Trọng tâm cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Trung
Cuộc gặp Tập Cận Bình- Obama trọng tâm là định vị quan hệ kiểu mới giữa hai cường quốc.
Chủ tịch Trung Quốc đã lên đường thăm châu Mỹ. Sau khi kết thúc chuyến thăm tới ba nước Nam Mỹ, gồm Trinidas và Tobago, Costarica và Mexico, ngày 7-8/6 ông Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại trang viên Leonore Annenberg thuộc bang California. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa các lãnh đạo tối cao hai nước sau khi chính quyền hai nước hoàn thành việc chuyển giao giữa khóa cũ và khóa mới, đây cũng là cuộc gặp gỡ đầu tiên tại trang viên này giữa nguyên thủ hai nước kể từ năm 1949.
Theo Giáo sư Kim Xán Vinh, Viện phó Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, quan hệ Trung-Mỹ hiện tồn tại rất nhiều vấn đề cần phải xử lý. Về quan hệ song phương, Trung Quốc có thể sẽ đề cập tới vấn đề Đài Loan, vấn đề tỉ giá đồng nhân dân tệ và chủ trương chính sách thương mại của Trung Quốc; còn phía Mỹ có thể sẽ nêu ra vấn đề an ninh mạng, quyền sở hữu trí tuệ, hiện đại hóa quân sự, nhân quyền… ở tầm khu vực, Trung – Mỹ cũng có hàng loạt vấn đề cần phải thảo luận như phối hợp lập trường trong vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, dò tìm giới hạn của nhau trong vấn đề biển Hoa Đông, Iran, vấn đề Syria và tình hình Nam Á sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. Cuộc gặp gỡ giữa Tập Cận Bình và Obama lần này chủ yếu là nhằm chỉ rõ phương hướng xử lý các vấn đề này.
Cuộc gặp Tập Cận Bình – Obama năm 2012 khi ông Tập thăm Washington trên cương vị Phó Chủ tịch Trung Quốc
Giới phân tích nhận định, Mỹ – Trung hiện vẫn tồn tại một số va chạm, nhưng về tổng thể, mối quan hệ hai nước là không tồi. Hai nước đã xây dựng được quan hệ đối tác hợp tác cùng có lợi. Hiện nay, Bắc Kinh và Washington đang thảo luận việc xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới, tìm kiếm đáp án mới cho vấn đề cũ. Việc Trung Quốc muốn trỗi dậy mà không nước nào cản nổi và việc Mỹ là cường quốc mạnh nhất thế giới là hai hiện thực khách quan. Trung – Mỹ có thể xây dựng mối quan hệ cùng thắng cùng có lợi hay không rất quan trọng với thế giới.
Trong cuộc gặp sắp tới, lãnh đạo hai nước có thể thảo luận về vấn đề thương mại và các điểm nóng quốc tế nhưng đây không phải là trọng điểm của cuộc gặp gỡ mà trọng điểm là việc thiết kế phương hướng phát triển của hai nước lớn: Mỹ và Trung Quốc. Thế giới bên ngoài khẳng định rằng họ kỳ vọng vào thành quả của cuộc gặp gỡ, nhưng kỳ vọng đó không phải là việc mua bán vài cái máy bay, mà là việc Trung Quốc và Mỹ tiến hành thảo luận về phương hướng và lộ trình lớn cho quan hệ song phương. Giáo sư Kim Xán Vinh cũng cho rằng cuộc gặp gỡ giữa Tập Cận Bình và Obama trước tiên phải giải quyết vấn đề định vị quan hệ hai nước. Việc này vô cùng quan trọng bởi vì không định vị tốt, quan hệ hai nước sẽ không thể phát triển t ốt đẹp.
Video đang HOT
Theo giới quan sát ở Washington, cuộc đàm phán này là cơ hội để ông Obama ghi điểm thành công về chính sách ngoại giao trong bối cảnh danh tiếng của ông đang bị ảnh hưởng từ việc Mỹ thiếu hành động trong vấn đề Syria. Ông cũng có thể tránh xa được những tranh cãi nội bộ đã khiến cho nhiệm kỳ hai của ông có sự khởi đầu đầy khó khăn.
Ông Tập Cận Bình rất muốn được coi là đứng ngang bằng với nhà lãnh đạo Mỹ và muốn giới cầm quyền cũng như dân chúng Trung Quốc thấy ông có thể thúc đẩy lợi ích của họ trên trường quốc tế khi Bắc Kinh tìm kiếm cái mà họ gọi là mối quan hệ “cường quốc lớn” mới với Mỹ.
Các quan chức Mỹ không đánh giá cao triển vọng có được những đột phá lớn hay các thỏa thuận cụ thể trong cuộc gặp thượng đỉnh tại California. Ông Tập Cận Bình sẽ có một cuộc gặp gỡ trực tiếp với Tổng thống Mỹ, một cuộc gặp mà ít nhà lãnh đạo nước ngoài nào có được. Ông tỏ ra là người ít cứng nhắc hơn các bậc tiền nhiệm và việc ông sẵn sàng từ bỏ nghi lễ của một cuộc thăm viếng Nhà Trắng có thể là tín hiệu về một cách tiếp cận mới mẻ.
