Trong tháng 10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Chính phủ đề án phục hồi kinh tế
“ Khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp thiết, cần đảm bảo có thể triển khai ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát; trong đó, tập trung phục hồi các ngành, lĩnh vực trọng tâm của địa phương và vùng”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Theo đó, trong tháng 10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Chính phủ đề án phục hồi kinh tế. Dự kiến 2 năm 2022 và 2023 được xác định là thời gian phục hồi kinh tế của cả nước.
Chuẩn bị nguồn hàng gạo xuất khẩu tại Công ty Lương thực sông Hậu (Tổng công ty Lương thực miền Nam). Ảnh: TTXVN
Dịch COVID-19 khiến nhiều chỉ tiêu không đạt kế hoạch
Tại Hội nghị trực tuyến “Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và đầu tư công năm 2022 Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng”, tổ chức ngày 14/9, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, mặc dù, trong điều kiện còn rất khó khăn, đặc biệt diễn biến của dịch bệnh còn phức tạp nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương, tình hình thực hiện phát triển kinh tế xã hội 8 tháng của vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du – miền núi Bắc Bộ đã đạt được những kết quả khả quan.
Theo đó, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm, hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn được duy trì trong bối cảnh chịu tác động mạnh từ dịch bệnh, các vấn đề an sinh xã hội được đảm bảo. Tốc độ tăng trưởng bình quân 6 tháng của 2 vùng đều cao hơn mức bình quân chung cả nước; trong đó, một số địa phương có tốc độ tăng trưởng nằm ở nhóm cao nhất cả nước (như Hòa Bình 16,1%, Vĩnh Phúc 14,21%, Hải Phòng 13,52%, Sơn La 10,67%, Hà Nam 10,41%, Bắc Giang 10,2%, Lai Châu 10,08%…
Thu ngân sách nhà nước 8 tháng của 2 vùng đạt 406,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,25% số thu cả nước; kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đạt 108,62 tỷ USD, chiếm trên 50% cả nước. Tổng vốn FDI đăng ký trong 8 tháng đạt 6,9 tỷ USD, chiếm 36,1% cả nước. Số doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng đạt 30.360 doanh nghiệp, chiếm 37,2% cả nước.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2021, hầu hết địa phương miền Bắc đều chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, khiến nhiều chỉ tiêu kinh tế có thể không đạt được như đề ra.
Ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, Hà Nội dự kiến chỉ tăng trưởng khoảng 4,54%, thấp hơn nhiều kế hoạch đề ra trong khoảng 7,5-8%. Hiện, thành phố đang xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng cho nửa cuối năm. Theo đó, kịch bản một, dự báo GRDP quý III có thể là -0,8%, sau đó quý IV phục hồi dần và tăng 6,98%. Kịch bản 2 thấp hơn, dự kiến quý III có thể -0,98%, trong khi quý IV phục hồi dần và đạt 5,15%.
Hải Phòng ước tăng 12,82%, vẫn là mức cao nhưng thấp hơn so với kế hoạch 13,5%. Dự kiến một số địa phương khác cũng tăng khoảng 6-7% như: Hưng Yên ước tăng 6,32%, Vĩnh Phúc 6,88%, Thái Bình 5,75%…
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số địa phương như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang… đã kiểm soát tốt dịch bệnh, góp phần khôi phục đời sống của người dân và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của cả nước.
Ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, 8 tháng qua, cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ của tỉnh Yên Bái đều đảm bảo tiến độ, chất lượng: tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn 6 tháng đạt 5,68%; một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng tiếp tục có mức tăng trưởng so với cùng kỳ.
“Dự kiến tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2021 đạt khoảng 7%, hoàn thành 28/32 chỉ tiêu”, ông Trần Huy Tuấn cho biết.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán tốc độ tăng trưởng của miền Bắc (gồm trung du, miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng) ước đạt 7,04%.
Nguyên nhân do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống xã hội và sản xuất, kinh doanh, nhiều thị trường suy giảm mức cầu nên một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: ô tô, xe máy, điện thoại, linh kiện điện tử…
Không những thế, tiêu thụ nội địa sản phẩm nông nghiệp gặp khó khăn do sức mua thấp; giá đầu vào (thức ăn chăn nuôi) tăng ảnh hưởng đến tâm lý mở rộng sản xuất và tái đàn. Bên cạnh đó, giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng do nguyên liệu nhập khẩu khó khăn, chi phí vận chuyển tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi.
Cùng với đó, sản xuất công nghiệp toàn vùng gặp khó khăn do thiếu hụt nguồn nguyên liệu, nhất là nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc; lưu thông hàng hoá bị hạn chế…
Cần dự báo tốt, lập kế hoạch sát với thực tế
Cảng biển Bà Ria-Vũng Tàu. Ảnh: TTXVN
Để đẩy mạnh tăng trưởng những tháng cuối năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị, cùng với phòng, chống dịch COVID-19, các địa phương Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Trung du, miền núi phía Bắc phải có giải pháp, kế hoạch phục hồi kinh tế nhanh, bắt kịp xu hướng của thế giới.
