Trọng tài kiện LĐBĐ Kenya vì bị hỏng “cậu nhỏ”
Mới đây, trọng tài người Kenya, Martin Wekesa Wamalwa đã đâm đơn kiện Liên đoàn bóng đá nước này đòi bồi thường 156.000 bảng vì bị hỏng tinh hoàn khi cầm còi ở một trận đấu.
Mọi chuyện bắt đầu từ viêc trọng tài được phân công bắt chính trận đấu giữa các Admiral và Sparki Youth diễn ra hồi tháng 9.2012.
Do bất bình với quyết định của trọng tài Wamalwa, HLV Kajembe của đội Sparki Youth đã lao vào sân và tấn công “vùng kín” của vị trọng tài này.
“Đòn” độc của HLV Kajembe khiến “cậu nhỏ” của trọng tài Wamalwa bị tổn thương nặng. Trọng tài này được đưa đi tới bệnh viện cấp cứu. Trận đấu bị hủy bỏ và HLV Kajembe bị bắt giam sau đó.
Tại bệnh viện các bác sỹ kết luận, tinh hoàn của Wamalwa đã bị hỏng hoàn toàn. Trọng tài này không còn khả năng sinh hoạt tình dục.
Video đang HOT
“Đó là khoảnh khắc khủng khiếp nhất trong cuộc đời tôi. Tôi không thể diễn tả hết sự đau đớn mình đã gặp phải khi đó, nhưng thật may tôi vẫn sống sót”, Wamalwa chua xót chia sẻ sau khi nhận tin dữ từ các bác sỹ.
“Tôi đã ngất sau khi bị tấn công vào bộ phận nhạy cảm. Ảnh hưởng về tinh thần và thể chất mà tôi đã phải trải qua là rất lớn. Thậm chí tôi còn trở thành đề tài chế giễu của nhiều người trong thị trấn”. Được biết trọng tài Wamalwa đã có gia đình riêng.
Bức xúc, trọng tài này đã quyết định đâm đơn kiện Liên đoàn bóng đá Kenya đòi bồi thường số tiền lên tới 20 triệu shilling Kenya tương đương 156.000 bảng.
Theo TTVH
Du đấu các CLB: Trò chơi hai mặt
Hết năm này sang năm khác, các câu lạc bộ hàng đầu châu Âu luôn ra rả điệp khúc than phiền rằng mùa bóng diễn ra quá dài, với quá nhiều trận đấu. Thậm chí, một số đội bóng còn phản ứng, với lý do bảo vệ chính họ, bằng cách tung ra sân đội hình dự bị ở một vài trận đấu ít quan trọng.
Cuộc chiến vì lợi ích giữa câu lạc bộ với các liên đoàn bóng đá quốc gia cũng như châu lục và thế giới đã diễn ra suốt nhiều năm qua. Hiện tại, Hiệp hội các câu lạc bộ châu Âu (European Club Association, ECA), tổ chức mới ra đời vào tháng 1/2008 với quy mô lớn hơn và cách tổ chức chuyên nghiệp hơn nhằm thay thế cho nhóm G14 trước đây, đang nỗ lực đấu tranh để giảm số lần tập trung của các đội tuyển quốc gia từ 12 xuống còn chín đợt theo chu kỳ hai năm.
Lý giải cho nỗ lực này, ECA nói rằng họ đang làm tất cả để bảo vệ các câu lạc bộ cũng như cầu thủ khỏi tình trạng kiệt sức. Thực tế cho thấy, đúng là các cầu thủ đang bị quá tải bởi số lượng trận đấu quá lớn mỗi mùa giải. Có những người phải đá tới 60 trận/mùa, con số vượt quá sức chịu đựng của bất cứ người bình thường nào. Tuy nhiên, vấn đề là các câu lạc bộ liệu đã làm mọi cách để bảo vệ cầu thủ, tài sản quý giá của họ, như lời rao giảng của ECA?
Những gì đang diễn ra trong mùa hè này một lần nữa cung cấp các bằng chứng chống lại ECA trong cuộc chiến với các liên đoàn bóng đá quốc gia, châu lục và thế giới vì "lợi ích của các cầu thủ". Thay vì được nghỉ hè dài hơi để nạp lại năng lượng sau một mùa giải căng thẳng, các cầu thủ đang phải gồng mình tham gia những chuyến tập huấn và du đấu xuyên lục địa.
