Trồng thứ cây chỉ lấy lá làm ra thức uống mát như kem, vợ chồng anh nông dân nhàn hạ thu tiền
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, vợ chồng anh nông dân ở An Giang đã mạnh dạn trồng loài cây chỉ lấy lá.
Để thuận tiện cho việc thu hoạch, anh nông dân này còn thiết kế giàn leo cho cây.
Trồng loài cây chỉ lấy lá
Tại miền Tây, vào những tháng nắng nóng nhu cầu giải nhiệt, làm mát cơ thể bằng những loại thức uống hay món ăn ngày tăng cao. Trong số đó phải kể đến món sương sâm.
Sương sâm là món ăn vặt rất được ưa chuộng. Lá sâm chỉ cần vò nát với nước, lọc sạch và để từ 30 phút đến 1 tiếng sẽ kết đông và có màu xanh lá.
Sau đó, người dùng chỉ cần thêm ít đường, nước cốt dừa sẽ cho ra 1 loại thức uống thanh mát. Đây cũng là món ăn tuổi thơ của rất nhiều người ở miền Tây.
Cây sương sâm một loại cây lấy lá dùng làm thức uống giải nhiệt. Ảnh: MA.
Cũng nhờ trồng loại lá dân dã này, một nhà vườn tại tỉnh An Giang mỗi ngày nhàn hạ thu bộn tiền. Người mà chúng tôi đề cập chính là anh Lê Chí Tâm (ngụ xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang).
Theo anh Tâm, sương sâm có hai loại, một là sâm lông hay lá mối (loại này phần lá và dây có lông tơ mịn), hai là sương sâm lá láng (lá trơn nhẵn, không lông). Cây sâm thường mọc dại len lỏi ở những khu đất trống, thân dây leo bám vào các cây khác.
Vợ chồng anh Tâm trồng 2 công đất sương sâm. Ảnh: MA.
Trước đây bà con hay dùng lá sương sâm để làm món ăn giải nhiệt vào những ngày nắng nóng. Dần dà, từ quê ra phố, sương sâm trở thành 1 món ăn vặt được nhiều người ưa chuộng. Từ nhu cầu đó, cách đây gần chục năm gia đình anh Tâm đã chọn dây sương sâm lá trơn để trồng.
“Đây là loại sâm hoang dại. Thời gian đầu gia đình tôi mua giống về trồng thử. Thời gian đầu do còn mới nên trồng cũng ít, nhưng sau đó thấy lợi nhuận tốt nên tôi nhân rộng lên”, anh Tâm cho hay.
Mỗi đợt thu hoạch sương sâm cách nhau khoảng 2 tuần. Ảnh: MA.
Chị Lê Kim Phúc (vợ anh Tâm), chia sẻ: “Trồng lá sâm khá nhẹ công. Loại cây này được trồng và thu lá. Có người mua lá tươi về vò để bán nước sâm, còn có người cũng mua về sấy khô”.
Làm giàn cho dây leo
Sương sâm thuộc họ dây leo, chỉ cần trồng một lần là có thể thu hoạch lâu dài. Sau khi trồng từ 4-6 tháng có thể bắt đầu thu hoạch. Nếu dây trồng càng lâu, người trồng thường xuyên thu hoạch sẽ giúp đọt non mọc nhanh, lá thu được nhiều hơn, cho năng suất cao. Việc chăm sóc cây sâm cũng đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật hay chi phí đầu tư.
Video đang HOT
Gia đình anh Tâm thiết kế giàn leo cho dây sương sâm. Ảnh: MA.
Để tiết kiệm diện tích, anh Tâm thiết kế giàn leo bằng dây và đưa lên cao thay vì giàn trồng bằng trụ cố định. Với khung treo cơ động này, gia đình anh vừa thuận tiện thu hái, lại vừa dễ quản lý dịch hại. Hơn nữa, trên cùng một diện tích anh có thể trồng nhiều dây sâm hơn, lại tránh đổ ngã.
Theo anh Tâm, làm giàn leo giúp cho dây sâm phát triển tốt hơn, dễ phát hiện và xử lý sâu bệnh. Giàn leo được thiết kế hàng cách hàng khoảng 60cm, cây này qua cây kia cách nhau 3m; phía trên có dây thòng xuống để dây sâm tự quấn lên. Trên 2 đầu có ròng rọc để kéo lên hạ xuống dễ dàng.
Nhờ có giàn leo việc thu hoạch sương sâm rất dễ dàng. Ảnh: MA.
Gia đình anh Tâm thu hoạch lá sâm mỗi đợt cách nhau 2 tuần. Sau khi thu hết diện tích thì vợ chồng anh rải phân, nếu có sâu bệnh thì xử lý. Sau 2 tuần lễ thì tiếp tục thu một lần nữa.
“Trồng lá sâm này không cần đầu tư nhiều, rất ít sử dụng thuốc, chủ yếu cung cấp nước là chính. Trung bình lá sâm bán với giá khoảng 30.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí thì còn lãi khoảng 20.000 đồng/kg”, anh Tâm cho hay.
Lá sương sâm vò nát rồi lọc lấy nước, sau khi đặc lại trở thành thức uống giải khát hấp dẫn. Ảnh: MA.
Anh Tâm thu hoạch lá sương sâm. Ảnh: MA.
Với hơn 2 công đất (2.000m2) chuyên trồng dây sương sâm, bình quân mỗi ngày gia đình anh Tâm này có thể thu hái từ 20-30kg lá. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu tại TP.HCM và TP.Cần Thơ, với giá bán khoảng 30.000 đồng/kg.