Cùng với đó, các địa phương đẩy mạnh đổi mới và cải cách, cơ cấu lại nhanh nền kinh tế, thực hiện tốt 3 đột phá chiến lược; tập trung tạo môi trường đầu tư thuận lợi, kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ và đồng hành với doanh nghiệp với tinh thần cao nhất.
Bên cạnh đó, dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế và đầu tư công phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương và kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025; đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tỉnh và các quy hoạch liên quan để làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư.
Ông Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đề nghị các ngành rà soát lại các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tăng thêm giá trị sản xuất, giá trị xuất khẩu đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch 2021 đã giao; đồng thời, tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn giải ngân vốn đầu tư công. Các ngành tăng cường phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong lập quy hoạch tỉnh.
Đối với kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội đầu tư công năm 2022; trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 có thể kéo dài, ông Nguyễn Cao Sơn đề nghị ngành kế hoạch và đầu tư phối hợp với các ngành, Cục Thống kê tỉnh để có dự báo tốt, lập kế hoạch sát với thực tế, có giải pháp cụ thể chi tiết, đặt ra nhiều tình huống, đưa ra nhiều kịch bản để chủ động ứng phó với các thách thức có thể xảy ra, qua đó, đảm bảo hiệu quả các chỉ tiêu tăng trưởng của địa phương
Nêu một số khó khăn, vướng mắc của tỉnh Yên Bái, ông Trần Huy Tuấn cũng đề nghị, được xem xét, sớm quyết định đầu tư; giao kế hoạch trung hạn năm 2021 cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia để các địa phương triển khai thực hiện; cho phép tỉnh Yên Bái giảm kế hoạch vốn nước ngoài (ODA) năm 2021; xem xét, bổ sung kế hoạch vốn năm 2021 nguồn ngân sách trung ương trong nước cho Yên Bái từ số vốn điều chỉnh giảm của các bộ, ngành, địa phương khác để tỉnh có thêm điều kiện về nguồn lực giải ngân cho các dự án trọng điểm.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cũng đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Chính phủ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kết nối các nhà cung cấp nguyên liệu và nhà sản xuất; kết nối các địa phương, tiêu thụ sản phẩm và áp dụng các biện pháp chế biến sâu để tăng giá trị, chất lượng sản phẩm;…
“Để phấn đấu tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn năm 2021 đạt kết quả cao nhất như chỉ đạo của Chính phủ, thành phố đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành trung ương hướng dẫn tổ chức thi công các công trình phù hợp với diễn biến dịch bệnh trong từng giai đoạn cụ thể”, ông Hà Minh Hải nhấn mạnh.
Liên quan đến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và đầu tư công năm 2022, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các địa phương chú trọng vào việc dự báo, đánh giá, phân tích tình hình, bối cảnh “bình thường mới,” nêu bật những vấn đề khó khăn, vướng mắc và những tồn tại, hạn chế để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, giải đáp hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ.
Bên cạnh đó, các địa phương cần làm rõ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội liên quan đến từng lĩnh vực tại địa phương như về quy hoạch, đầu tư công, khắc phục các tác động của dịch bệnh COVID-19, các vấn đề về doanh nghiệp, đầu tư kinh doanh, an sinh xã hội.
“Các địa phương cần chú trọng đánh giá toàn diện, làm rõ các nguyên nhân chủ quan, khách quan và các giải pháp về vấn đề liên kết vùng và quy hoạch vùng. Bởi lẽ, nếu vấn đề này được làm tốt, các địa phương sẽ tận dụng được các tiềm năng, lợi thế sẵn có và hạn chế việc triệt tiêu động lực của các địa phương với nhau”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị.
Các tổ chức nước ngoài dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt khi kiểm soát được dịch COVID-19
Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC vừa dự báo tăng trưởng kinh tế (GDP) Việt Nam năm 2021 là 6,6%, trong khi mục tiêu Chính phủ Việt Nam đặt ra 6,5%. Còn Ngân hàng United Oversea Bank dự báo tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt ở mức khá cao là 7,1%.
Quý I/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22% - tốc độ tăng vượt qua các nền kinh tế lớn ở Châu Á như Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan. Ảnh: TTXVN.
Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam đang được cộng đồng trong nước và thế giới ghi nhận cao. Đây là kết quả tổng hợp, thước đo khả năng tự chủ, tự cường của nền kinh tế, khẳng định hiệu quả phản ứng chính sách và phản ứng thị trường của Đảng, Nhà nước, toàn thể cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Việt Nam.
