Trọng tài Đỗ Mạnh Hà và Nguyễn Văn Đông bị treo còi
Theo nguồn tin của PV Thanh Niên, chiều qua Ban trọng tài đã tiến hành mở băng 3 trận đấu có vấn đề về trọng tài (TT).
Trợ lý trọng tài Đỗ Mạnh Hà (cầm cờ) đã tước bàn thắng hợp lệ của SLNA, cứu Hải Phòng – Ảnh: Ngô Nguyễn
Kết luận cuối cùng đưa ra là các TT đều sai phạm. Trên sân Lạch Tray, tình huống khước từ bàn thắng của trợ lý Đỗ Mạnh Hà khi Belebe (SLNA) sút bóng và thủ môn Ngọc Tân (Hải Phòng) đấm vào lưới vì cho rằng bóng đi vòng từ ngoài biên ngang vào là không chính xác. Trợ lý Đỗ Mạnh Hà đã sai sót rất nặng khi nhận định pha bóng này nên sẽ bị đình chỉ làm nhiệm vụ 5-6 trận và BTC VPF sẽ xem xét thêm có thể sẽ không gọi trở lại làm nhiệm vụ sau này. Trên sân Ninh Bình, TT Nguyễn Văn Đông đã thổi phạt đền oan cho đội Hà Nội T&T khi tình huống phạm lỗi của Quốc Long với Văn Duyệt (Ninh Bình) là ngoài vòng cấm, nên sẽ bị treo còi 2 trận. Riêng trường hợp TT Ngô Quốc Hưng cũng đã được mổ xẻ rất kỹ về tình huống khoát tay ra hiệu cho trận đấu tiếp tục, khi cho rằng Thành Lương giả vờ ngã rồi bất ngờ quay ngược 180 độ thổi phạt đền SHB Đà Nẵng sau khi cho rằng Duy Lam phạm lỗi. Hiện vẫn chưa có kết luận cuối cùng về trường hợp này, nhưng có khả năng TT Hưng cũng sẽ bị phạt.
Theo Bưu Điện Việt Nam
VFF cho qua vụ ném pháo sáng ở sân Lạch Tray
BTC sân Lạch Tray bị phạt 20 triệu đồng do lỗi vi phạm an ninh, an toàn của trận đấu vòng 2 Super League.
Ban kỷ luật VFF xử lý các vụ pháo sáng theo cách chống chế dư luận. Ảnh: Thế Viên.
Theo quyết định kỷ luật vừa được VFF đưa ra chiều nay (12/1), lý do phạt BTC trận đấu 20 triệu đồng là "vi phạm an ninh, an toàn". Với nguyên nhân chung chung như vậy, dường như Ban kỷ luật muốn lờ đi quả pháo sáng được CĐV quá khích Hải Phòng ném xuống khu vực kỹ thuật của đội khách Navibank Sài Gòn.
Pháo sáng là điều cấm kỵ ở V-League và từng bị VFF xử rất mạnh tay. Tuy nhiên, khó khăn trong việc quản lý số ít fan quá khích Hải Phòng là nguyên nhân khiến lệch cấm này liên tiếp bị vi phạm. Nhiều giải pháp từng được đưa ra như tăng tiền phạt hay thậm chí là trừ điểm CLB Hải Phòng. Tuy nhiên, phương án cuối cùng được VFF chọn vẫn là "sống chung với lũ".
Pháo sáng vẫn sáng rực ở Lạch Tray mỗi tuần còn ban kỷ luật thì nghe ngóng tình hình, đánh giá mức độ sự việc và phản ứng của dư luận để đưa ra quyết định cho hợp tình hợp lý. Lấy lý do là chờ báo cáo, hồ sơ, tổ chức cuộc họp bàn, ban kỷ luật luôn chậm trễ trong các quyết định xử phạt. Gần một tuần sau khi mọi việc đã yên ắng, một mức phạt hành chính nhẹ nhàng được ban kỷ luật đưa ra để đóng khung sự việc.
Đó chính là cách làm của ban kỷ luật VFF với các vụ CĐV đốt pháo sáng vài năm qua và chiều nay, họ tiếp tục xử lý như thế. Có thể nói, kiểu làm việc chống chế dư luận của ban kỷ luật VFF chính là một trở lực cho sự phát triển của Super League và bóng đá Việt Nam.
Tại Super League nhiều năm qua, Lạch Tray luôn là sân có số lượng khán giả đông nhất. Không khí bóng đá thực sự đến với đất cảng nhờ sự cuồng nhiệt của người hâm mộ nơi đây. Fan Hải Phòng vừa nhận tin vui khi được xóa án phạt cấm đi cổ vũ ở sân khách ngay trước khi mùa giải mới bắt đầu. Tuy nhiên, ngay trận đầu tiên ở Lạch Tray mùa giải mới, sự cố đã xảy ra. Đây là một rủi ro của BTC sân đến từ một số ít CĐV quá khích, tạo hình ảnh phản cảm cho những người hâm mộ bóng đá chân chính Hải Phòng.
Pháo sáng bị cấm và đốt pháo sáng là coi thường các quy định kỷ luật. Nó đến từ một vài CĐV quá khích, bị xã hội phản đối và chính các khán giả Hải Phòng cũng lên án. Nếu xét về bản chất, hành động đốt pháo sáng và kiểu xử phạt của VFF giống nhau ở chỗ, coi thường dư luận. Kẻ đốt pháo sáng và người ở ban kỷ luật đều biết mình bị lên án nhưng vẫn thực hiện.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Pháo sáng chưa 'bay' về VFF Một lần nữa pháo sáng được CĐV Hải Phòng đốt lên từ cuối tuần trước. Thế nhưng đến chiều qua, Ban kỷ luật VFF vẫn chưa nhận được bất cứ báo cáo nào về hành vi này. CĐV Hải Phòng ném pháo sáng xuống sân trong trận đấu với Navibank Sài Gòn. Ảnh: Thế Kiên. Hà Nội và Hải Phòng chỉ cách nhau...