Trọng tài: ‘Danh Ngọc quá thiếu văn hóa’
Ông Ngô Quốc Hưng khẳng định mình xử lý đúng trong tình huống rút thẻ vàng thứ hai truất quyền thi đấu của tiền vệ Ninh Bình.
Tình huống trọng tài Ngô Quốc Hưng rút thẻ đỏ đuổi Danh Ngọc khỏi sân. Ảnh: GD.
Trong trận đấu giữa Ninh Bình và Sài Gòn FC ở vòng 10 V-League vừa qua, trọng tài chính Ngô Quốc Hưng đã rút thẻ vàng thứ hai truất quyền thi đấu của tiền vệ Danh Ngọc ở phút 88. Cho rằng bị trọng tài thổi phạt oan, tiền vệ Danh Ngọc sau đó đã luôn miệng chửi bới với những từ ngữ rất khó nghe nhằm vào trọng tài Ngô Quốc Hưng.
Trọng tài Ngô Quốc Hưng cho biết: “Tôi khẳng định quyết định rút thẻ vàng thứ hai với Danh Ngọc là hoàn toàn chính xác, đó rõ ràng là một tình huống ngã giả vờ trong vòng cấm. Các bạn có thể xem lại băng ghi hình thì thấy rõ tình huống đó diễn ra như thế nào”.
Tuy nhiên, khi được hỏi có nghe thấy những lời chửi tục tĩu của Danh Ngọc nhằm vào mình trong tình huống đó không thì trọng tài Hưng cho biết: “Lúc đó, tôi không nghe thấy Danh Ngọc chửi gì. Trưa nay, khi xem lại tình huống đó trên băng hình tôi mới thấy cậu ta có chửi bới gì đó. Nếu khi đó, tôi mà nghe thấy cậu ta chửi tôi như vậy thì tôi sẽ không bỏ qua, tôi sẽ viết báo cáo gửi lên cấp trên xem xét phạt cậu ta vì hành vi thiếu văn hóa đối với trọng tài”.
Dù không trực tiếp nghe thấy những lời chửi tục của Danh Ngọc, nhưng đứng trên khía cạnh một người hâm mộ, trước cảnh một cầu thủ rất trẻ có những lời lẽ vô văn hóa nhằm vào trọng tài, những người đáng tuổi cha, chú, trọng tài Ngô Quốc Hưng cho biết: “Đó là một hành vi rất láo của cầu thủ, thật không thể chấp nhận được, thiếu văn hóa đến như thế là cùng”.
Khi được hỏi về việc HLV Nguyễn Văn Sỹ của Ninh Bình phản ánh về quyết định xử lý của trọng tài chính trong tình huống đó là không chính xác, trọng tài Ngô Quốc Hưng cho rằng: “Đó chỉ là những sự bênh vực học trò của ông Sỹ, tôi khẳng định tình huống đó tôi đã xử lý đúng, tôi cũng không đứng sai vị trí như ông ý nói, đó rõ ràng là một pha ngã giả vờ của Danh Ngọc”.
Video đang HOT
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sự "mất nhân tính" đáng báo động trong văn hóa giao thông
Tình trạng ngang nhiên vượt đèn đỏ, lấn chiếm làn đường, say rượu bia vẫn lái xe hay tình trạng chen lấn xô đẩy khi lên xe buýt... chẳng còn xa lạ với người dân tham gia giao thông. Đây không những là hành vi vi phạm pháp luật mà còn là hành vi thiếu văn hoá, thiếu đạo đức.
Thậm chí, nét "thiếu văn hóa" này còn tạo nên sự nguy hiểm khôn lường trong khi tham gia giao thông. Đó là sự "mất nhân tính" gây tai nạn rồi bỏ chạy. Một tình trạng đáng báo động trong văn hóa giao thông.
Hiện tượng lái xe vi phạm giao thông hất tung cảnh sát lên nắp capo, kéo lê cảnh sát... không còn hiếm.
"Mất nhân tính" trong văn hóa giao thông
Có lẽ, chưa bao giờ, "gây tai nạn rồi bỏ chạy" do thiếu văn hóa giao thông lại xảy ra nhiều như hiện nay. Không còn là cãi cọ, chửi thề sau những va chạm nhỏ, có những người vi phạm giao thông gây tai nạn xong chạy "mất hút" bỏ mặc người khác bị ngã, chấn thương, thậm chí tử vong.
