Trồng thành công chanh dây ngọt lạ, bán 100 ngàn đồng/ký
Với việc trồng thành công giống chanh dây ngọt Colombia, ông Nguyễn Hữu Công ở xã Song Phụng, huyện Long Phú (Sóc Trăng) đã gây bất ngờ cho nhiều người bởi loại trái cây lạ này có vị ngọt thanh và thơm đậm đà.
Nếu thị trường Hà Nội bán 2 với giá 240.000 đồng/ký thì ông Công dành tặng người quen, nếu có bán ông cũng chỉ bán với giá 100.000 đồng/ký.
Từ những kết quả bước đầu, ông Công hy vọng thời gian tới, giống cây trồng này sẽ mở ra hướng canh tác mới có hiệu quả cho nhà nông trên địa bàn huyện Long Phú.
Kể với chúng tôi về cơ duyên khi trồng loại chanh dây ngọt, ông Nguyễn Hữu Công cho rằng đó là một sự tình cờ. Theo đó, hơn 1 năm trước, khi xem thông tin trên mạng và thấy quảng cáo từ một trang web bán giống chanh dây ngọt Colombia có tác dụng tốt cho sức khỏe, nên ông Công đã đặt mua 1 túi giống 10 hạt từ Hà Nội về vùng đất Song Phụng để trồng. Sau thời gian gieo trồng có 5 dây phát triển, trong đó chỉ có 3 dây cho trái.
Ông Nguyễn Hữu Công, ở xã Song Phụng (Long Phú) bên giàn chanh dây ngọt.
Dù tỷ lệ khá thấp nhưng đây cũng là tín hiệu vui để ông Công có thêm động lực thử nghiệm giống chanh dây mới. Ông Công cho biết: “Nhiều người thấy tôi trồng chanh dây họ cười và cho rằng trái chỉ cho con nít lấy chọi chơi chứ không buôn bán được gì”.
Video đang HOT
Mặc kệ những ý kiến trái chiều, ông Công vẫn mong chờ đến ngày thu hoạch. Sau 9 tháng sinh trưởng, ông Công hồi hộp hái quả chín đầu tiên ăn thử. Nhận thấy ruột của loại chanh dây này có hạt màu vàng, vị ngọt thanh và thơm, ông Công vui mừng ra mặt.
Đưa khách ra tham quan giàn chanh dây ngọt cạnh nhà đang cho trái lủng lẳng, ông Công chia sẻ: “Loại chanh dây ngọt này chỉ cần làm giàn cho dây leo, không tốn nhiều phân bón và công chăm sóc, trái sẽ ra liên tục, có thời gian sinh trưởng từ 3 đến 4 năm. Tuy nhiên, đến thời điểm trái gần chín sẽ dễ bị bệnh nấm và ong đục trái nên cần có biện pháp xử lý”.
Qua quan sát hình dáng bên ngoài, chanh dây ngọt Colombia cũng có vỏ màu vàng, kích cỡ cũng tương đương so với chanh dây thông thường của Việt Nam. Nếu như chanh dây thông thường khi uống cần lấy ruột pha với nước và bỏ thêm chút đường thì chanh dây Colombia khi dùng chỉ cần chẻ đôi lấy muỗng múc hạt bên trong ăn hoặc dùng để pha thức uống kèm với đá lạnh thì có vị ngọt mát, mùi thơm hấp dẫn.
Cách đây khoảng 1 năm, trên thị trường Hà Nội đã từng xuất hiện loại chanh dây được nhập từ Colombia và gây “sốt” với giá bán 2 trái 240.000 đồng, nhiều người sẵn sàng bỏ tiền ra để thưởng thức. Đối với loại chanh dây của ông Công hiện nay dù được nhiều người thích thú nhưng ông vẫn tặng cho người quen là chủ yếu, nếu có người hỏi mua ông cũng bán với giá ban đầu khoảng 100.000 đồng/kg do số lượng trái hiện nay “cung không đủ cầu”. Đây cũng là nguyên nhân khiến ông Công đã bỏ lỡ những lời mời cung cấp chanh số lượng lớn để chào hàng với mức giá hơn 200.000 đồng/kg từ các đơn vị trong và ngoài tỉnh.
Không những trồng thành công giống chanh dây ngọt, hiện nay ông Công còn chiết dây ra để làm giống. Với giá bán 100.000 đồng/dây, đã có nhiều người tìm đến hỏi mua đem về trồng thử. Ông Công hy vọng: “Nếu mô hình này có đầu ra ổn định sẽ đem hiệu quả cao hơn trồng một số loại rau màu và cây ăn trái khác, như khổ qua, bầu hoặc cây nhãn”. Với mong muốn giống cây trồng này được đem lại năng suất cao để nhân rộng cho bà con, hiện tại ông Công cũng đang trồng thêm 12 dây khác với cách trồng thưa để dây phát triển và đạt năng suất hơn.
Hiện nay, mô hình trồng chanh dây ngọt của ông Công đã được chính quyền địa phương và một số đơn vị chuyên môn của huyện đến tham quan và đánh giá sơ bộ ban đầu. Ông Huỳnh Đoan Trực – Phó Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Long Phú cho biết, chanh dây ngọt hiện là loại giống cây trồng mới. Trong đợt Hội chợ triển lãm thương mại – Lễ hội Oóc om bóc Sóc Trăng năm 2018, huyện đã đem sản phẩm chanh dây ngọt trưng bày và đã có nhiều khách tham quan đến hỏi thăm và dùng thử, đa phần đều thích loại trái này, có người muốn mua số lượng nhiều nhưng chưa có hàng để cung cấp…”.
