Trọng tài viên Tòa án quốc tế: Phản ứng của Việt Nam trong vụ kiện của Philippines rất chừng mực
Phát biểu trong buổi giao lưu trực tuyến với bạn đọc Thanh Niên Online ngày 24.7, giáo sư Erik Franckx, trọng tài viên của Tòa Trọng tài thường trực La Haye (Hà Lan) nói: “Phản ứng của Việt Nam trong vụ kiện của Philippines rất chừng mực cho đến khi chúng ta biết chắc rằng tòa trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ kiện này”.
Giáo sư Franckx hiện là Trưởng khoa Luật quốc tế và Luật châu Âu Đại học VrijeUniversiteit Brussel (VUB), Trọng tài viên của Tòa Trọng tài thường trực La Haye, Hà Lan – Ảnh: Thanh Hải
“Tôi cho rằng có lý do chính trị hợp lý để Việt Nam đứng quan sát từ phía sau”, giáo sư Franckx cho biết khi được một độc giả hỏi về ý kiến của ông trước những phản ứng của Việt Nam trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
“Nhưng nếu tòa trọng tài khẳng định có thẩm quyền và giải quyết theo hướng có lợi cho Philippines, tôi cho rằng Việt Nam nên cân nhắc tiếp cận biện pháp pháp lý này, vì Việt Nam cũng đang muốn khẳng định chủ quyền trên các quần đảo ở Biển Đông. Lúc đó nếu Việt Nam tiếp tục giữ im lặng thì sẽ gây tổn hại cho quyền lợi của mình”, ông Franckx cho hay.
Vị giáo sư người Bỉ này còn nói thêm rằng do đến từ một quốc gia nhỏ bé, nên ông nhận thức được rằng luật phát quốc tế là “công cụ để bảo vệ cho bên yếu tốt hơn”.
Video đang HOT
“Chính vì vậy việc tòa trọng tài về luật biển trong vụ Philippines kiện Trung Quốc đưa ra quyết định mình có thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ có vai trò rất lớn và nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế”, giáo sư nói.
“Kể cả khi cơ quan tài phán không giải quyết được vấn đề chủ quyền trong vụ kiện này, họ cũng sẽ đưa ra được hướng giải quyết và khung pháp lý để giải quyết các tranh chấp tương tự. Khung pháp lý hiện nay có những điểm chưa rõ ràng, nên các bên vẫn tiếp tục đôi co và nói theo cách có lợi cho mình. Nếu mọi thứ tiếp tục như hiện nay, luật sẽ chỉ phục vụ kẻ mạnh”, theo ông Franckx.
Với góc nhìn của một trọng tài viên của Tòa Trọng tài thường trực La Haye, giáo sư Franckx đã chê trách Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
“Thực tiễn pháp luật quốc tế cho thấy rõ ràng các quốc gia phải ngồi lại với nhau, đưa ra một thỏa thuận để tránh làm gia tăng căng thẳng trong những vấn đề tranh chấp. Trung Quốc có vẻ không thực sự làm tốt điều này”, ông nói.
“Tôi vừa đọc một bài báo sáng nay và thấy Nhật Bản đang khiếu nại việc Trung Quốc đặt giàn khoan dầu tại vùng biển hai nước đã có thỏa thuận không thực hiện các hoạt động nghiên cứu, khai thác trên đó. Điều này tương tự trường hợp Trung Quốc đặt giàn khoan tại Biển Đông năm ngoái. Nếu Trung Quốc nói rằng UNCLOS là một luật quốc tế mà họ tôn trọng, đây chính là điều họ cần tôn trọng”, theo giáo sư Franckx.
Nhận xét về tố cáo của Philippines cho rằng hoạt động xây đảo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông phá hủy các rạn san hô, trọng tài viên của Tòa Trọng tài thường trực La Haye cho rằng đã có hội thảo chứng minh điều này.
“Vừa qua ở Brussels chúng tôi có tổ chức một hội thảo về vấn đề xây dựng đảo nhân tạo trên biển, có một nhà khoa học Mỹ đã chứng minh rằng việc xây dựng này gây thiệt hại nghiêm trọng đối với rạn san hô”, giáo sư Franckx cho biết.
“Tất nhiên ở đây, vấn đề quan trọng là phải chứng minh hành vi vi phạm về quy định đối với bảo vệ môi trường. Tòa công lý quốc tế (ICJ) hiện nay chưa có quan điểm rõ ràng về vấn đề này. Vì vậy vấn đề vi phạm quy định về môi trường trên sẽ là điểm bổ sung trong các cuộc tranh luận trước tòa (nếu có). Tuy nhiên vào thời điểm này đó không phải vấn đề pháp lý chính”, ông nói.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Trung Quốc lại hối thúc Philippines rút đơn kiện 'đường lưỡi bò'
Trung Quốc hôm nay kêu gọi Philippines rút lại vụ kiện tại tòa trọng tài Liên Hợp Quốc về "đường lưỡi bò" ở Biển Đông và trở về bàn đàm phán song phương.
Triệu Giám Hoa, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines. Ảnh: Philstar
"Chắc chắn là tôi hy vọng về điều đó, rằng phía Philippines sẽ ngồi lại với chúng tôi vì một cuộc thương lượng hòa bình", Triệu Giám Hoa, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, hôm nay nói khi được hỏi liệu Manila có nên rút vụ kiện tại tòa ở The Hague, Hà Lan hay không.
"Cuộc thương lượng có thể đòi hỏi sự kiên nhẫn, mất thời gian, nhưng đó là cách duy nhất, một giải pháp hòa bình thông qua đối thoại song phương", đại sứ Trung Quốc cho hay.
Trung Quốc nhiều năm nay khẳng định tranh chấp với các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông cần được giải quyết song phương. Tuy nhiên, tuyên bố chủ quyền của nước này lần đầu tiên bị thách thức về pháp lý khi Tòa án Trọng tài Quốc tế ở Hà Lan bắt đầu phiên điều trần đối với đơn kiện Philippines nộp năm 2013.
Một đội pháp lý của Philippines, trong đó có hai luật sư Mỹ, hồi tháng này giải trình trước tòa trọng tài rằng đây chính là nơi giải quyết tranh chấp do Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển quy định, một văn kiện cả hai nước đều đã ký. Philippines đang tìm cách thực thi quyền khai thác tại vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ bờ biển, theo quy định của công ước.
Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện. Nước này hồi tháng 12 năm ngoái ra văn kiện về lập trường của mình đối với vụ kiện. Trung Quốc cho rằng tranh chấp không nằm trong phạm vi điều chỉnh của công ước vì nó là vấn đề chủ quyền, không phải quyền khai thác.
Trọng Giáp
Theo Reuters
Philippines: Bắc Kinh đang 'lừa dối những người Trung Quốc tử tế' Trước tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc bảo rằng nước này là một nạn nhân trong vấn đề Biển Đông, Bộ Quốc phòng Philippines nói chính quyền Trung Quốc "bị rối vì liên tục bóp méo sự thật và tìm cách lừa dối những người Trung Quốc tử tế" . Người dân Philippines biểu tình phản đối hành vi của Trung Quốc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Biden đã không tầm soát ung thư tuyến tiền liệt trong hơn 10 năm

