng Đông Bắc đưa vào trồng khảo nghiệm ở Lạng Sơn từ những năm 2003 – 2006.
Từ năm 2019 đến nay, diện tích trồng mắc ca tăng nhanh ở 10/11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Hiện có 8 doanh nghiệp lập 10 dự án đầu tư mắc ca, trong đó 5 dự án đã được UBND tỉnh Lạng Sơn quyết định phê duyệt.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có trên 486ha trồng mắc ca, năng suất bình quân đạt khoảng 3,4 tấn quả tươi/ha/năm.
Đối với cây mắc ca trồng từ năm thứ 10 trở lên, hiệu quả kinh tế đạt từ 600.000 đồng- 1 triệu đồng/cây/năm.
Video đang HOT
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện có 5 vườn ươm sản xuất và kinh doanh giống cây mắc ca với quy mô trên 186.000 cây/năm với các loại giống như: 246, A38, QN1… xuất xứ từ Australia và Trung Quốc.
Tháng 6/2021, Tổng cục Lâm nghiệp, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh Lạng Sơn tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển cây mắc ca trên địa bàn để hoàn thiện đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Chính phủ phê duyệt, trong đó, tỉnh Lạng Sơn được đưa vào vùng quy hoạch mở rộng trồng cây mắc ca.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn cùng các đại biểu tham quan khu trưng bày cây giống mắc ca. Ảnh: Gia Tưởng
Đại điện cho người trồng và bước đầu có thu nhập cao từ cây mắc ca, ông Lục Văn Bằng đã chia sẻ các vấn đề liên quan đến phát triển cây mắc ca.
Ông Bằng cho biết thêm, trồng mắc ca khâu quan trọng nhất là chọn giống, phải là giống ghép. Hiện nay, ở Lạng Sơn đã có một số vườn cây đủ tiêu chuẩn làm cây đầu dòng để nhân giống, đảm bảo cây mắc ca sinh trưởng, phát triển phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của Lạng Sơn.
Hiện nay, có những vườn mắc ca ở Lạng Sơn đã trồng 8 năm nhưng vẫn chưa cho quả, nguyên nhân chính là khâu chọn giống chưa phù hợp.
Do đó, ông Bằng khuyên bà con nên mua giống mắc ca ở những cơ sở đảm bảo, tránh mua ở chợ hay địa chỉ trôi nổi.
Nông dân Lục Văn Bằng chia sẻ kinh nghiệm trồng cây mắc ca hiệu quả. Ảnh: Gia Tưởng
Chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cho biết, chất lượng hạt mắc ca Việt Nam hiện nay ngon và giàu dinh dưỡng không thua kém gì bất cứ nơi nào trên thế giới. Ngay tại nước Úc quê hương của mắc ca, người ta cũng rất ưa chuộng và đánh giá cao sản phẩm mắc ca của nông dân ta.
“Tiềm năng phát triển mắc ca ở nước ta còn lớn, bà con có thể trồng mắc ca xen canh với cây ngắn ngày như nghệ, gừng, sả .. hay chuyên canh đều có thể phát triển tốt”, ông Nguyễn Lân Hùng cho hay.
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng chia sẻ về giá trị cây mắc ca ở Việt Nam. Ảnh: Gia Tưởng
Phát biểu tại hội thảo, ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu: Sở NNPTNT tỉnh Lạng Sơn tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại hội thảo, đồng thời chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục nghiên cứu mọi mặt về sự phù hợp, hiệu quả kinh tế, môi trường khi phát triển mắc ca, từ đó, tham mưu xây dựng đề án phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh.
Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn phát biểu tìm ra phương án hiệu quả nhất để xây dựng thương hiệu mắc ca xứ Lạng. Ảnh: Gia Tưởng
Ngoài ra, ông Dương Xuân Huyên còn đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp quan tâm, hỗ trợ tỉnh Lạng Sơn nghiên cứu, đánh giá chất lượng các giống mắc ca hiện có tại Lạng Sơn và các giống phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh; tham mưu Bộ NNPTNT có chính sách hỗ trợ người trồng và chế biến các sản phẩm mắc ca.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đề nghị Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, các doanh nghiệp tham gia đầu tư trồng mắc ca có sự phối hợp chặt chẽ với Sở NNPTNT tỉnh Lạng Sơn và các huyện nơi đầu tư dự án để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện dự án phát triển mắc ca.