Một số câu lạc bộ châu Âu, như Real Madrid, Manchester City, AC Milan, Bayern Munich và Paris Saint-Germain, đang thực hiện những chuyến du đấu đến châu Á và Bắc Mỹ, bất chấp khoảng cách di chuyển xa vời vợi, những chuyến bay dài mệt mỏi và sự thay đổi khí hậu một cách đột ngột.
Các cổ động viên Manchester United đến chật sân trong một buổi tập của đội bóng ở Thượng Hải, Trung Quốc- Ảnh Getty
Trước tình huống này, ai cũng có thể đặt ra câu hỏi rằng liệu các cầu thủ sẽ có sự chuẩn bị cho mùa giải tốt hơn bằng cách di chuyển liên tục qua hàng chục ngàn cây số và đối mặt với hiện tượng lệch múi giờ sinh học, thay vì tập huấn quanh quẩn gần nhà? Câu trả lời có lẽ không khó.
Không có lý do nào giải thích thuyết phục cho những chuyến du đấu mùa hè của các câu lạc bộ châu Âu ngoài chuyện kiếm tiền. Mỗi đội bóng đều được trả hàng triệu USD cho việc di chuyển đến những lục địa bên ngoài châu Âu để đá các trận giao hữu.
Bên cạnh khoản phí ra sân, việc xuất hiện ở những miền đất xa lạ còn giúp các đội bóng mở rộng thị trường, qua đó tăng nguồn thu nhập thông qua việc bán đồ lưu niệm và đặc biệt là bán bản quyền truyền hình.
Ngày nay, đồng tiền đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bóng đá. Chỉ cần nhìn vào những gì mà Chelsea, Man City hay PSG làm trong vài năm qua là có thể thấy rõ sức mạnh của đồng tiền. Có tiền, câu lạc bộ sẽ có được những cầu thủ giỏi và đủ sức cạnh tranh các danh hiệu. Tuy nhiên, liệu các đội bóng có phải đi xa hàng nghàn cây số qua mỗi mùa giải như những gánh xiếc rong để tài khoản ngân hàng tăng thêm vài triệu USD?
Có lẽ, điều đó không thật sự cần thiết, dẫu rằng nó mang lại cơ hội tuyệt vời cho những khán giả cũng rất tuyệt vời ở châu Á hay Mỹ được chứng kiến các cầu thủ hàng đầu thế giới thi đấu. Nhưng trên thực tế, đấy là sứ mệnh của World Cup, hiện được tổ chức luân phiên bốn năm một lần ở các lục địa, chứ không phải của từng câu lạc bộ riêng lẻ.
Nếu thực sự muốn bảo vệ các cầu thủ khỏi sự mệt mỏi, các câu lạc bộ cần phải xem lại một cách nghiêm túc kế hoạch tập huấn và du đấu mùa hè của mình. Họ không thể đẩy Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) và các liên đoàn bóng đá quốc gia về một phía bằng một lý do, rồi lại tự bán lý do ấy cho một bên khác để đổi lấy tiền. Một mặt đấu tranh vì cầu thủ, mặt khác lại sử dụng chính cầu thủ làm công cụ kiếm tiền, rõ ràng các đội bóng châu Âu đang chơi trò hai mặt.
Tiền rất quan trọng, nhưng nếu muốn kiếm tiền, các câu lạc bộ vẫn có thể nhìn vào những giải đấu ít quan trọng, như các cúp quốc gia hay Europa League. Các giải thưởng bằng tiền mặt vẫn được trao hàng năm và thậm chí, nếu đầu tư bằng những cầu thủ tốt, các đội bóng có thể kiếm thêm nhiều khoản thu khác từ các mặt trận lâu nay vốn bị bỏ quên hoặc khinh rẻ này.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Varane tri ân Real và Mourinho Trong cảm xúc hạnh phúc lần đầu tiên được triệu tập vào ĐT Pháp, Raphael Varane đã gửi lời tri ân sâu sắc đến Real Madrid, và đặc biệt là HLV Jose Mourinho - người đã tạo điều kiện cho anh có cơ hội được khẳng định mình trong màu áo Los Blancos. Varane muốn gửi lời tri ân đến Mourinho - Ảnh:...