Lầu Năm Góc nâng cấp năng lực đối phó tên lửa bội siêu thanh

Sau bê bối biển thủ tiền công đức, Thái Lan tìm cách giám sát tài sản của chùa

Trung Quốc tập trận đổ bộ, điều máy bay, tàu ra eo biển Đài Loan

Tăng cường kết nối điện sau sự cố nghiêm trọng trên bán đảo Iberia

Mexico: Vụ sát hại các quan chức được lên kế hoạch cẩn thận

Thời tiết mát mẻ, tranh thủ lên đồ layer để sành điệu và trẻ trung như phụ nữ Hàn

Yếu tố kinh tế đằng sau quyết định dừng trừng phạt Nga của Tổng thống Trump

Phần Lan: 2 năm thay đổi toàn diện về an ninh và quốc phòng sau khi gia nhập NATO

Mỹ điều tàu, máy bay đến Biển Đông tập trận với Philippines

Tàu sân bay Mỹ lập kỷ lục về không kích trong chiến dịch chống Houthi

Trung Quốc phản ứng mạnh với biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển 140kg ma túy
Pháp luật
18:40:32 22/05/2025
Điều ít biết về thiếu gia Đỗ Quang Vinh và bí mật của gia đình bầu Hiển
Netizen
18:22:53 22/05/2025
HLV Kim Sang-sik 'quay xe', triệu tập Công Phượng lên tuyển Việt Nam
Sao thể thao
17:43:10 22/05/2025
Phim của Lý Hiện nhận phản ứng dữ dội vì tình tiết gây sốc
Hậu trường phim
17:31:46 22/05/2025
Kiểu váy 2 dây được bạn gái Hiệp Gà tích cực lăng xê
Phong cách sao
17:04:28 22/05/2025
TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá
Tin nổi bật
16:40:43 22/05/2025
Phát hiện 100 kg vàng trong giếng cạn ở Trung Quốc
Lạ vui
16:01:34 22/05/2025
'Bộ 5 siêu đẳng cấp' và sự trở lại của ảnh đế Yoo Ah In trong bom tấn siêu nhiên chưa từng thấy
Phim châu á
15:44:21 22/05/2025
Toyota ra mắt mẫu RAV4 tích hợp hệ thống phần mềm mới
Ôtô
15:28:00 22/05/2025
Honda lập kỷ lục về doanh số với hơn 20 triệu chiếc xe máy bán ra trong một năm
Xe máy
15:27:04 22/05/2025