Vào những tháng nắng nóng, người dân có nhu cầu giải nhiệt, làm mát cơ thể nên sương sâm đắt hàng hơn. Nhờ loại cây mọc dại này mà gần 10 năm qua gia đình anh Tâm có nguồn thu ổn định.
Cách nấu chè đậu trắng nấu với nếp mềm dẻo, béo bùi
Nếu bạn là tín đồ hảo ngọt thì không thể bỏ qua các món chè vừa ngọt vừa béo rồi. Hôm nay làm chè đậu trắng nấu với nếp, vị ngọt bùi dẻo mềm của đậu trắng và gạo nếp, thêm nước cốt dừa beo béo chắc chắn làm cả nhà thích mê. Vào bếp ngay nhé!
Nguyên liệu làm Chè nếp đậu trắng
Đậu trắng mắt cua 300 gr
Gạo nếp 150 gr
Nước cốt dừa đóng lon 1 hộp (400gr)
Bột năng 30 gr
Đường cát trắng 220 gr
Muối 1 ít
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua đậu trắng ngon, không bị sâu
Đậu trắng ngon có hạt mẩy, đều nhau, có độ sáng bóng, đậu khô ráo và không có mùi ẩm mốc.Nên mua đậu trắng tại các cửa hàng bán thực phẩm uy tín để đảm bảo mua được đậu chất lượng tốt nhất.Tránh mua đậu bị lép, vỏ nhăn lại, sạm màu, có nốt mọt đục, đậu mềm ẩm.Ngoài ra, không nên mua đậu nếu ngửi thấy mùi lạ, mùi ẩm mốc.
Cách chọn mua nếp thơm ngon, chất lượng
Hạt gạo nếp ngon sẽ tròn đều, căng bóng, màu trắng đục và không bị gãy nát.Gạo nếp có mùi thơm đặc trưng, mùi càng thơm là nếp càng mới, khi nấu chè sẽ dẻo thơm hơn.Không mua nếp để lâu ngày, xỉn màu hoặc nếp bị chà xát quá kỹ, không ngon.
Dụng cụ thực hiện
Bếp, nồi áp suất, thau, rổ, phới lồng, thìa,...
Cách chế biến Chè nếp đậu trắng
1
Ngâm và nấu đậu trắng
Đậu trắng mắt cua và gạo nếp cho vào nước ngâm từ 4 - 6 tiếng hoặc ngâm qua đêm.
Đậu sau khi ngâm xong thì chắt bỏ nước ngâm, rửa lại 1 lần nữa với nước sạch. Cho đậu và 1 lít nước vào nồi áp suất, đậy nắp nồi và ninh đậu.
Kể từ khi nghe tiếng "xì" của nồi thì hạ lửa vừa và ninh 40 phút cho đậu chín mềm. Đậu sau khi ninh chín thì chắt bỏ nước đi.
2
Nấu chè đậu trắng với nếp
Cho vào nồi (loại nồi bình thường) phần gạo nếp đã ngâm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 lít nước, bắc nồi lên bếp nấu trên lửa lớn.
Khi nước sôi thì hạ lửa vừa, nấu thêm khoảng 5 phút, trong thời gian nấu thi thoảng khuấy đều để tránh gạo bị cháy khét dưới đáy nồi.
Mách nhỏ : Để chè thơm hơn thì bạn có thể cho thêm 1 bó lá dứa (lá nếp) nấu chung với nếp.
Sau 5 phút thì cho đậu trắng đã ninh mềm cùng 200gr đường cát trắng vào, khuấy đều và hạ lửa vừa nấu thêm khoảng 15 phút, lúc này bạn hạ nhỏ lửa.
Để tạo độ sánh cho chè, hòa tan 10gr bột năng với 20ml nước và cho vào nồi chè, vừa cho vừa khuấy đều tay.
Nấu thêm khoảng 5 phút thì cân chỉnh độ ngọt cho hợp khẩu vị và tắt bếp.
3
Nấu nước cốt dừa ăn kèm
Cho vào nồi 400ml nước cốt dừa đóng hộp, 20gr đường cát trắng, 1/4 muỗng cà phê muối, 300ml nước lọc.
Đặt nồi lên bếp, dùng phới lồng khuấy trên lửa vừa đến khi hỗn hợp nước cốt dừa sôi và sánh lại thì tắt bếp.
Múc chè ra bát và chan thêm nước cốt dừa lên trên ăn kèm.
4
Thành phẩm
Chè nếp đậu trắng với phần hạt đậu chín mềm, bùi bùi hòa cùng gạo nếp dẻo thơm ngọt lịm và nước cốt dừa sánh beo béo khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi!
Tùy vào sở thích mà bạn có thể ăn chè nóng hoặc để tủ lạnh ăn lạnh cũng ngon nhé!
Cách làm bánh da lợn nhân khoai môn lá dứa thơm ngon khó dẻo mềm Bánh da lợn được kết hợp cùng lớp khoai môn môn dẻo mịn, ngọt béo, bùi bùi đem đến món bánh lạ miệng và cực kỳ thơm ngon. Nguyên liệu làm Bánh da lợn nhân khoai môn lá dứa Khoai môn 300 gr (hấp chín) Bột năng 400 gr Bột gạo 45 gr Bột nếp 45 gr Đường 400 gr Nước cốt dừa...