"Với sự gia tăng của chu kỳ công nghệ, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ổn định và nhiều hiệp định thương mại tự do, Việt Nam vẫn tự hào là một trong những nước có triển vọng tăng trưởng sáng giá nhất ở châu Á. Đà phát triển mạnh mẽ của Việt Nam có thể sẽ tiếp tục sau những biện pháp hiệu quả của việc ngăn chặn COVID-19. Chúng tôi kỳ vọng GDP sẽ tăng 6,6%, phù hợp với mục tiêu 6,5% do Chính phủ đề ra", báo cáo HSBC cho biết.
Mặc dù có một làn sóng bùng dịch lần thứ 3 trước Tết vào tháng 2/2021, nhưng nhìn chung tình hình đã được kiểm soát trong vòng một tháng, giúp Việt Nam bắt đầu năm 2021 một cách ổn định.
Phía HSBC dẫn chứng: GDP quý I/2021 của Việt Nam tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Do nhu cầu đối với các mặt hàng thiết bị điện tử và máy móc tăng, xuất khẩu quý I/2021 tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu đã được hưởng lợi từ một chu kỳ công nghệ toàn cầu gia tăng mạnh mẽ và sự quan tâm dành cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra khá ổn định.
Khối Nghiên cứu Kinh tế HSBC dự đoán: Lạm phát trung bình của Việt Nam năm 2021 sẽ ở mức 3%, thấp hơn nhiều so với mức trần 4% do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đề ra. Theo nhóm chuyên gia kinh tế HSBC, lạm phát không còn là vấn đề đáng lo, NHNN có thể linh hoạt hơn để giữ nguyên chính sách tiền tệ của mình năm 2021.
Trong báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam mới đây, Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% với tỷ lệ lạm phát được dự báo sẽ ở mức 4%. Còn Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Quốc gia của Việt Nam ở mức "Ba3" và nâng triển vọng từ tiêu cực lên tích cực.
Còn Trang MoneyWeek của Anh đánh giá, Việt Nam là một trong những thị trường triển vọng nhất châu Á thời gian tới. Lần đầu tiên sau 27 năm, một Tổ chức xếp hạng uy tín của Mỹ công bố Việt Nam vào nhóm có nền kinh tế tự do trung bình với nhiều tiêu chí được cải thiện theo hướng tích cực. Theo bảng xếp hạng do Quỹ Di sản (Heritage Foundation) của Mỹ, năm 2021 là lần đầu tiên nền kinh tế Việt Nam bước vào nhóm các nền kinh tế có "tự do trung bình" (Moderately Free), tăng 2,9 điểm - chủ yếu do "sức khỏe" tài chính được cải thiện - và thăng 15 bậc so với năm ngoái, từ nhóm được xem hầu như không có tự do về kinh tế.
Theo HSBC, mặc dù Việt Nam đang trên đà phục hồi kinh tế nhưng vẫn có những rủi ro đáng chú ý. Đầu tiên và quan trọng nhất là việc triển khai tiêm chủng có nguy cơ bị kéo dài mà có thể làm chậm quá trình phục hồi dịch vụ du lịch của đất nước. Việt Nam dự kiến sẽ nhận được 150 triệu liều vaccine để tiêm cho 70% dân số vào năm 2021. Những bất ổn vẫn còn tồn tại, đặc biệt là sự chậm trễ trong việc cung cấp vaccine gần đây. Tuy nhiên, cũng có những sáng kiến sản xuất vaccine trong nước: Vaccine Nanocovax do Việt Nam sáng chế đầu tiên dự kiến sẽ có mặt trên thị trường trong quý IV/2021 và đưa vào sử dụng vào năm 2022 có khả năng sẽ đẩy nhanh việc tung ra vaccine.
"Việt Nam cần cảnh giác trước những nguy cơ toàn cầu do đại dịch COVID-19 kéo dài; sự gia tăng bảo hộ thương mại và các rủi ro tài chính; sự suy giảm và thu hẹp thu nhập hộ gia đình và doanh nghiệp trong khi tăng áp lực thất nghiệp và ô nhiễm môi trường, thời tiết cực đoan, gắn với biến đổi khí hậu...", đại diện ADB cho biết.
Theo đó năm 2021, Việt Nam cần chú ý chủ động các kịch bản và giải pháp đối phó với áp lực gia tăng nợ xấu ngân hàng và nợ công gắn với khả năng thanh toán nợ vay và nộp thuế của doanh nghiệp. Một số ngành sẽ tiếp tục gặp khó khăn, như du lịch và vận tải hàng không quốc tế. Tuy vậy, một số ngành sẽ sớm phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, như ngành dệt may, da giày...
Ba tháng, tổng vốn các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 18,5% Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, ngoài vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục giảm thì vốn đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh đều tăng trong 3 tháng đầu năm. Có 234 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giảm 69,1% so với cùng kỳ). Ảnh minh họa: Thành Chung/TTXVN Cục...