Có trường hợp lái xe vi phạm giao thông bị cảnh sát giao thông chặn lại thì hất tung cảnh sát lên nóc capo... Hiện tượng "hất tung" rồi "kéo lê" cảnh sát dưới gầm xe, lạnh lùng bỏ chạy không màng tới tình mạng con người trở nên "phổ biến". Phải chăng đó là sự mất nhân tính trong văn hóa giao thông?.
Ông Hoàng Ngọc Thanh - Phó chủ tịch Liên Đoàn lao động Việt Nam cho rằng "Mất tính người quan trọng nhất ở chỗ nếu người ta biết mình vi phạm, biết mình sai nhưng vẫn cố tình đâm chết người rồi bỏ chạy. Đó là tình trạng không những đáng báo động mà còn không thể chấp nhận được.
Ở một nước văn minh không thể chấp nhận được những người tự cho mình là những người giàu có, trọc phú, tự cho mình quyền vi phạm, coi thường pháp luật, coi thường mạng người, thể hiện sự thiếu văn hóa từ văn hóa giao thông cho tới lối sống thường ngày. Thật đáng buồn và không thể hiểu được!"
Ông Thân Văn Thanh Chánh văn phòng ủy ban ATGT Quốc gia cũng đồng quan điểm "Lĩnh vực an toàn giao thông hiện nay còn nhiều hành vi vô cùng nguy hiểm. Còn người tham gia giao thông đã vi phạm lại chống lại người thi hành công vụ, bất kì một người dân bình thường nào cũng phải lên án điều đó. Đó là sự vi phạm luật nghiêm trọng".
Tính trung bình, mỗi năm TNGT đã cướp đi 12.000 người, khiến trên 9.000 người bị thương, gây thiệt hại vô cùng lớn cho xã hội cả về vật chất và tinh thần, là nỗi đau thương mất mát và gánh nặng của biết bao gia đình có người bị TNGT. Và trong nhiều nguyên nhân dẫn đến TNGT như cơ sở hạ tầng, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông..., thì có một nguyên nhân chủ quan hết sức quan trọng, đó là ý thức tham gia giao thông, hơn nữa có thể nói, văn hoá giao thông đang "có vấn đề".
CSGT là những người đại diện cho pháp luật, chống lại CSGT cũng chính là chống lại pháp luật. Phải chăng, những người vi phạm giao thông họ không tôn trọng pháp luật, việc gây ra tai nạn đối với họ chỉ "nhẹ tựa lông hồng", rồi "lạnh lùng" phóng xe đi sau tai nạn là một điều hiển nhiên. Họ có còn là con người, còn có lương tâm khi trải qua cảm giác hất tung một con người rồi lại lôi họ vào gầm xe mà mà vẫn vít tay ga phóng đi?. "Văn hóa giao thông" xuống cấp trầm trọng như vậy sao?. Họ thấy như thế nào khi những người nằm dưới gầm xe không ai xa lạ chính là những người thân quen của họ?.
"Thiếu Văn hóa giao thông" không loại trừ trình độ...
Không phải hầu hết những người vi phạm giao thông gây tai nạn là những người kém hiểu biết về pháp luật và không có học thức. Bởi gần đây, ngày 7/3, tại ngã tư đường Trường Chinh - Giải Phóng, một nam thanh niên điều khiển xe máy BKS 30M4-5896, lạng lách, đánh võng đâm thẳng vào một chiến sĩ công an, đối tượng được xác định là nhân viên hợp đồng tại Bộ ngoại giao.
Tại sao một con người có trình độ, học thức lại có những hành động "thiếu văn hóa" như một kẻ vô học, thiếu hiểu biết như vậy?. Làm việc tại cơ quan nhà nước nhưng lại không thực thi pháp luật của nhà nước?. Liệu họ có xứng đáng đứng trong đội ngũ của Đảng, của nhà nước?.