Mặc dù được công bố là cuộc gặp không chính thức, song các cuộc gặp thượng đỉnh như thế này được tổ chức rất kỹ. Cả hai phía vẫn đang thảo luận về việc hai nhà lãnh đạo có tổ chức họp báo chung hay không, một sự kiện theo đúng thủ tục khi Tổng thống Mỹ tiếp đón một lãnh đạo nước ngoài.
Một quan chức Mỹ tham gia lập trình cuộc họp cho biết cuộc gặp gỡ tại khu nghỉ dưỡng đa phần là làm việc và ít nghỉ ngơi. Ông này nói: “Đây không phải là chuyến nghỉ dưỡng. Chúng tôi không mời Chủ tịch Tập Cận Bình tới nghỉ cuối tuần bình thường ở Palm Springs. Thực sự là như thế”.
Theo vietbao
Triều Tiên sẽ làm gì sau Thượng đỉnh Mỹ-Hàn?
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Hàn đầu tiên dưới thời Park Geun-hye khó có thể khiến Bình Nhưỡng thay đổi chính sách hiếu chiến hiện nay.
Cuộc họp báo chung của Tổng thổng Park Geun-hye và Tổng thống Obama ở Washington.
Tại cuộc họp báo chung ở Washington, Tổng thống Park Geun-hye và Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh rằng kênh đối thoại với Triều Tiên vẫn mở, nhưng hai nước sẽ phản ứng kiên quyết trước các hành động khiêu khích trong tương lai.
Các nhà theo dõi tình hình Triều Tiên cho biết hai nhà lãnh đạo Mỹ-Hàn không đề ra bất kỳ kế hoạch mới nào và vẫn bám lấy lập trường Triều Tiên phải tiến hành những bước đi đầu tiên và đáp ứng tất cả những cam kết trong quá khứ về loại bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Một nhà phân tích nói: "Trên thực tế, họ đã đá trái bóng trở lại phần sân của Bắc Triều Tiên, thông qua việc vẫn bám lấy đường lối dựa vào các biện pháp trừng phạt và gây sức ép buộc miền Bắc để thay đổi thái độ".
Các nhà quan sát chỉ ra rằng Mỹ và Hàn Quốc không hề đả động đến một hiệp ước hòa bình thay thế Hiệp định đình chiến chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) hay việc thành lập một cơ chế hòa bình mà Bình Nhưỡng đang tìm kiếm. Bình Nhưỡng liên tục kêu gọi ký kết một hiệp ước hòa bình là điều kiện để tiến hành đàm phán với Mỹ.
Chang Yong-seok, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hòa bình và Thống của Đại học Quốc gia Seoul, cho biết cuộc gặp thượng đỉnh Hàn-Mỹ tôn trọng các nguyên tắc nghiêm ngặt và khiến cho Bình Nhưỡng khó có thể đáp ứng một cách hòa giải. Ông nói: "Hai nhà lãnh đạo đồng thanh kêu gọi Bắc Triều Tiên có những bước đầu tiên và cảnh báo rằng họ sẽ không tha thứ cho hành động khiêu khích".
Một nhà quan sát Bình Nhưỡng khác cho rằng trong hoàn cảnh đó, Triều Tiên có thể đảo ngược thái độ hòa dịu gần đây và lại đối đầu với Seoul-Washington như nước này từng làm cho đến giữa tháng 4/2013.
"Dựa vào những hành vi trong quá khứ, miền Bắc vẫn còn có thể bất ngờ tấn công miền Nam như đã làm trong năm 2010", một nhà nghiên cứu tại một từ vấn nhà nước cho biết. Ông suy đoán rằng Triều Tiên có thể tăng tốc độ khởi động lại lò phản ứng Yongbyon và hoàn thành việc xây dựng một lò phản ứng nước nhẹ thử nghiệm. Cả hai cơ sở này đều có thể tạo ra vật liệu phân hạch được sử dụng để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Nhà phân tích Yang Moo-jin, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Nghiên cứu về Triều Tiên, nói rằng Bình Nhưỡng có thể đã mệt mỏi trong việc gây căng thẳng, trong khi Hàn Quốc, Washington và thậm chí cả Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ.
Các nhà phân tích cho rằng cần phải theo dõi cẩn thận những hành động mà Triều Tiên sẽ thực hiện để kỷ niệm 60 năm hiệp ước ngừng bắn chấm dứt cuộc xung đột Triều Tiên.
Đã có suy đoán rằng Triều Tiên có thể sử dụng Kaesong để lôi kéo Mỹ tham gia đối thoại. Nhưng do Washington đã đề ra những điều kiện cho sự thỏa hiệp, Triều Tiên khó có thể sử dụng khu công nghiệp Kaesong làm công cụ mặc cả.
Một quan chức chính phủ, yêu cầu giấu tên, nói thêm rằng Bình Nhưỡng có thể phải suy nghĩ thật kỹ về những hành động tiếp theo, khi biết rõ Hàn Quốc và Mỹ sẽ làm gì sau cuộc gặp thượng đỉnh ở Washington.
Theo vietbao
Tổng thống Mỹ lần đầu thăm Isarel Tổng thống Mỹ Barack Obama lần đầu tới thăm Isarel trong chuyến thăm Trung Đông kéo dài bốn ngày. Trong cuộc gặp gỡ này, Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ cùng chính phủ Isarel thảo luận về quan hệ song phương và hòa bình ở Trung Đông. Theo lịch trình, ông Obama sẽ gặp gỡ Tổng thống Israel Shimon...