'Tết Nhân ái 2022' hướng về các gia đình chính sách, hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc
Chiều 15/1, tại xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Trung tâm Truyền hình Nhân đạo phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lạng Sơn, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lạng Sơn, Huyện ủy, UBND huyện Bắc Sơn tổ chức khai mạc Chương trình "Tết Nhân ái 2022" cho gia đình chính sách, người nghèo, nạn nhân chất độc da cam tại huyện Bắc Sơn.
Hội chợ từ thiện 0 đồng cho 1.000 người dân trong Chương trình "Tết Nhân ái 2022".
Khai mạc chương trình, ông Phạm Văn Hà, Giám đốc Trung tâm truyền hình Nhân đạo, Trưởng Ban tổ chức chương trình nhấn mạnh: Năm 2022 là năm thứ 4 Trung tâm Truyền hình Nhân đạo tổ chức Chương trình "Tết Nhân ái" hướng về những hoàn cảnh khó khăn trên khắp mọi miền Tổ quốc. Chương trình "Tết Nhân ái" chọn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn làm điểm đến, bởi nơi đây có đông đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Đây là hoạt động thiết thực, nhằm thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội đối với công tác nhân đạo trong trợ giúp các hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện thêm điều kiện đón Tết Nguyên đán đầy đủ, đầm ấm.
Cán bộ y tế khám bệnh, cấp thuốc cho người dân huyện Bắc Sơn trong Chương trình "Tết Nhân ái 2022".
Phát biểu tại Chương trình "Tết Nhân ái 2022", Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm ghi nhận, biểu dương tinh thần, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, các tầng lớp nhân dân đã ủng hộ, giúp đỡ để tổ chức chương trình. Những phần quà thiết thực, ý nghĩa từ Chương trình "Tết Nhân ái 2022" sẽ góp phần giúp nhân dân huyện Bắc Sơn đón tết đầy đủ, ấm áp nghĩa tình hơn. Đồng thời, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn mong muốn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tiếp tục đồng hành, chung tay cùng tỉnh Lạng Sơn có những hoạt động thiết thực để hàng chục nghìn hộ nghèo và người lao động có hoàn cảnh khó khăn được nhận những phần quà ý nghĩa.
Cán bộ y tế cấp thuốc cho người dân huyện Bắc Sơn trong Chương trình "Tết Nhân ái 2022".
Chương trình "Tết Nhân ái 2022" tại Lạng Sơn diễn ra trong 2 ngày (14-15/1), với nhiều hoạt động ý nghĩa gồm: Viếng Đền thờ liệt sỹ Bắc Sơn, Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn; khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho 500 gia đình khó khăn; thăm tặng quà Tết tại nhà một số gia đình chính sách, khó khăn. Ban tổ chức chương trình cũng tặng 10 suất quà của Chủ tịch nước cho các đối tượng, gia đình chính sách trên địa bàn huyện; tặng quà Tết cho 500 hộ nghèo, gia đình chính sách; tặng học bổng cho 50 học sinh nghèo vượt khó...; tặng trang thiết bị dạy học và quần áo ấm cho học sinh; tổ chức Hội chợ từ thiện 0 đồng cho 1.000 người dân; tổ chức Hội thi gói bánh chưng; tổ chức Tết sớm tập thể cho đồng bào; tổ chức lễ hội văn hóa dân gian của đồng bào ngày Tết; giao lưu văn nghệ, đốt lửa trại truyền thống cùng nhiều hoạt động tập thể mang đậm bản sắc dân gian, dân tộc cổ truyền ngày Tết.
Múa sư tử mèo tại Chương trình "Tết Nhân ái 2022".
Nhân dịp này có 4 tập thể, 4 cá nhân được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp tổ chức chương trình Tết Nhân ái năm 2022 tại tỉnh Lạng Sơn; Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lạng Sơn trao 10 giấy chứng nhận "Tấm lòng vàng" cho các đơn vị tài trợ chương trình.
Cập nhật mới: Trung Quốc nhập thanh long trở lại qua cửa khẩu Lào Cai Tính đến ngày 12/1, các cửa khẩu chính xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc như cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)... vẫn chưa thông quan trở lại khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này gặp rất nhiều khó khăn, thiệt hại. Cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và Kim Thành...