Theo Danviet
Theo Quốc Kha (Báo Sóc Trăng)
Khấm khá nhờ nghề nuôi dê, trồng đậu phộng ở đất nhiễm mặn
Những năm qua, nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả của nông dân tỉnh Sóc Trăng có sự góp sức của nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân. Trong số này có mô hình trồng đậu phộng (lạc) và nuôi dê sinh sản.
Cây đậu phộng thích ứng với đất nhiễm mặn
Khóm 6, phường 4, TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng) là vùng ven đa số người dân sống nghề nông, chăn nuôi và một số ít mua bán nhỏ nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Nhằm giúp cho hội viên, nông dân vượt khó thoát nghèo vươn lên, trong những năm qua Hội ND phường 4 đã tham mưu với Đảng ủy, phối hợp với chính quyền đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững; quan tâm hỗ trợ ND về vốn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Mô hình trồng đậu phộng thích ứng với đất nhiễm mặn ở khóm 6, phường 4, TP Sóc Trăng. Ảnh: Thủy Minh
Là vùng đất dễ bị nhiễm mặn và thổ nhưỡng chủ yếu là đất cát nên rất thích hợp trồng các loại như khoai lang, khoai mì, đặc biệt cây đậu phộng có tính chống chịu mặn tốt, năng suất cao, đầu ra ổn định. Vì vậy trong năm 2016-2017, Hội ND phường đã tuyên truyền, vận động được 11 hội viên tham gia Tổ hợp tác trồng đậu phộng, diện tích là 2,5ha, với tổng số vốn đầu tư là 68 triệu đồng, trong đó Quỹ HTND giải ngân hỗ trợ 30 triệu đồng.
Qua 1 năm thực hiện mô hình (2 vụ/năm) hiệu quả mang lại rất khả quan, năng suất đậu phộng đạt bình quân 6 tấn/ha, giá bán là 12.000 đồng/kg. Sau 2 vụ đậu phộng, nông dân thu được 360 triệu đồng, sau khi trừ chi phí (hạt giống, phân, thuốc...) khoảng 120 triệu đồng bà con còn thực lãi 240 triệu đồng, bình quân 9.600.000 đồng/công.
Hiện nay, mô hình trồng đậu phộng được nhiều hộ nông dân khóm 6, phường 4 chọn làm mô hình để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đã giúp cho nhiều nông dân tăng thêm thu nhập trên cùng diện tích đất.
Nuôi dê sinh sản cho thu nhập ổn định
Gia đình anh Dương Văn Phương (xã Song Phụng, huyện Long Phú) thuộc diện chính sách, trước đây cuộc sống rất khó khăn, hộ cận nghèo. Với bản tính cần cù, chịu khó, chi tiêu tiết kiệm, từng bước gia đình anh vượt qua khó khăn nhờ trồng trọt.
Nhận thấy đây là hội viên nông dân tiêu biểu, chí thú làm ăn, gia đình chính sách. Hội ND xã Song Phụng đã phối hợp chọn gia đình anh Dương Văn Phương để lập dự án nuôi dê, số tiền 15.000.000 đồng từ nguồn Quỹ HTND. Anh Phương chia sẻ: "Tôi rất mừng khi tháng 5.2017 được Hội ND xã chọn làm mô hình nuôi dê với số tiền đầu tư 15.000.000 đồng từ nguồn Quỹ HTND xã". Sau khi tiếp nhận vốn, anh Phương đã đến xã An Mỹ, huyện Kế Sách tìm mua giống dê Boer đầu đỏ gồm 1 con đực và 3 con cái. Đến nay, đàn dê của gia đình anh Phương đã có tổng 11 con.
Theo anh Phương, dê rất dễ nuôi, ít khi bệnh, chuồng trại thiết kế cao ráo, chọn giống dê có nguồn gốc rõ ràng. Hiện nay, anh Phương đang liên hệ những đại lý thu mua dê để bán bớt một số dê con. Anh tâm sự, nếu bán được dê sẽ gửi tiền vào Ngân hàng CSXH vừa có lãi, vừa tích lũy nhằm giảm bớt dần số nợ sẽ trả cho Quỹ HTND khi đến hạn.
Từ hộ nghèo, nhờ chí chú làm ăn, chi tiêu hợp lý và được Qũy HTND hỗ trợ, gia đình anh Dương Văn Phương đã thoát nghèo, dần có thu nhập ổn định.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: 8X nuôi loài chết sớm, lãi 30 triệu/tháng Mỗi tháng, anh Lê Thành Trung (35 tuổi, thôn 6, xã Triệu Thuận, Triệu Phong, Quảng Trị) xuất bán từ 200-300 kg dế thịt, trừ chi phí lãi khoảng 25 - 30 triệu đồng. Dế là loài chết sớm, chỉ sống có 50 ngày là chết nên việc nuôi và bán phải căn cứ vào vòng đời của chúng. Nuôi dế là 1...