Gần đây nhất là vụ tai nạn nghiêm trọng gây xôn xao dư luận tai nạn tại ngã tư Cửa Nam (Hà Nội), ngày 13/3. Tuy nhiên, Người đi xe máy vượt đèn đỏ bị ô tô tông ở ngã tư Cửa Nam (Hà Nội) là một thiếu uý công an. Nạn nhân sau cú tông đã bị hất tung lên, rơi xuống nắp capo ô tô rồi bị cuốn xuống gầm xe chạy 40m mới bật ra ngoài. Thiếu úy công an đang được cấp cứu tai bệnh viện Việt Đức trong tình trạng nguy kịch.
Sau khi vụ việc xảy ra, xem lại đoạn camera quay lại cảnh tai nạn hôm đó, có phần lỗi của người bị nạn, Nạn nhân phóng nhanh vượt đèn đỏ. Không tuân thủ pháp luật để "mang tật vào mình" là một điều không ai mong muốn kể cả người công an đó. Từ ý thức kém dẫn đến hành động, ứng xử khi tham gia giao thông còn kém, thiếu văn hoá chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT.
Ông Thân Văn Thanh Chánh văn phòng ủy ban ATGT Quốc gia cũng nhận định "Trong giới trẻ, hiện nay ý thức tự giác chấp hành luật giao thông còn kém, thể hiện ở kết quả rất rõ, khoảng 45% số vụ tai nạn giao thông liên quan tới người trẻ dưới 35 tuổi. Và trong giới trẻ phân ra hai loại, một loại là biết luật nhưng cố tình ngông nghênh vi phạm, một loại thứ hai là không biết luật. Loại cố tình ngông ngênh vi phạm thì phải bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc còn loại chưa biết thì phải phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn hành vi đó là sai"
Thực tế, "văn hóa giao thông" là một điều rất cần thiết nhưng nhiều người vẫn còn thiếu. Văn hóa giao thông đem lại quyền lợi cho người tham gia giao thông. Đó là việc bảo đảm an toàn tính mạng cho mọi người. Bởi vậy, văn hóa giao thông chính là một biện pháp hữu hiệu giúp bảo vệ sự an toàn cho người tham gia giao thông.
Từ năm 2011 cho tới nay, trên đị bàn Hà Nội xảy ra nhiều vụ tài xế taxi, xe tải chống đối, đẩy cảnh sát lên capo hoặc đầu xe rồi bỏ chạy.
Theo PLVN
Chiều 11/1, bị hai cảnh sát chặn vì đi vào đường cấm ở Cầu Am (quận Hà Đông, Hà Nội), tài xế xe tải không chịu rời khỏi cabin. Do đứng trước đầu xe nên cảnh sát còn bị chiếc xe tải đẩy đi một đoạn, trước sự chứng kiến của khá nhiều người dân. Khi xe đã vào được bãi, một thanh niên đã lăng mạ, đe dọa cảnh sát.
Cuối tháng 4, tại bùng binh Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi (Hà Nội), thấy tài xế không chấp hành hiệu lệnh, một cảnh sát giao thông đã nhảy lên đầu xe, bám vào cần gạt nước yêu cầu xuống xe xuất trình giấy tờ. Bỏ mặc yêu cầu này, tài xế xe tải tiếp tục lái xe đi một quãng đường dài trước khi bị chốt cảnh sát chặn lại.
Chiều 30/6, phát hiện taxi của hãng Thành Công vượt đèn đỏ tại ngã 3 Nguyễn Trãi - Nguyễn Quý Đức (Hà Nội), một cảnh sát giao thông đội 7 đã ra hiệu lệnh dừng xe. Nhưng tài xế vẫn lao tới, hất cảnh sát lên capo rồi bỏ chạy khiến người đi đường náo loạn.
Theo PLVN
IU liệu có thành công tại Nhật Bản? Rà soát những nghệ sĩ sẽ có mặt trong các chương trình Music Bank (24/02), Music Core (25/02) và Inkigayo (26/02), người ta không thấy cái tên Block B sẽ tham gia trình diễn. SBS, KBS, MBC hạn chế Block B xuất hiện trên truyền hình Trong tuần qua, trong các chương trình ca nhạc phát sóng trên 3 kênh truyền hình lớn...